Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10 hay nhất
Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền Kết nối tri thức
- Soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền tác giả tác phẩm
- Soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10 ngắn nhất
- 1. Tóm tắt Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- 2. Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?
- 3. Bạn đã từng đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà nhân vật trong đó là một người có uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy
- 4. Đọc hiểu văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Trả lời câu hỏi trang 45 SGK văn 10 tập 2 KNTT
- Kết nối đọc - viết trang 45 SGK văn 10 KNTT tập 2
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10 - Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền là văn bản được trích từ tác phẩm Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô. Văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền hiện nay đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 2 bộ Kết nối tri thức. Sau đây là mẫu soạn Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức trang 39 bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền, mời các bạn cùng tham khảo.
- Phân tích Ngôn chí Nguyễn Trãi
- Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
- Tóm tắt Những người khốn khổ V. Huy Gô
Soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền tác giả tác phẩm
1. Tác giả
1.1. Con người và cuộc đời
- V. Huygô (1802- 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp TK XIX
- Ông sinh ra trong một gia đình phức tạp về tư tưởng, trong một thời đại nước Pháp bão tố rối ren về chính trị.
- Tư tưởng có sự chuyển biến từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ đứng về phía nhân dân, mang một niềm khát khao tự do và trái tim tràn đầy yêu thương
- Là nhà văn được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới 9/1985
1.2. Sự nghiệp
Là một trong những nhà văn, nhà thơ lãng mạn tiêu biểu ở Pháp ở thế kỉ XIX; hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương.
+ Đánh giá: “thần đồng thơ ca”, “người khổng lồ” và “một thiên tài sáng tạo”.
+ Phong cách sáng tác hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương.
=> V. Huy-gô chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
2. Tiểu thuyết: “Những người khốn khổ”
2.1. Xuất xứ:
Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng “Những người khốn khổ”.
2.2. Hoàn cảnh sáng tác
+ Ngay từ 1829,V.Huy-gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau năm 1830 Huy-gô đặc biệt chú ý đến các vấn đề xã hội (phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, sự sa đoạ của con người). Huy-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, thoạt đầu gọi là “Những cảnh cùng khổ” và hoàn thành vào năm 1861.
+ Được xuất bản năm 1862.
Soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10 ngắn nhất
1. Tóm tắt Người cầm quyền khôi phục uy quyền
2. Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?
Một con người có uy quyền phải là một người có tấm lòng nhân hậu; có tiếng nói mạnh mẽ, hành động quyết liệt đáng tin cậy và khiến kẻ ác phải lo sợ, hãi hùng.
3. Bạn đã từng đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà nhân vật trong đó là một người có uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy
Một nhân vật có uy quyền: Nhân vật hiệu trưởng Albus Dumbledore trong tiểu thuyết “Harry Potter”. Trong truyện, nhân vật được xây dựng là pháp sư vĩ đại và xuất chúng nhất mọi thời, đến Chúa tể Hắc Ám cũng phải kính nể và e sợ, là một vị hiệu trưởng đáng kính của trường học pháp thuật. Nhân vật tạo nên uy quyền bằng tài năng xuất chúng.
4. Đọc hiểu văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
1. Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?
- Trong truyện, Phăng-tin là một nữ công nhân bất hạnh (nghèo khổ, phải bán tóc, bán răng để nuôi con).
- Hiện Phăng-tin đang nằm trên giường bệnh trong bệnh xá, đang hết sức ốm yếu; khao khát được gặp con trước khi mất.
2. Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?
- Giăng Van-giăng khi trở thành thị trưởng đã lấy tên là Ma-đơ-len. Nhưng để cứu một người vô tội bị nhận nhầm thành mình, Giăng Van-giăng đã đến tòa thú nhận thân phận thực.
- “Từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”, tức là Giăng Van-giăng đã quay trở về thành thơ xén cây bình thường khi xưa, không còn là thị trưởng uy quyền nữa.
3. Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve
+ Giọng điệu “man rợ, điên cuồng”
+ Giọng nói “không phải tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”
Qua giọng nói đã hé mở tính cách điên cuồng, tàn nhẫn, hung ác của nhân vật.
4. Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?
- Đối với Phăng-tin, Giăng Van-giăng là thị trưởng luôn làm việc thiện và giúp người nghèo, là hiện thân cho cái đẹp, cái thiện, là sự dũng cảm của chị: “Nhưng ông thị trưởng vẫn đứng đó. Chị còn sợ gì nữa?”
- Nhưng khi thấy tên chó săn tóm cổ Giăng Van-giăng, và “ông thị trưởng cúi đầu”, Phăng-tin tưởng như thấy cái thiện đang cúi đầu chịu thua cái ác. Chị thấy thế giới tốt đẹp này đã biến mất theo cái cúi đầu đó.
5. Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại
- Gia-ve: lời nói cộc lốc, quát nạt, nôn nóng, ép buộc (“Mau lên!”, “Nói to, nói to lên!”, “Ta bảo mày nói to lên cơ mà.”), khinh thường đối phương (cách xưng hô “ta-mày”).
- Giăng Van-giăng: lời nói nhẹ nhàng, lịch sự (cách xưng hô “tôi-ông”), bình tĩnh, kiên định.
6. Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe đến đứa con gái của mình?
- Phăng-tin có phản ứng mạnh khi nghe đến đứa con: chị “run lên bần bật”, các lời thoại liên tiếp cất lên, đều là những câu kết thúc bằng dấu chấm than, thể hiện cảm xúc dâng trào của chị
- Phăng-tin rất muốn, rất khao khát được gặp con gái mình trước khi mất.
7. Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng
Trong cuộc đối thoại với Phăng-tin, Gia-ve tỏ ý khinh thường Giăng Van-giăng khi nhắc đến quá khứ của Giăng Van-giăng: “Cái xứ chó đểu gì mà những thằng tù đi đày thì làm ông nọ ông kia”.
8. Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?
- Gia-ve run sợ trước sức mạnh của Giăng Van-giăng, khi Giăng Van-giăng tay không bẻ gãy cái gióng giường, và cầm cái gióng đó “trợn mắt nhìn Gia-ve”. Gia-ve run sợ trước lời cảnh báo của Giăng Van-giăng: “Tôi khuyên anh đừng có quất rầy tôi lúc này”.
- Bởi vì trước đó, Giăng Van-giăng đã kết tội Gia-ve là kẻ “giết chết người đàn bà này rồi”, nên khi thấy Giăng Van-giăng tiến lại gần, Gia-ve run sợ.
9. Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện
- Người kể chuyện nói thay những câu hỏi mà người đọc cùng thắc mắc khi đọc đến tình tiết Giăng Van-giăng ghé lại thì thầm bên tai Phăng-tin. Qua một loạt câu hỏi, nhà văn đã gợi liên tưởng đến mối liên hệ giữa hai con người khốn khổ, đến việc Giăng Van-giăng thực hiện lời hứa.
- Đồng thời, đoạn trữ tình ngoại đề này đã góp phần soi sáng tư tưởng tác phẩm: vượt lên trên hiện thực để vươn tới cái đẹp, cái thiện.
10. Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích
Giăng Van-giăng nói với Gia-ve: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”. Câu nói thể hiện sự bình thản, ung dung của Giăng Van-giăng. Giăng Van-giăng không sợ Gia-ve, không lo lắng đến việc bị Gia-ve bắt.
Trả lời câu hỏi trang 45 SGK văn 10 tập 2 KNTT
Câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Có thể chia diễn biến đoạn trích này làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.
Trả lời
Có thể chia đoạn trích thành 2 phần:
+ Phần đầu từ câu “Từ ngày ông Ma-đơ-len (Madeleine) gỡ cho Phăng-tin thoát khỏi bàn tay Gia-ve, chị không gặp lại hắn lần nào nữa” đến câu “Phăng-tin đã tắt thở”. → nghe những lời lẽ của Gia-ve nói về “ông thị trưởng Ma-đơ-len” đồng thời chứng kiến hành động đầy quyền uy của hắn, Phăng-tin hoảng sợ, ngã đập đầu vào thành giường và tắt thở.
+ Phần còn lại: Giăng Van-giăng thể hiện thái độ quyết liệt khiến Gia-ve phải sợ hãi, nhờ đó, ông ngồi xuống thì thầm bên tai Phăng-tin những lời cuối cùng và sửa soạn cho người đã chết.
Câu 2 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin? Theo bạn, Giăng Van-giăng có thể đã "thì thầm bên tai Phăng-tin" điều gì ngay sau khi chị qua đời?
Trả lời
- Giăng Van-giăng thấu hiểu, xót thương vô hạn trước nỗi đau và sự bất hạnh của Phăng-tin. Trong tình huống đối mặt với Gia-ve, dù sắp bị bắt nhưng ông hoàn toàn không bận tâm số phận của bản thân, chỉ dành trọn sự quan tâm, lo lắng cho Phăng-tin. Phăng-tin chết đau đớn trước khi gặp lại đứa con gái tội nghiệp khiến Giăng Van-giăng tự thấy mình có phần trách nhiệm.
- Khi Phăng-tin qua đời, Giăng Van-giăng có thể đã nói: “Tôi chắc chắn sẽ tìm được Cô-dét về cho chị.”
Câu 3 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Hãy nhận xét về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.
Trả lời
+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:
- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.
- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.
- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.
+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.
Câu 4 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.
Trả lời
Sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích:
- Trước khi Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng có thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường và hành động điềm tĩnh.
- Sau khi Phăng-tin chết, thái độ của Giăng Van-giăng có sự thay đổi, trở nên quyết liệt hơn, hành động bẻ gãy thanh giường đã khiến Gia-ve phải run sợ.
→ Như vậy, theo diễn biến câu chuyện, thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve từ sự mềm mỏng, nhún nhường, dần lấy lại uy quyền và trở nên mạnh mẽ hơn. Giăng Van-giăng là một con người chân chính - con người của tình yêu thương.
Câu 5 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?
Trả lời
+ Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích.
+ Lý do cho thấy quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong đoạn trích:
- Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.
- Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.
- Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người kể chuyện toàn tri dẫn dắt người đọc nhập tâm vào câu chuyện mình kể.
Câu 6 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?
Trả lời
- Trong đoạn trích trên, nhân vật thật sự có uy quyền là nhân vật Giăng Van-giăng.
- Lý do tôi khẳng định như vậy là vì xuyên suốt đoạn trích, tuy Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng lời nói, cử chỉ và hành động của anh đều thể hiện sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khiến Gia-ve phải sợ hãi.
Câu 7 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?
Trả lời
Điều làm nên uy quyền của một con người:
- Trước hết là ở phẩm chất, tâm hồn lương thiện, giàu lòng thương người.
- Tiếp đến, điều làm nên uy quyền của một con người còn ở lời nói, cử chỉ và hành động phải thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt khiến người tin tưởng, kính phục.
Kết nối đọc - viết trang 45 SGK văn 10 KNTT tập 2
Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.
Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Chọn viết 1 đề tài xã hội mà bạn quan tâm và lập dàn ý thuyết trình cho bài viết đó
Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
Viết văn bản nghị luận về ảnh hưởng của đại dịch đối với đời sống xã hội
Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
Soạn bài Củng cố mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2?
Viết bài văn nghị luận về tình yêu tuổi học trò
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
- Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
- Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời
- Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục lớp 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chữ người tử tù trang 21
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 28
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 29
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 35 Kết nối tri thức
- Soạn Văn 10 trang 37 tập 1 KNTT
- Soạn bài Chùm thơ Hai-cư ngắn nhất
- Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình chậm rì của con ốc trong bài thơ của Ít-sa
- Top 3 đoạn văn trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai cư
- Bình luận về triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên qua bài thơ của Chi y ô
- Phân tích chùm thơ Hai-cư Nhật Bản lớp 10
- Khoảnh khắc trong bài thơ của Ba sô gợi cảm xúc gì ở người đọc?
- Soạn bài Thu hứng ngắn nhất
- Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 ngắn nhất
- Top 4 đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài Mùa xuân chín
- Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín
- Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín
- Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào?
- Hình ảnh, nhịp vần trong bài Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trữ tình?
- Mùa xuân chín đọc hiểu
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân chín hay, ngắn gọn
- Phân tích bài thơ Mùa xuân chín lớp 10 siêu hay
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trang 53
- Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 58 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ trang 61
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 67 Kết nối
- Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 70 KNTT tập 1
- Soạn bài Cánh đồng Kết nối tri thức trang 71
- Soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lớp 10 KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm ngắn nhất
- Top 5 mẫu đoạn văn về sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
- Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm Lớp 10 KNTT
- Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm
- Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và nghệ sĩ?
- Phân tích Yêu và đồng cảm lớp 10
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ Kết nối tri thức
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 10 tập 1 KNTT
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 (7 mẫu)
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói chuyện riêng
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ngủ gật trong lớp
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ lối sống thụ động
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ghen tị
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm ỷ lại
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen chụp ảnh sống ảo
- Nghị luận Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn
- Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất
- Soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức ngắn gọn
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam siêu hay
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi lớp 10
- Soạn bài Bình Ngô đại cáo Kết nối tri thức
- Soạn bài Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới lớp 10 KNTT
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 26
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
- Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
- Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
- Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10
- Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức
- Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 KNTT
- Phân tích Con khướu sổ lồng
- Viết bài văn nêu cảm nhận của anh chị về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa lớp 10
- Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?
- Để hiểu đúng nhân vật Huấn Cao, có nhất thiết phải biết tường tận về Cao Bá Quát
- Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 68 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Soạn bài Sự sống và cái chết
- Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
- Soạn văn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Viết một văn bản nội quy hoặc một bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 Kết nối
- Nói và nghe Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Đọc hiểu Dì Hảo có đáp án
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức 2023
- Củng cố mở rộng lớp 10 trang 95 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Tính cách của cây
- Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất
- Soạn bài Con đường không chọn Kết nối tri thức
- Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất
- Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) Kết nối tri thức
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Kết nối tri thức
- Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
- Củng cố mở rộng trang 120 Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi
- Soạn Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Kết nối tri thức - Luyện tập và vận dụng
- Nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi
- Nghị luận về tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa trong hành trình rèn luyện trưởng thành
- Cái hay của tác phẩm nằm ở đâu?
- Tự tìm hiểu mình có dễ không và làm thế nào để tìm hiểu?
- Viết bản nội quy nơi công cộng xây dựng môi trường sống lành mạnh có văn hóa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi
Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 10 tập 1 KNTT
Củng cố mở rộng lớp 10 trang 95 tập 2 Kết nối tri thức
Phân tích Bạch Đằng hải khẩu
Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
Đoạn văn Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu