Soạn bài Chùm thơ Hai-cư ngắn nhất

Soạn văn 10 bài Chùm thơ Hai-cư Nhật Bản Kết nối tri thức. Thơ Hai-cư (Haiku) là loại thơ cực ngắn của Nhật Bản, cô đọng và hàm súc. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ KNTT các em sẽ được làm quen với thể thơ Hai-cư của Nhật Bản thông qua bài học trang 45, 46 SGK Ngữ văn 10 KNTT tập 1. Sau đây là gợi ý soạn bài Chùm thơ Hai-cư lớp 10 Kết nối tri thức ngắn nhất giúp các em hiểu rõ hơn về bài học này.

Soạn bài Chùm thơ Hai-cư trang 45, 46

Soạn bài Chùm thơ Hai-cư trang 45, 46

Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được bạn nhớ tới?

Bài thơ ngắn nhất mà em từng đọc là bài thơ Mẹ tôi – tác giả Phạm Văn Ngoạn.

Đây là một bài thơ rất hay nói tới sự vất vả nhọc nhằn mưu sinh thân cò nuôi con của mẹ giúp em thêm hiểu công lao dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì vậy em luôn nhớ tới bài thơ này.

Đọc hiểu Chùm thơ Hai-cư

1. Hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

Khi đọc bài thơ của tác giả Ba Sô ta cảm nhận một khung cảnh chuổi thuowmgj đượm buồn man mác với không khí hiu quạnh.

2. Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi cho bạn là gì?

Bài thơ thứ hai gợi lên trong tâm trí người đọc hình ảnh những bông hoa triêu nhan tím quấn vào sợi dây gàu bên giếng.

3. Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

Khi nhắc đến con ốc ta thường nghĩ đến sự nhỏ bé, chậm chạp của chúng. Còn Núi Fu-ji là một hình ảnh  biểu trưng cho sự hùng vĩ, tráng lệ của tự nhiên.

Trả lời câu hỏi trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Câu 1 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

Trả lời

Bài 1: Con quạ

Bài 2: Hoa triêu nhan

Bài 3: Con ốc nhỏ

Nhận xét: Nhân vật trung tâm trong các bài thơ là những sự vật, hiện tượng nhỏ bé, bình thường.

Câu 2 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Trả lời

Hình ảnh cánh quả đậu trên cành khô trong bài thơ thứ nhất gợi lên một không gian chiều thu vắng lặng, đơn sơ, nhẹ nhàng.

Câu 3 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Trả lời

Bài thơ của Chi-y-ô xoay quanh phát hiện những bông hoa triêu nhan đang quấn lấy dây gàu bên giếng. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không muốn phá vỡ nên lựa chọn “xin nước nhà bên” để cái đẹp luôn hiện hữu.

Câu 4 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.

Trả lời

Hình ảnh con ốc thường được liên hệ với những điều nhỏ bé, chậm chạp còn núi Fu-ji thể hiện sự hùng vĩ, lớn lao. Hình ảnh con ốc và núi Fu-ji trong bài thơ này mang tính chất ẩn dụ cho sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ.

Câu 5 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

Trả lời

Cành cây, con quạ, chiều thu toát ra sự cô tịch. Bài thơ không chỉ tái hiện phong cảnh héo úa của một chiều thu giống hình bóng một con quạ, nó còn là sự tương phản của thân hình đen muội nhỏ xíu của con quạ với bóng tối bao la vô định của buổi chiều hôm. Hình ảnh con quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mênh mông đã đưa người đọc vào cảnh giới u huyền và cô tịch, một thế giới hư không rỗng rang.

Câu 6 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Trả lời

Thiền Ni Chiyo ra giếng lấy nước. Bà thấy hoa triêu nhan (loài có thân dây leo) đang quấn quanh dây gầu. Thương hoa, trân trọng vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của hoa, bà không nỡ dùng gầu múc nước mà sang nhà hàng xóm xin nước để dùng.

→ Triết lí về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên: trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

Câu 7 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

Trả lời

Hành trình con ốc trèo lên núi Phú Sĩ gợi lên cuộc hành trình chinh phục ước mơ, hoài bão, khát vọng của con người. Trên thực tế cuộc sống, mỗi người đều là chú ốc nhỏ bé bình dị nhưng đều ấp ủ một giấc mơ cháy bỏng của riêng cuộc đời mình. Sức mạnh nội tại của chính bản thân chúng ta là nguồn sức mạnh động lực để thúc đẩy đưa chúng ta lên đến đỉnh cao của cuộc đời mình. Nếu như chú ốc sên khát khao chinh phục núi Phú Sĩ thì mỗi người đều có một đỉnh cao của cuộc đời mình mà muốn chinh phục.

Điều mà chúng ta cần làm đó chính là luôn luôn cố gắng không ngừng nghỉ trên hành trình, nỗ lực hết sức mình trên hành trình chinh phục lý tưởng sống của mình. Ta có thể đi chậm hơn so với người khác nhưng điều quan trọng đó chính là ta không ngừng lại mà luôn nỗ lực, kiên trì đến cùng với ước mơ của mình. Đó chính là điều làm nên ý nghĩa của cuộc sống.

Kết nối đọc - viết trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 353
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm