Phân tích Bạch Đằng hải khẩu
Phân tích bài thơ Cửa biển Bạch Đằng
Bài thơ “Bạch Đằng hải khẩu” được rút từ tập thơ “Ức Trai thi tập” có 105 bài thơ chữ Hán của tác giả Nguyễn Trãi. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bao trùm cảm xúc của bài thơ Bạch Đằng hải khẩu chính là niềm tự hào, cảm xúc lịch sử của tác giả về dòng sông gắn liền với chiến thắng lịch sử lẫy lừng năm xưa. Sau đây là dàn ý phân tích bài thơ Cửa biển Bạch Đằng cùng với bài văn mẫu phân tích Bạch Đằng hải khẩu hay và chi tiết giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm.
1. Nội dung văn bản Bạch Đằng hải khẩu
Vẻ đẹp không gian rộng lớn, kì vĩ của sông Bạch Đằng, nơi đã chứng kiến bao thay đổi vang dội, lịch sử của dân tộc cũng là nơi. Tác giả đứng trước dòng sông và hồi tượng lại những quá khứ, dĩ vãng một thời không khỏi nuối tiếc, xót xa.
2. Dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
2.1. Phân tích, đánh giá cảm hứng chủ đạo và mạch cảm xúc của tác phẩm:
- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu đất nước và niềm tự hào về lịch sử dân tộc.
Mạch cảm xúc: đi từ tự hào đến trăn trở, bâng khuâng.
2.2. Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn ngữ được sử dụng:
2.2.1. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.
a. Không gian rộng lớn, kì vĩ của dòng sông Bạch Đằng:
- Hình ảnh thơ gợi hình, gắn liền với thiên nhiên: "gió bấc", "khí", "cửa biển".
- "Gió bấc thổi trên biển, khí nổi cuồn cuộn":
+ "Gió bấc": từ chỉ thời gian mùa đông.
+ Từ láy "cuồn cuộn" diễn tả chuyển động mạnh mẽ của gió, lớp này nối tiếp lớp khác.
=> Câu thơ diễn tả cảnh biển dữ dội, hùng vĩ.
- Đối lập với sự mênh mông, rộng lớn của biển là hình ảnh cánh buồm nhẹ nhàng lướt qua cửa biển Bạch Đằng. Câu thơ "Kinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng" mang nét thơ mộng, trữ tình với hình ảnh cánh "cánh buồm thơ" và từ ngữ "nhẹ giương".
b. Dấu ấn lịch sử trên con sông Bạch Đằng:
- Núi, sông, bờ bãi hiện lên thông qua các hình ảnh: "cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ", "núi uốn lượn quanh co", "bờ xếp chồng lởm chởm", "cây giáo bị chìm", "chiếc kích bị gãy".
=> Hình ảnh thơ khắc họa địa thế hiểm trở của biển Bạch Đằng.
"Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,/ Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng":
+ "Cá sấu", "cá kình" ẩn dụ cho quân xâm lược kết hợp với từ "bị chặt", "bị mổ" đã diễn tả sự thất bại của quân giặc.
+ Từ "lởm chởm" diễn tả có nhiều mũi nhọn đâm lên, xếp chồng lên nhau. Bờ bãi kéo dài như giáo gươm của giặc bị dân ta đánh chìm, chất đống mà thành.
=> Cửa biển Bạch Đằng vừa mang nét đẹp hùng vĩ vừa là nơi ghi dấu những chiến tích oai hùng của dân tộc.
c. Chiến tích của các vị anh hùng dân tộc trên con sông Bạch Đằng:
- Câu thơ "Quan hà bách nhị do thiên thiết":
+ Tác giả dẫn chữ trong "Sử kí" của Tư Mã Thiên nhằm khẳng định sự tài ba, mưu lược của các vị anh hùng khi đã biết dựa vào địa hình núi sông hiểm trở để lập nên kì tích lớn.
- "Hào kiệt công danh thử địa tằng": câu thơ nhắc đến các anh hùng dân tộc từng lập nên kì tích trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền đuổi đánh quân Nam Hán năm 938 và cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1288 của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
=> Cảm xúc tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.
2.2.2. Sự suy ngẫm của tác giả về lịch sử:
- "Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ":
+ "Ôi" là từ cảm thán diễn tả sự tiếc nuối của tác giả khi nhìn lại những việc đã qua.
- "Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng": đứng trước khung cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng, tác giả suy tư về việc cũ, về những chiến công hiển hách của anh hùng mà lòng bâng khuâng, không thể diễn tả hết bằng lời.
2.3. Đánh giá tác phẩm:
2.3.1. Về nội dung:
- Bài thơ thể hiện niềm tự hào của tác giả Nguyễn Trãi về con sông Bạch Đằng - nơi lưu dấu nhiều chiến tích vang dội của cha ông.
- Đồng thời ca ngợi những vị anh hùng dân tộc đã có công với đất nước.
2.3.2. Về nghệ thuật:
- Phép đối, phép đảo đặc sắc.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của tác phẩm.
3. Phân tích Bạch Đằng hải khẩu
Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới bởi tài năng thiên phú cùng những đóng góp lớn lao. Là một nhà văn hóa kiệt xuất và lỗi lạc, những trang văn của ông đã góp phần tô đậm lịch sử hào hùng, vẻ vang của đất nước. Bài "Bạch Đằng hải khẩu" ("Cửa biển Bạch Đằng") đã thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với chiến công lịch sử và các vị anh hùng xưa.
Sau vụ án "Lệ chi viên", các tác phẩm của Nguyễn Trãi còn sót lại không nhiều. "Bạch Đằng hải khẩu" là một trong những thi phẩm được nhà thơ viết bằng chữ Hán. Lấy cảm hứng từ trang sử hào hùng của dân tộc lịch sử, Nguyễn Trãi thể hiện niềm tự hào và tình yêu đất nước sâu sắc. Cảm xúc trong bài thơ đi từ hãnh diện đến trăn trở, bâng khuâng.
Trong sáu dòng đầu tiên, thi nhân bộc lộ sự tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông. Ở hai câu đầu, không gian rộng lớn, kì vĩ của dòng sông Bạch Đằng được khắc họa qua các hình ảnh gắn liền với thiên nhiên: "gió bấc", "khí", "cửa biển". "Gió bấc" chính là cách gọi của dân gian, dùng để chỉ thời tiết mưa lạnh vào mùa đông. Trong khi đó, từ láy "cuồn cuộn" lại diễn tả chuyển động mạnh mẽ của gió. Khí trời cứ ào ào, lớp này tiếp nối lớp khác. Như vậy, câu thơ đã diễn tả được sự hùng vĩ, dữ dội của cửa biển Bạch Đằng lúc vào đông. Đối lập với sự mênh mông, rộng lớn của biển là hình ảnh cánh buồm nhẹ nhàng lướt qua. Câu thơ "Kinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng" mang nét thơ mộng, trữ tình với hình ảnh cánh "cánh buồm thơ" và từ ngữ "nhẹ giương".
Trên con thuyền, nhân vật trữ tình đưa mắt quan sát cảnh vật xung quanh. Cảnh núi, sông, bờ bãi hiện lên thông qua các hình ảnh: "cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ", "núi uốn lượn quanh co", "bờ xếp chồng lởm chởm", "cây giáo bị chìm", "chiếc kích bị gãy". Với lối đảo ngữ và so sánh độc đáo, nhà thơ đã diễn tả địa hình hiểm trở nơi Bạch Đằng. Từng ngọn núi uốn lượn quanh co như con cá sấu, cá kình bị chặt ra làm nhiều khúc. Còn bờ bãi thì xếp chồng lên nhau, dày đặc. Tuy nhiên, ý thơ không chỉ đơn thuần khắc họa địa thế mà còn nhắc về mảnh đất chiến địa. Thông thường, từ "kình ngạc" dùng để chỉ hai loài vật dữ sống ở nước là cá voi và cá sấu. Nhưng trong thơ ca, "từ kình ngạc" lại ẩn dụ cho giặc dữ. Hình ảnh "cá sấu", "cá kình" kết hợp với từ "bị chặt", "bị mổ" đã nhấn mạnh vào sự thất bại của quân giặc. Ở dòng tiếp theo "Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng", từ láy "lởm chởm" diễn tả có nhiều mũi nhọn đâm lên, xếp chồng lên nhau. Bờ bãi kéo dài như giáo gươm của giặc bị dân ta đánh chìm, chất đống mà thành. Cửa biển Bạch Đằng lúc này vừa mang nét đẹp hùng vĩ vừa là nơi ghi dấu những chiến tích oai hùng của dân tộc.
Đến với câu năm và sáu, tác giả gợi nhắc về chiến tích của các vị anh hùng dân tộc trên con sông Bạch Đằng. Trong câu thơ "Quan hà bách nhị do thiên thiết", thi nhân dẫn chữ trong "Sử kí" của Tư Mã Thiên nhằm khẳng định sự tài ba, mưu lược của các vị anh hùng khi đã biết dựa vào địa hình núi sông hiểm trở để lập nên kì tích lớn. Tiếp đến, ông khẳng định và nhắc đến các anh hùng dân tộc từng lập nên chiến công trên sông Bạch Đằng. Đó chính là hình ảnh Ngô Quyền đuổi đánh quân Nam Hán năm 938. Hay còn là cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Hai câu thơ đã cho thấy cảm xúc tự hào của Nguyễn Trãi về những trang sử hào hùng, lừng lẫy.
Ở hai câu cuối cùng, người đọc sẽ thấy được sự biến chuyển trong cảm xúc của nhà thơ. Hai câu thơ mang nặng suy tư, suy ngẫm của nhân vật trữ tình về lịch sử, thế sự. Từ cảm thán "ôi" ở câu thơ "Việc cũ ngoái đầu nhìn lại, ôi đã qua rồi" chính là sự tiếc nuối của tác giả khi nhìn lại những việc đã qua. Bây giờ, tất cả mọi thứ chỉ còn là quá khứ, thuộc về một thời xa xôi. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng, tác giả suy tư về việc cũ, về những chiến công hiển hách của anh hùng mà lòng trí bâng khuâng, không thể diễn tả hết bằng lời "Tới bên dòng ngắm cảnh, ý khôn nói xiết".
Với thể thơ thất ngôn bát cú, phép đối, phép đảo đặc sắc, từ ngữ giàu sức gợi hình cùng sự kết hợp tài tình giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận, Nguyễn Trãi muốn ca ngợi những vị anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Bài thơ là niềm tự hào của tác giả về con sông Bạch Đằng - nơi lưu dấu nhiều chiến tích vang dội.
Là một tài năng lỗi lạc hiếm có, Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm có giá trị. Bài thơ là sự kết tinh của một tư tưởng tiến bộ và tấm lòng "yêu nước, thương dân", "trung quân ái quốc". Chắc chắn "Bạch Đằng hải khẩu" sẽ luôn sống mãi theo dòng chảy của thời gian.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
- Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
- Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời
- Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục lớp 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chữ người tử tù trang 21
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 28
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 29
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 35 Kết nối tri thức
- Soạn Văn 10 trang 37 tập 1 KNTT
- Soạn bài Chùm thơ Hai-cư ngắn nhất
- Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình chậm rì của con ốc trong bài thơ của Ít-sa
- Top 3 đoạn văn trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai cư
- Bình luận về triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên qua bài thơ của Chi y ô
- Phân tích chùm thơ Hai-cư Nhật Bản lớp 10
- Khoảnh khắc trong bài thơ của Ba sô gợi cảm xúc gì ở người đọc?
- Soạn bài Thu hứng ngắn nhất
- Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 ngắn nhất
- Top 4 đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài Mùa xuân chín
- Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín
- Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín
- Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào?
- Hình ảnh, nhịp vần trong bài Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trữ tình?
- Mùa xuân chín đọc hiểu
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân chín hay, ngắn gọn
- Phân tích bài thơ Mùa xuân chín lớp 10 siêu hay
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trang 53
- Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 58 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ trang 61
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 67 Kết nối
- Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 70 KNTT tập 1
- Soạn bài Cánh đồng Kết nối tri thức trang 71
- Soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lớp 10 KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm ngắn nhất
- Top 5 mẫu đoạn văn về sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
- Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm Lớp 10 KNTT
- Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm
- Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và nghệ sĩ?
- Phân tích Yêu và đồng cảm lớp 10
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ Kết nối tri thức
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 10 tập 1 KNTT
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 (7 mẫu)
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói chuyện riêng
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ngủ gật trong lớp
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ lối sống thụ động
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại
- Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất
- Soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức ngắn gọn
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam siêu hay
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi lớp 10
- Soạn bài Bình Ngô đại cáo Kết nối tri thức
- Soạn bài Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới lớp 10 KNTT
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 26
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
- Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
- Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
- Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10
- Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức
- Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 KNTT
- Phân tích Con khướu sổ lồng
- Viết bài văn nêu cảm nhận của anh chị về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa lớp 10
- Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?
- Để hiểu đúng nhân vật Huấn Cao, có nhất thiết phải biết tường tận về Cao Bá Quát
- Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 68 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Soạn bài Sự sống và cái chết
- Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
- Soạn văn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Viết một văn bản nội quy hoặc một bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 Kết nối
- Nói và nghe Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Đọc hiểu Dì Hảo có đáp án
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức 2023
- Củng cố mở rộng lớp 10 trang 95 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Tính cách của cây
- Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất
- Soạn bài Con đường không chọn Kết nối tri thức
- Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất
- Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) Kết nối tri thức
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Kết nối tri thức
- Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
- Củng cố mở rộng trang 120 Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi
- Soạn Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Kết nối tri thức - Luyện tập và vận dụng
- Nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi
- Nghị luận về tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa trong hành trình rèn luyện trưởng thành
- Cái hay của tác phẩm nằm ở đâu?
- Tự tìm hiểu mình có dễ không và làm thế nào để tìm hiểu?
- Viết bản nội quy nơi công cộng xây dựng môi trường sống lành mạnh có văn hóa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 KNTT
Top 5 bài phân tích Hiền tài là nguyên khí quốc gia siêu hay
Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp?
Đoạn văn Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu
Tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt
Nhận thức nào từ văn bản Về chính chúng ta mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình?
Viết bài luận về bản thân lớp 10 Kết nối tri thức