Soạn Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Soạn Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Nhằm giúp các em học sinh ôn tập tốt hơn cho kì thi học kì 2 môn Ngữ văn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số gợi ý trả lời các câu hỏi bài Ôn tập học kì 2 trang 124 sách văn 10 Kết nối tri thức để các em khái quát lại các nội dung đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 2.

Soạn Ôn tập học kì 2 trang 124 - Hệ thống hóa kiến thức đã học

Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học Văn 10 tập 2 trang 124 KNTT

Câu 1 trang 124 SGK Văn 10 tập 2 KNTT

Loại văn bản và thể loại văn bản nào đã được học trong học kì II? Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại đó.

Trả lời

STT

Thể loại

Các văn bản đọc

1

Văn bản thông tin

Tác gia Nguyễn Trãi

2

Cáo

Bình Ngô đại cáo

3

Thơ Đường luật biến thể

Bảo kính cảnh giới, bài 43

4

Thơ ngũ ngôn bát cú

Dục Thúy sơn

5

Thơ Đường luật biến thể

Ngôn chí, bài 3

6

Thơ thất ngôn bát cú

Bạch Đằng hải khẩu

7

Tiểu thuyết

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

8

Truyện ngắn

Dưới bóng hoàng lan

9

Truyện ngắn

Một chuyện đùa nho nhỏ

10

Truyện ngắn

Con khướu sổ lồng

11

Văn bản thông tin

Sự sống và cái chết

12

Văn bản thông tin

Nghệ thuật truyền thống của người Việt

13

Văn bản thông tin

Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My)

14

Văn bản thông tin

Tính cách của cây

15

Văn bản nghị luận

Về chính chúng ta

16

Thơ

Con đường không chọn

17

Văn bản nghị luận

Một đời như kẻ tìm đường

18

Văn bản nghị luận

Mãi mãi tuổi hai mươi

Câu 2 trang 124 SGK Văn 10 tập 2 KNTT

Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” có những điểm gì đặc biệt so với các bài học khác?

Trả lời

Điểm đặc biệt của bài 6 so với những bài học khác là bài 6 học về tác giả Nguyễn Trãi cùng với các tác phẩm tiêu biểu của ông còn các bài học khác học về các văn bẳn, tác phẩm theo chủ đề hoặc theo thể loại văn bản.

Câu 3 trang 124 SGK Văn 10 tập 2 KNTT

Qua những văn bản được đọc và phân tích ở Bài 7, những kiến thức nào ở thể loại truyện được chú ý bổ sung, nhấn mạnh (so với những bài học về truyện trước đó)?

Trả lời

Người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc một hình thức tự xưng tương đương. Tuỳ theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện”. Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn trị (không biết hết mọi chuyện), trừ trường hợp ở vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết" của mình.

- Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cột truyện và chỉ được nhận biết qua lời kể. Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy có khả năng trở thành người kể chuyện toàn tri (biết hết mọi chuyện), song người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng quyền năng toàn trị hay không còn tuỳ thuộc vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của từng tác phẩm.

- Người kể chuyện, dù ở ngôi thứ nhất hay thứ ba, đều kể chuyện từ điểm nhìn nhất định, qua hệ thống lời kể. Lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, có chức năng khắc hoạ bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật. Lời của người kể chuyện phân biệt với lời của nhân vật, được hiểu là lời nói gắn với ý thức và cách thể hiện của nhân vật trong hình thức lời nói trực tiếp hay gián tiếp.

- Từ điểm nhìn và hệ thống lời người kể chuyện, lời nhân vật, các phương diện của bức tranh đời sống và nhân vật được hiển hiện để người đọc tri nhận. Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học.

Câu 4 trang 124 SGK Văn 10 tập 2 KNTT

Hãy thống kế các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập hai. Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp bạn những gì trong việc đọc các văn bản thông tin và viết bản nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng?

Trả lời

- Các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập 2 là:

+ Thực hành từ Hán Việt.

+ Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê.

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.

+ Thực hành sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ.

- Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp tôi hiểu hơn về cách đọc các văn bản thông tin, tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn; biết cách viết bản nội duy, bản hướng dẫn nơi công cộng đúng và khoa học hơn.

Câu 5 trang 124 SGK Văn 10 tập 2 KNTT

Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai gồm những kiểu bài viết nào? Hãy nhắc lại tên các kiểu bài viết và yêu cầu chung của từng kiểu bài.

Trả lời

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài viết

1

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.

- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận.

- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí, sử dụng

các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

2

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

- Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Nêu được nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm.

- Nêu được nét riêng về chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đề và các nhân vật trong tác phẩm (chủ đề đã chi phối sự lựa chọn, miêu tả nhân vật như thế nào, nhân vật đã phát triển và khơi sâu chủ đề ra sao,...)

- Đánh giá khái quát về thành công hay hạn chế của tác phẩm nhìn từ mối quan hệ giữa chủ đề và nhân vật.

- Phát biểu được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm đối với bản thân.

3

Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

- Văn bản phải có cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với mẫu cấu trúc chung của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Nội dung văn bản thể hiện rõ những hành vi cần thực hiện, không được thực hiện trong không gian công cộng, phù hợp với yêu cầu, quy định của cơ quan, tổ chức ban hành, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Ngôn ngữ khách quan, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

4

Viết bài luận về bản thân

- Xác định rõ luận đề của bài viết.

- Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.

- Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua.

- Có giọng điệu riêng, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết, thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẩm cho bạn đọc

Câu 6 trang 124 SGK Văn 10 tập 2 KNTT

Những nội dung nói và nghe nào đã được thực hiện với các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai? Nội dung nói và nghe nào khiến bạn hứng thú nhất? Vì sao?

Trả lời

- Những nội dung nói và nghe đã được thực hiện với các bài học trong SGK Ngữ văn 10, tập hai là:

+ Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau.

+ Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau.

+ Thảo luận về một văn bản nội quy hay văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

+ Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ.

Nội dung nói vè nghe tôi thấy hứng thú nhất là Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ. Vì khi thực hành nội dung này, tôi được học thêm về cách sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ, sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ dễ dàng hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 158
0 Bình luận
Sắp xếp theo