Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2?

Tại sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta?

Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2? Sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt thì Bình Ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi chính là một bản tuyên ngôn đanh thép về độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. VậyTại sao có thể nói Đại cáo Bình Ngô được coi như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để tìm hiểu tại sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta.

Vì sao coi Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2

Mẫu 1

Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:

+ “Núi sông bờ cõi đã chia”: Cương vực lãnh thổ

+ “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”: Nền văn hiến lâu đời.

+ “Phong tục Bắc Nam cũng khác”: Phong tục tập quán,

+ Lịch sử riêng, chế độ riêng.

+ Hào kiệt: đời nào cũng có.

- Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. Có thể nói đây là bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình thứ 2 của dân tộc sau văn bản Nam Quốc sơn hà.

Mẫu 2

Bình Ngô đại cáo được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.

Kết cấu tác phẩm gồm 4 phần

Phần 1: Nêu Luận đề chính nghĩa ("Từng nghe...chứng cứ còn ghi")

Phần 2: Tố cáo tội ác, vạch trần âm mưu xâm lược Đại Việt với cớ Phù Trần diệt Hồ của giặc ("Vừa rồi...chịu được")

Phần 3: Quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ("Ta đây... cũng là chưa thấy xưa nay")

Phần 4: Bài học lịch sử và khẳng định chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa ("Xã tắc... đều hay")

Tác phẩm khẳng định nền văn hiến ngàn đời cùng chủ quyền không thể chối cãi của đất nước Đại Việt, quyền tự chủ của một quốc gia độc lập và ca ngợi thắng lợi vang dội của dân tộc ta qua các thời kì, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nêu cao tinh thần chính nghĩa; tố cáo tội ác của giặc xâm lăng. Bài cáo đã làm rõ ràng chân lý công đạo rất xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Mẫu 3

Bình ngô đại Cáo có cách lập luận chặt chẽ và đã chứng minh cho ta thấy rằng: Nước Việt Nam ta là một nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và truyến thống lâu đời và có những người vĩ đại đang cố gắng làm nó phát triển

=> Nó được xem như một bản tuyên ngôn độc lập.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 10.255
0 Bình luận
Sắp xếp theo