Ngôn chí bài 15 đọc hiểu

Bài thơ Ngôn chí 15 là bài thơ ngợi ca thú thanh nhàn, vui với cảnh vật thiên nhiên; thể hiện vẻ đẹp tinh thần của Nguyễn Trãi. Đây là một trong số các bài thơ nằm trong tập Quốc âm thi tập của tác gia Nguyễn Trãi. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề đọc hiểu Ngôn chí bài 15 có gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Đọc hiểu văn bản Ngôn chí 15

Đọc hiểu văn bản Ngôn chí 15

Phần I. Đọc hiểu 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngôn chí

(Bài 15)

Am cao am thấp đợt đòi tầng,
Khấp khểnh ba làn trở lại bằng.
Quét trúc bước qua lòng suối,
Thưởng mai về đạp bóng trăng.
Phần du lẽo đẽo thương quê cũ,
Tùng cúc bù trì nhớ việc hằng.
Một phút thanh nhàn trong thuở ấy,
Thiên kim ước đổi được hay chăng.

(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr.400)

Câu 1. Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2. chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thực.

Câu 3. Nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.

Câu 4. Nêu biểu hiện của lối sống “nhàn” trong bài thơ.

Câu 5. Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối “Một phút thanh nhàn trong thuở ấy - Thiên kim ước đổi được hay chăng” là gì?.

Câu 6. Theo anh/chị, tại sao một bộ phận giới trẻ hiện nay lại lựa chọn một cuộc sống an nhàn?

Đáp án

1

Nhân vật trữ tình là tác giả, không xuất hiện trực tiếp trong bài thơ

2

Phép đối xuất hiện trong các cặp câu: 3-4, 5-6

3

Các từ láy: Khấp khểnh, lẽo đẽo

4

Nhận xét về h/a thiên nhiên: Là những hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ nhưng vẫn gần gũi, thân thuộc, đời thường

5

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

- Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.

- Bài thơ giàu chất chất trữ tình

- Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

6

Biểu hiện của lối “Nhàn” trong bài thơ: lối sống nhàn được thể hiện xuyên suốt bài thơ, cuộc sống thanh nhàn được thể hiện qua hình ảnh “quét trúc, thưởng mai, tùng cúc bù trì…” và sự cảm nhận cuộc sống bình yên nơi thôn dã với một tâm lí nhàn nhã, thảnh thơi, tự tại.

7

- Những giây phút thanh nhàn là điều hiếm hoi trong cuộc đời nhiều lo toan bận rộn của mình, chính vì vậy mà Nguyễn Trãi trân trọng, yêu quý cuộc sống ấy hơn cả ngàn vàng.

- Thế nhưng sâu thẳm trong tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là niềm ưu nước, ái dân, là tấm lòng trung hiếu vẹn tròn không gì lay chuyển. Nỗi niềm ưu ái ấy luôn đau đáu trăn trở trong ông, kể cả khi đã rời xa chốn quan trường.

8

Hiện nay một bộ phận giới trẻ hiện nay lại lựa chọn một cuộc sống an nhàn vì:

- Có thể là do lười biếng, không tự tin vào năng lực của bản thân. Nhiều người cho rằng bản thân không phải là người có năng lực và mọi người đều giỏi hơn họ, vì vậy lựa chọn duy nhất của họ là cứ an nhàn mà sống, tới đâu hay tới đó.

- Có người lại chọn sự nhàn hạ vì nghĩ rằng biết nhiều thì khổ nhiều. Tội tình gì phải tất bật với công việc, suy nghĩ suốt đêm, căng não suy nghĩ cho các dự án sắp tới? Cuộc sống có bao lâu, chẳng bằng để tinh thần thoải mái sẽ tốt hơn sao?

- Cũng có người bị ràng buộc bởi 2 chữ “ổn định” mà tìm đến sự an nhàn. Họ chọn công việc nhẹ, không cần hao tâm tổn trí, sáng đi làm – chiều về nhà, mỗi ngày bình lặng trôi qua, không gợn sóng, không áp lực, không phải nghĩ suy chi nhiều cho đau đầu mệt óc.

Đọc hiểu Ngôn chí bài 15

Trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể thơ, các phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 2. Dựa vào nội dung bài thơ, hãy cho biết bài thơ được sáng tác vào khoảng thời gian nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi?

Câu 3. Nghệ thuật đối xuất hiện trong những câu thơ nào? Nêu tác dụng

Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu cuối của bài thơ:

Một phút thanh nhàn trong thuở ấy,

Thiên kim ước đổi được hay chăng.


Câu 5. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ.

Câu 6. Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

Câu 7. Theo em, những hình ảnh mai, tùng, cúc trong bài thơ có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?

Câu 8. Hãy khái quát chủ đề của bài thơ.

Gợi ý đọc hiểu

Câu 1.

Thể thơ: Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

Các phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ trên: Miêu tả, biểu cảm

Câu 2. Dựa vào nội dung, ta có thể đoán biết bài thơ được viết vào thời điểm Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà (Côn Sơn). Cảnh vật và tâm thế của tác giả trong bài thơ cho ta hiểu điều đó.

Câu 3.

Nghệ thuật đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận:

Quét trúc >< thưởng mai; Bước qua lòng suối >< về đạp bóng trăng.

Phần du >< Tùng cúc; lẽo đẽo >< bù trì; thương quê cũ >< nhớ việc hằng.

Tác dụng:

- Miêu tả cuộc sống thanh nhàn, gắn bó với thiên nhiên, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của Nguyễn Trãi.

- Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

Câu 4. Nội dung hai câu cuối của bài thơ:

Một phút thanh nhàn trong thuở ấy,
Thiên kim ước đổi được hay chăng.

Nguyễn Trãi quý trọng những giây phút thanh nhàn hiếm hoi trong cuộc đời nhiều lo toan bận rộn của mình; trân trọng, yêu quý cuộc sống ấy hơn cả ngàn vàng.

Câu 5. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ:

- Một tâm hồn thanh cao, giản dị, lánh đục khơi trong, không màng danh lợi: Từ quan về ở ẩn để vui thú với thiên nhiên, di dưỡng tinh thần;

- Thẳm sâu trong tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là niềm ưu nước, ái dân, là tấm lòng trung hiếu vẹn tròn không gì lay chuyển. Nỗi niềm ưu ái ấy luôn đau đáu trăn trở trong ông, kể cả khi đã rời xa chốn quan trường.

=> Đó là tâm hồn đẹp của một nhân cách đẹp.

Câu 6. Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

+ Nguyễn Trãi đã Việt hóa thơ Đường luật, biến thể thơ nhiều quy cách gò bó của Trung Quốc thành thể thơ dân tộc: Xen các câu thơ lục ngôn vào bài thơ thất ngôn; biến hóa linh hoạt về nhịp điệu, phối thanh.

+ Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày, phát huy sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc.

+ Sử dụng hiệu quả của phép đối, phép đảo ngữ..

+ Chất trữ tình và chất triết lí đan cài tạo khiến bài thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc, thấm thía.

Câu 7. Những hình ảnh mai, tùng, cúc trong bài thơ có ý nghĩa biểu tượng: Tượng trưng cho cái đẹp, tượng trưng cho sự thanh cao của tâm hồn. Nguyễn Trãi đưa những hình ảnh này vào thơ vừa thể hiện được tình yêu thiên nhiên, vừa khẳng định lẽ sống đẹp mà mình theo đuổi.

Câu 8. Khái quát chủ đề của bài thơ: Bài thơ Ngôn chí 15 ngợi ca thú thanh nhàn, vui với cảnh vật thiên nhiên; thể hiện vẻ đẹp tinh thần của Nguyễn Trãi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.945
Ngôn chí bài 15 đọc hiểu
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng