Soạn bài Dưới bóng hoàng lan lớp 10 trang 46 cực hay
Soạn văn 10 KNTT bài Dưới bóng hoàng lan
- Soạn bài Dưới bóng hoàng lan tác giả tác phẩm
- Soạn Dưới bóng hoàng lan ngắn gọn
- 1. Tóm tắt Dưới bóng hoàng lan
- 2. Nghệ thuật trong Dưới bóng hoàng lan
- 3. Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm nào mỗi khi nhớ lại, bạn thấy thật ấm áp, dễ chịu? Nếu được yêu cầu kể lại, bạn sẽ kể như thế nào?
- 4. Đã bao giờ bạn có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày
- 5. Đọc hiểu văn bản Dưới bóng hoàng lan
- Trả lời câu hỏi trang 52 SGK văn 10 tập 2 KNTT
- Câu 1 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
- Câu 2 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
- Câu 3 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
- Câu 4 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
- Câu 5 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
- Câu 6 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
- Câu 7 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
- Câu 8 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
- Kết nối đọc - viết trang 52 SGK văn 10 tập 2 KNTT
Dưới bóng hoàng lan là một trong những truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Dưới bóng hoàng lan đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 2 bộ Kết nối tri thức. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Dưới bóng hoàng lan ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ các ý chính để các em học sinh nắm được nội dung chính của tác phẩm cũng như trả lời các câu hỏi trong bài.
Soạn bài Dưới bóng hoàng lan tác giả tác phẩm
1. Tác giả
- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
- Là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn.
- Ngòi bút của ông thường hướng về cuộc sống của những người dân nghèo nơi phố huyện, những trí thức bình dân; thể hiện niềm cảm thương kín đáo mà sâu sắc.
- Truyện của ông có cốt truyện đơn giản, lời văn trong sáng, giản dị, giàu chất thơ.
2. Tác phẩm
a. Thể loại: Truyện ngắn
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong Tuyển tập Thạch Lam
c. Bố cục tác phẩm
- Đoạn 1, từ câu mở đầu đến “Ðể bà hái mấy lá rau nấu canh ăn cho mát“: cảm xúc của Thanh khi trở về nhà bà và những biểu hiện tình cảm của bà dành cho cháu.
- Đoạn 2, từ “Bà cụ đi ra” đến “Chàng đến trường kỉ ngồi ở bên đèn”: Thanh gặp lại Nga – người bạn gái thuở ấu thơ – và sự chớm nở tình cảm giữa đôi bạn trẻ.
- Đoạn 3, từ “Sáng hôm sau, Thanh đã phải lên tỉnh” đến “cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”: Thanh ra đi, cảm thấy trong lòng trỗi dậy một niềm vương vấn về Nga.
Soạn Dưới bóng hoàng lan ngắn gọn
1. Tóm tắt Dưới bóng hoàng lan
Xem chi tiết tại đây:
2. Nghệ thuật trong Dưới bóng hoàng lan
Xuyên suốt từ đầu đến cuối là lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, đậm tính trữ tình, in đậm dấu ấn riêng của Thạch Lam.
- Lời kể đảm nhiệm nhiều chức năng:
+ giới thiệu, miêu tả nhân vật (nhất là những biểu hiện tinh tế trong tâm trạng);
+ tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt; thể hiện điểm nhìn từ người kể chuyện và điểm nhìn từ nhân vật;
+ tạo giọng điệu riêng cho tác phẩm;…
=> Như vậy, lời kể là yếu tố thể hiện rõ nhất nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam.
3. Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm nào mỗi khi nhớ lại, bạn thấy thật ấm áp, dễ chịu? Nếu được yêu cầu kể lại, bạn sẽ kể như thế nào?
Tôi sẽ kể về những kỉ niệm ấm áp bên ông bà ngoai, những ngày mà ông bà vẫn còn. Đối với tôi mỗi dịp nghỉ hè được về với ông bà ngoại thật ấm áp biết bao. Trong sân vườn yên tĩnh, những cánh hòe ngoài đung đưa nhè nhẹ. Nhìn thấy dáng của bà ở ngoài sân giếng rửa rau, ông thì ngồi trong gian bếp nhỏ đun nước. Mùi khói rơm đưa hương nhè nhẹ mang cảm giác thật yên bình.
4. Đã bao giờ bạn có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày
Cũng từng có những lúc tôi muốn thời gian trôi chậm lại để được ở cạnh ông bà, cha mẹ nhiều hơn. Một ngày học tập miệt mài từ sáng đến tối khiến tôi không còn nhiều thời gian để chú ý đến những điều bình dị, quen thuộc xung quanh.
5. Đọc hiểu văn bản Dưới bóng hoàng lan
1. Chú ý dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện.
Đoạn trích không xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trong tác phẩm, vì vậy người kể chuyện đã ẩn danh. Do đó đây là ngôi kể thứ ba.
2. Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc
Khi được trở về với không gian thân thuộc - ngôi nhà của bà, Thanh lúc nào cũng thấy bình yên và thong thả, bởi vì căn nhà có thửa vườn này đối với Thanh là một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đó có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.
3. Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan. Chú ý những chi tiết về cây hoàng lan trong toàn câu chuyện
Khi nhận ra cây hoàng lan, Thanh đã nhớ đến đến câu chuyện của tuổi thơ ngày mà Thanh thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Ấy là ngày mà cha mẹ Thanh hãn còn. Thanh nhận ra thời gian trôi qua thật nhanh, cái cây ngày nào giờ đã lớn.
Đây là trạng thái của sự hoài niệm ở nhân vật.
4. Lưu ý sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật
Đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
- Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hiện của Thanh: “Chàng cảm động gần ứa nước mắt.”
- Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Thanh khi suy nghĩ về bà: “Bà yêu thương cháu quá”, câu Thanh tự hỏi “Tiếng ai?”, “Mà bà làm bếp có một mình thôi ư?”.
- Câu văn “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được” vừa là lời của người kể chuyện vừa biểu thị nội tâm của nhân vật.
5. Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh (qua lời nói, tâm trạng)?
- Qua lời nói: nhân vật Thanh xưng “tôi” và gọi đối phương là “cô Nga”, còn Nga thì xưng “em” và gọi Thanh là “anh”. Qua cách xưng hô, nhân vật Nga biểu thị tình cảm thân mật hơn. Hơn thế nữa, nhân vật Nga biểu thị trực tiếp nỗi nhớ, tình cảm của mình qua lời nói “em nhớ anh quá”. Ngược lại, qua ngôn ngữ, nhân vật Thanh hơi lạnh nhạt, chỉ trả lời những câu Nga hỏi và không đáp lại những lời bày tỏ tình cảm của Nga.
- Qua những dòng miêu tả tâm trạng, ta nhìn thấy rất rõ thế giới nội tâm của nhân vật Thanh. Thanh thấy lòng mình dịu lại khi nói chuyện với Nga.
6. Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan
Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga dường như không chỉ nói về chuyện hái hoa hoàng lan khi cây vẫn còn non, mà thông qua lời nhân vật Nga nói “Anh con hái đấy ạ” và cử chỉ Nga nhìn Thanh “mỉm cười”, có thể suy đoán, bà cụ và Nga nói chuyện về tình cảm con người. Bà cụ như muốn hỏi cái vì sao Nga lại bày tỏ tình cảm sớm thế, khi Thanh còn chưa ra biểu lộ tình cảm gì.
7. Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga?
- Chi tiết Thanh đã dặn khẽ: “Tôi có nhời chào cô Nga nhé”.
- Chi tiết nội tâm của nhân vật Thanh: chàng “biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước”.
Trả lời câu hỏi trang 52 SGK văn 10 tập 2 KNTT
Câu 1 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện không?
Trả lời
Truyện Dưới bóng hoàng lan được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba; ngôi kể này nhất quán trong toàn bộ tác phẩm.
Câu 2 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào? Việc chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa gì?
Trả lời
- Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật người kể chuyện – nhìn toàn cảnh sự vật dưới góc độ của người không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, chứng kiến mọi việc và kể lại nó.
- Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện từ diễn biến sự việc đến sự thay đổi về tâm trạng, tình cảm của các nhân vật trong câu chuyện. Điểm nhìn này có thể giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về cốt truyện và diễn biến cảm xúc của các nhân vật trong từng giai đoạn.
Câu 3 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì? Tình cảm của các nhân vật bộc lộ như thế nào qua những lời đối thoại đó?
Trả lời
- Lời đối thoại của bà và Thanh chủ yếu xoay quanh những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời quan tâm bà nói với anh.
- Tình cảm của các nhân vật được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời đối thoại, hỏi han giữa hai bà cháu về sức khỏe; bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình thương yêu vô bờ bến.
Câu 4 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
Phân tích những biểu hiện tình cảm giữa Nga và Thanh được khắc họa trong tác phẩm.
Trả lời
Những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh:
- Hành động: Thanh dắt tay Nga ra vườn xem; Thanh với cành hoa hoàng lan xuống thấp để Nga tìm hoa.
- Lời nói: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá” - lời nói tâm tình, nhẹ nhàng của Nga đã thể hiện nỗi nhớ đến Thanh mỗi khi đến hái hoa.
- Tâm trạng: Tâm trạng hạnh phúc nhưng vẫn chứa sự buồn thương khi Nga và Thanh vừa gặp nhau, vừa thể hiện tình cảm với nhau thì lại sắp phải xa nhau.
→ Từ những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh qua hành động, lời nói, tâm trạng cho thấy hai người đều nhớ thương nhau trong những ngày Thanh xa nhà, nhớ về những kỉ niệm hồi còn bé và tình cảm họ dành cho nhau vẫn thắm thiết như ngày nào.
Câu 5 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Hãy phân tích một trong ba yếu tố đó.
Trả lời
- Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam được biểu hiện qua cả 3 yếu tố về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Ông viết truyện nhưng không tập trung vào cốt truyện, đậm chất thơ và lãng mạn.
- Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam có lẽ được biểu hiện rõ nhất qua yếu tố lời kể.
+ Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình để miêu tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp của Thanh: “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.
+ Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”, một tâm trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm.
+ Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình yêu bà “Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….”.
+ Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh; qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó.
Câu 6 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?
Trả lời
Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa như một thông báo đến người đọc về nội dung câu chuyện.
- Nhan đề mang nghĩa ẩn dụ, gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.
- Cây hoàng lan như một nhân chứng, chứng kiến hết tất cả những kỉ niệm đẹp đẽ của Thanh từ hồi còn bé đến khi lớn lên, chứng kiến tình yêu trong sáng của Thanh và Nga.
→ Nhan đề có ý nghĩa rất quan trọng với tác phẩm, nó cũng một phần khẳng định vai trò của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm.
Câu 7 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp? Nếu cần chọn một cảnh để vẽ minh họa, bạn sẽ chọn cảnh nào? Vì sao?
Trả lời
- Cảnh Thanh nằm dưới bóng cây hoàng lan, nghĩ về những kỉ niệm tuổi thơ đã gợi cho tôi nghĩ đến một bức tranh đẹp có sự hài hòa giữ người và vật.
- Nếu phải chọn một cảnh để vẽ minh họa thì có lẽ tôi sẽ chọn cảnh Thanh cài hoa lên tóc Nga, một khung cảnh tươi đẹp cho một tình yêu trong sáng.
+ Sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, theo tôi đó chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa.
+ Cây hoàng lan không chỉ gắn với tuổi thơ của Thanh mà nó còn như một nhân chứng chứng kiến tình yêu lãng mạn của đôi lứa sau những năm xa cách.
+ Nó gợi cho ta nghĩ đến một bức tranh cảnh một chàng trai đứng dưới cây hoa hoàng lan, cài lên mái tóc của người con gái ấy một bông hoa với hương thơm nhẹ nhàng, mềm mại.
Câu 8 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập Kết nối tri thức
Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “nhân từ như một lời yên ủi” (Thạch Lam - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.147). Từ gợi ý đó bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
Trả lời
Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm:
- Đó là thứ tình cảm nồng ấm được biểu hiện ở tình yêu thương sâu lắng của Thanh dành cho quê hương, ở tình bà - cháu mộc mạc nhưng đầy gắn bó. Thanh đi làm xa nhưng trong tâm hồn chàng luôn dành một khoảng lớn để nhớ về quê nhà, về người bà tóc đã bạc, lưng đã còng, về những kỉ niệm tuổi ấu thơ dưới bóng hoàng lan.
- Bà của Thanh yêu cháu không chỉ bằng tình yêu của người bà mà bằng tình yêu của cha, của mẹ, bởi Thanh đã mồ côi từ khi còn nhỏ, trong căn nhà vắng, chỉ có hai bà cháu ngày ngày “quấn quýt với nhau”.
- Trong tác phẩm còn lấp lánh một thứ tình cảm đẹp đẽ vô ngần, đó là tình yêu lứa đôi - một mối tình đầu dịu dàng, e ấp mà vẫn thật nồng nàn như hương hoàng lan. Thanh và Nga là cặp thanh mai - trúc mã, thuở nhỏ thường hay chơi đùa cùng nhau và tình yêu của họ nảy nở trên cơ sở tình bạn thuở ấu thơ rất đẹp.
→ Với tình người nồng ấm, ngọt ngào như hương hoàng lan, nhẹ nhàng lan tỏa suốt các trang văn, ta có thể nhận thấy được niềm tin và hi vọng của tác giả khi viết truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.
Kết nối đọc - viết trang 52 SGK văn 10 tập 2 KNTT
Viết đoạn văn khoảng (150 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện.
Dưới bóng hoàng lan là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam, cốt truyện nhẹ nhàng, khung cảnh làng quê gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những cái độc đáo, mới lạ mà nhà văn Thạch Lam mang đến, đó chính là hương vị của con người, của tình người. Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng và đặc biệt là tâm trạng của Thanh trong đoạn văn cuối của phần kết truyện đáng để ta suy nghĩ. Sau khi về thăm nhà, Thanh đã gặp lại người bà kính yêu của mình, được ngắm nhìn lại khung cảnh quê hương sau hai năm vắng nhà và được gặp lại cô bé hàng xóm – Nga, người bạn thuở nhỏ của anh. Tâm trạng của Thanh ở đoạn văn cuối là một tâm trạng nửa buồn lại nửa vui, nó xen lẫn sự hạnh phúc vì bà vẫn khỏe mạnh, ngôi nhà để anh có thể về nghỉ ngơi với sự đau thương cho một tình cảm vừa mới bắt đầu đã phải cách xa. Thanh vui vì bà vẫn khỏe, ngôi nhà vẫn như xưa và anh có thể thường xuyên về nghỉ ngơi ở đây nhưng anh buồn vì tình cảm của anh và Nga vừa bắt đầu mà anh lại phải đi xa. Nhưng giữa cái buồn ấy vẫn có một hi vọng, một niềm tin rằng dù anh có đi xa thì Nga vẫn sẽ đợi anh quay về, tình cảm của hai người vẫn như xưa, không gì có thể chia tách họ cả. Mỗi mùa Nga sẽ hai hoa hoàng lan cài lên tóc như một sự nhớ thương gửi đến Thanh và Thanh cũng biết điều đó, anh vẫn sẽ nhớ về mùi hoa hoàng lan trên người Nga, về bông hoa mà anh đã cài trên tóc cô, tình yêu của họ cũng như cây hoàng lan vậy. Đoạn văn cuối không chỉ kết lại tác phẩm mà nó cũng kết lại tâm trạng của Thanh sau khi về thăm nhà và đồng thời là một cái kết mở cho tình yêu của Thanh và Nga.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bạn có hứng thú khi đọc tác phẩm tự sự được kể bởi người kể truyện toàn tri không?
Theo bạn điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?
Tóm tắt tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10
Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
Phân tích nhân vật Thanh Dưới bóng hoàng lan
Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
Phân tích Bạch Đằng hải khẩu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
- Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
- Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời
- Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục lớp 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chữ người tử tù trang 21
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 28
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 29
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 35 Kết nối tri thức
- Soạn Văn 10 trang 37 tập 1 KNTT
- Soạn bài Chùm thơ Hai-cư ngắn nhất
- Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình chậm rì của con ốc trong bài thơ của Ít-sa
- Top 3 đoạn văn trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai cư
- Bình luận về triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên qua bài thơ của Chi y ô
- Phân tích chùm thơ Hai-cư Nhật Bản lớp 10
- Khoảnh khắc trong bài thơ của Ba sô gợi cảm xúc gì ở người đọc?
- Soạn bài Thu hứng ngắn nhất
- Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 ngắn nhất
- Top 4 đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài Mùa xuân chín
- Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín
- Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín
- Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào?
- Hình ảnh, nhịp vần trong bài Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trữ tình?
- Mùa xuân chín đọc hiểu
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân chín hay, ngắn gọn
- Phân tích bài thơ Mùa xuân chín lớp 10 siêu hay
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trang 53
- Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 58 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ trang 61
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 67 Kết nối
- Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 70 KNTT tập 1
- Soạn bài Cánh đồng Kết nối tri thức trang 71
- Soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lớp 10 KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm ngắn nhất
- Top 5 mẫu đoạn văn về sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
- Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm Lớp 10 KNTT
- Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm
- Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và nghệ sĩ?
- Phân tích Yêu và đồng cảm lớp 10
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ Kết nối tri thức
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 10 tập 1 KNTT
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 (7 mẫu)
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói chuyện riêng
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ngủ gật trong lớp
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ lối sống thụ động
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại
- Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất
- Soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức ngắn gọn
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam siêu hay
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi lớp 10
- Soạn bài Bình Ngô đại cáo Kết nối tri thức
- Soạn bài Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới lớp 10 KNTT
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 26
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
- Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
- Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
- Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10
- Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức
- Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 KNTT
- Phân tích Con khướu sổ lồng
- Viết bài văn nêu cảm nhận của anh chị về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa lớp 10
- Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?
- Để hiểu đúng nhân vật Huấn Cao, có nhất thiết phải biết tường tận về Cao Bá Quát
- Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 68 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Soạn bài Sự sống và cái chết
- Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
- Soạn văn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Viết một văn bản nội quy hoặc một bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 Kết nối
- Nói và nghe Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Đọc hiểu Dì Hảo có đáp án
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức 2023
- Củng cố mở rộng lớp 10 trang 95 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Tính cách của cây
- Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất
- Soạn bài Con đường không chọn Kết nối tri thức
- Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất
- Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) Kết nối tri thức
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Kết nối tri thức
- Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
- Củng cố mở rộng trang 120 Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi
- Soạn Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Kết nối tri thức - Luyện tập và vận dụng
- Nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi
- Nghị luận về tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa trong hành trình rèn luyện trưởng thành
- Cái hay của tác phẩm nằm ở đâu?
- Tự tìm hiểu mình có dễ không và làm thế nào để tìm hiểu?
- Viết bản nội quy nơi công cộng xây dựng môi trường sống lành mạnh có văn hóa