Nghị luận phân tích và đánh giá văn bản Khắc dấu mạn thuyền

Bảo Ninh là một trong số những cây bút xuất sắc khi viết về đề tài chiến tranh. Các tác phẩm của ông thường thấm đẫm nỗi buồn và mang nhiều suy tư cho người đọc. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích đánh giá văn bản Khắc dấu mạn thuyền cùng với bài văn mẫu phân tích văn bản Khắc dấu mạn thuyền sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh khi học tác phẩm.

Phân tích Khắc dấu mạn thuyền

1. Dàn ý phân tích đánh giá văn bản Khắc dấu mạn thuyền

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát đoạn trích đọc hiểu.

2. Thân bài

Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm:

* Tóm tắt đoạn trích.

Truyện kể về nhân vật tôi , anh đã đi đây đi đó rất nhiều, nhưng lại rất hiếm dịp thấy Hà Nội. Có một chuyến đi khiến anh nhớ mãi kí ức về Hà Nội . Ngày ấy, từ mặt trận Quảng Trị, anh đưa cán bộ ra thủ đô công tác, tiện anh vào thành phố chuyển mấy bức thư đồng đội anh gửi về cho tay gia đình. Tuy không biết đường đi, lang thang dưới mưa chiều, anh chuyển xong được lá thư chót, trời đã tối sầm. Cái lạnh buốt của mùa đông với cơn mưa phùn bất chợt khiến cơn sốt của anh trở lại, anh ngất đi.

* Phân tích, đánh giá nội dung đoạn trích

- Bức tranh Hà Nội

- Thời gian: Một chiều đông.

- Không gian: Trời Hà Nội mưa phùn, đường xá vắng lặng

+ “Thành phố, dưới mưa chiều. Mưa phùn mùa đông buồn bã. Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt. Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước.”

+ “Hà Nội im ắng, vắng lặng đến vậy, dường như cả Hà Nội đã khóa trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi.”

=> Khung cảnh gợi sự buồn, cô đơn, con người vội vã, gấp gáp

Hình ảnh người lính

- Hoàn cảnh:

+ Là người lính ở mặt trận Quảng Trị, nhận nhiệm vụ lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp Bộ tư lệnh đang đóng ở rìa thủ đô.

+ Tuy đi đây đi đó nhiều, nhưng anh lính rất hiếm khi tới Hà Nội.

+ Nhận nhiệm vụ đi đưa thư, trên đường đi thì trời mưa phùn, đêm lạnh buốt => Anh lính bị ốm và rồi thiếp đi trên hè phố.

- Anh là người lính nhiệt tình, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì đồng đội

+ Có cơ hội về Hà Nội nhưng anh không về thăm quê, chỉ xin được “rảo vào phố để rải non chục lá thư của anh em đồng đội người Hà Nội đã gửi gắm”.

+ Anh muốn trao tận tay thư cho gia đình đồng đội của mình “ Tôi muốn trao thư tận tay các gia đình để có thể nhận được ngay thư hồi âm mang ngược vào đơn vị cho linh ta sướng”.

+ Dù không biết đường đi Hà Nội, cầm trên tay chín lá thư, nhưng nhờ sự nhiệt tình, anh không lo nghĩ nhiều, ung dung, vui vẻ bước đi.

+ Anh đội mưa, chịu cái rét lạnh buốt của mùa đông để đưa thư. Cuối cùng anh bị sốt, ngất ngay trên đường đi.

* Nhận xét , đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích

- Điểm nhìn trần thuật mang tính chân thực, gần gũi.

- Đặt nhân vật vào tình huống truyện éo le bộc lộ rõ cá tính và phẩm chất của nhân vậy đồng thời thể hiện sự khéo léo của tác giả.

- Lối quan sát tinh tế, nhạy cảm về bức tranh, con người Hà Nội.

- Truyện giàu chất thơ.

*Nêu cảm nghĩ về thông điệp mà tác giả gửi gắm qua nhân vật trong cuộc sống hôm nay:

Trong cuộc sống, chúng ta cần vượt lên trên những suy nghĩ ích kỉ, tầm thường để hướng tới sự, nhiệt tình thậm chí là hi sinh thầm lặng. Chính thái độ nhiệt tình, hi sinh thàm lặng của chúng ta sẽ khiến cho những người người mắc sai lầm tự thấy xấu hổ và quay đầu sửa chữa.

3. Kết bài

Đánh giá chung về đoạn trích và nêu cảm nghĩ của bản thân.

2. Phân tích văn bản Khắc dấu mạn thuyền

Puskin đã khẳng định: “Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút“. Bằng những trải nghiệm của một người lính, cảm xúc nhân văn của người nghệ sĩ, Bảo Ninh với Khắc dấu mạn thuyền đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Qua hình tượng nhân vật “tôi”, đoạn trích đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc, về vẻ đẹp tình người trong chiến tranh, sự hy sinh vì nhau của cả dân tộc.

Là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bảo Ninh được mệnh danh là một trong những tác giả đem văn học Việt Nam ra thế giới. Với tính cách kiệm lời, ít bộc lộ tình cảm nhưng ông là người có trái tim nhạy cảm và ấm nồng. Chiến tranh và hậu chiến tranh là đề tài bao trùm trong sáng tác của nhà văn. Ông khai thác đề tài này từ hoài niệm, suy ngẫm của người trong cuộc khi bước ra khỏi cuộc chiến để cho thấy những khó khăn, phức tạp của đời sống cùng những tổn thất, mất mát mà nó để lại. “Khắc dấu mạn thuyền” của nhà văn Bảo Ninh là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng về đề tài chiến tranh Việt Nam.

Trước tiên, phải nói rằng Bảo Ninh đã tạo nên cái nền khung cho nhân vật xuất hiện đậm chất bi tráng: Hình ảnh của Hà Nội năm kháng chiến. Một chiều đông, trời Hà Nội mưa phùn, đường xá vắng lặng, “Thành phố, dưới mưa chiều. Mưa phùn mùa đông buồn bã. Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt. Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước”. “Hà Nội im ắng, vắng lặng đến vậy, dường như cả Hà Nội đã khóa trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi“. Khung cảnh gợi sự buồn, cô đơn, con người vội vã, gấp gáp. Nhà văn mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người, người Hà Nội. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người con đất thủ đô trong những năm kháng chiến. Vài nét phác thảo rất đặc trưng, nhẹ nhàng, Hà Nội hiện lên trong tình yêu của Tôi, của Bảo Ninh, bảo sao chưa đến chưa qua nhưng anh lính vẫn muốn thăm Hà Nội, càng có động lực để chiến đấu và chiến thắng. Thiết nghĩ, cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống.

Đoạn trích “Khắc dấu mạn thuyền“ là câu chuyện với ngôi kể thứ nhất, được khởi nguồn từ mạch hồi tưởng của người chiến sĩ khi anh có dịp trở lại Hà Nội sau hơn 20 năm, sau ngày chiến tranh kết thúc. Lúc này Hà Nội với anh thật xa lạ, sâu thẳm nhưng chẳng biết tự bao giờ trong tiềm thức, Hà Nội của 20 năm về trước – cái dạo mà Hà Nội chưa phát triển như bây giờ, khi anh vẫn đương độ xuân thì là một miền ký ức đau khổ nhưng vô cùng tươi đẹp, miền ký ức để anh nhớ mãi không thể nào quên. “Tình huống là một lát cát của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người” (Nguyễn Minh Châu). Trong đoạn trích, tác giả đã tạo nên tình huống éo le, nhiều phép thử cho nhân vật. Nhân vật “tôi” là một người lính trẻ đã từng chiến đấu ở Quảng Trị, được cấp trên cho phép vào Hà Nội để gửi thư cho các gia đình của anh em đồng chí. Anh đã đi đây đi đó rất nhiều, nhưng lại rất hiếm dịp thấy Hà Nội. Có một chuyến đi khiến anh nhớ mãi kí ức về Hà Nội. Ngày ấy, từ mặt trận Quảng Trị, anh đưa cán bộ ra thủ đô công tác, tiện anh vào thành phố chuyển mấy bức thư đồng đội anh gửi về cho tay gia đình. Tuy không biết đường đi, lang thang dưới mưa chiều, anh chuyển xong được lá thư chót, trời đã tối sầm. Cái lạnh buốt của mùa đông với cơn mưa phùn bất chợt khiến cơn sốt của anh trở lại, anh ngất đi. Tình huống éo le, thử thách, kết cấu truyện lồng trong truyện những mảng hồi ức xen kẽ giữa hiện tại – quá khứ – hiện tại, tất cả đồng hiện, tình tiết kịch tính cũng góp phần bộc lộ phẩm chất nhân vật, truyền tải chủ đề của tác phẩm để nhân vật bộc lộ tính cách.

Là một người có tình cảm sâu sắc với Hà Nội, dù anh ta không phải là người Hà Nội và chỉ vào thành phố vài lần. Anh ta đã chịu đựng những khổ cực và nguy hiểm của chiến tranh, nhưng không hề than phiền hay oán trách. Anh đội mưa, chịu cái rét lạnh buốt của mùa đông để đưa thư. Cuối cùng anh bị sốt, ngất ngay trên đường đi. Người lính trong đoạn trích là một người bị xa lánh và ghẻ lạnh bởi xã hội. Anh không được chào đón hay tiếp đãi bởi người dân Hà Nội, mà chỉ được một anh dân phòng dẫn đường. Anh cũng không được tham gia vào cuộc sống của thành phố, mà chỉ là một kẻ qua đường. Anh không biết gì về lịch sử hay văn hóa của Hà Nội, chỉ biết hai điểm là hồ Hoàn Kiếm và cầu Long Biên. Anh là người lính nhiệt tình, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì đồng đội. Có cơ hội về Hà Nội nhưng anh không về thăm quê, chỉ xin được “rảo vào phố để rải non chục lá thư của anh em đồng đội người Hà Nội đã gửi gắm”. Anh đã tôn trọng và tuân thủ quyết định của cấp trên, không lợi dụng thời gian vào Hà Nội để làm việc riêng. Anh muốn trao tận tay thư cho gia đình đồng đội của mình “Tôi muốn trao thư tận tay các gia đình để có thể nhận được ngay thư hồi âm mang ngược vào đơn vị cho linh ta sướng”. Dù không biết đường đi Hà Nội, cầm trên tay chín lá thư, nhưng nhờ sự nhiệt tình, anh không lo nghĩ nhiều, ung dung, vui vẻ bước đi. Người lính trong đoạn trích là một người có nhân cách cao đẹp và đáng kính. Anh đã hy sinh tuổi trẻ và máu xương để bảo vệ Tổ quốc và đồng bào.

Hình tượng con người vô danh trong tác phẩm thường được các nhà văn xây dựng một cách chỉn chu, có số phận, có cá tính, tâm lý và đôi khi hội tụ đầy đủ mọi phẩm hạnh. Tuy nhiên nhà văn không định danh, và vì không định danh nên nhân vật mãi mãi là những ám ảnh day dứt trong tâm hồn bạn đọc (Mạc Ngôn). Người lính không tên trong tác phẩm “Khắc dấu mạn thuyền” là một hình tượng tuyệt đẹp về anh bộ đội cụ Hồ, người lính giải phóng với vẻ đẹp của sự kiên trung, bất khuất, anh dũng, quả cảm. Như vậy, qua đoạn trích “Khắc dấu mạn thuyền”, nhà văn Bảo Ninh đã khắc họa một hình ảnh người lính rất sống động và chân thực. Đó là một hình ảnh bi tráng và lãng mạn, mang đậm dấu ấn của chiến tranh Việt Nam. Đó cũng là một hình ảnh gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ và cảm xúc về cuộc sống con người trong hoàn cảnh khốc liệt của lịch sử.

Với điểm nhìn trần thuật mang tính chân thực, gần gũi, nhà văn đã ặt nhân vật vào tình huống truyện éo le bộc lộ rõ cá tính và phẩm chất của nhân vậy đồng thời thể hiện sự khéo léo của mình. Một lối quan sát tinh tế, nhạy cảm về bức tranh, con người Hà Nội, đoạn truyện giàu chất thơ, mang hơi thở thời đại. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua nhân vật: Trong cuộc sống, chúng ta cần vượt lên trên những suy nghĩ ích kỉ, tầm thường để hướng tới sự, nhiệt tình thậm chí là hi sinh thầm lặng. Chính thái độ nhiệt tình, hi sinh thàm lặng của chúng ta sẽ khiến cho những người người mắc sai lầm tự thấy xấu hổ và quay đầu sửa chữa.

“Khắc dấu mạn thuyền” là một đoạn trích mang tính lãng mạn cao, cho ta thấy được giá trị của tình yêu và sự quan tâm đối với đồng bào trong cuộc sống. Bảo Ninh cũng dẫn chúng ta suy nghĩ về cuộc đời như một con thuyền trôi dạt. Cuộc sống có nhiều sóng gió, những cung đường rẽ nhiều đường, nhưng tình yêu thương vĩnh cửu như chiếc thuyền vững chãi trên biển và điều đó thật sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.611
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm