Tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Bài viết "Nghệ thuật truyền thống của người Việt" trong sách Ngữ văn 10, tập 2, bộ Kết nối tri thức, mang đến những thông tin bổ ích và thú vị về nền nghệ thuật dân gian giàu bản sắc của dân tộc. Tác phẩm giúp người đọc hiểu sâu hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống như múa rối nước, hát chèo, tuồng, cải lương, cũng như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Những giá trị văn hóa, tinh thần và tư duy thẩm mỹ của người Việt được thể hiện rõ nét qua từng tác phẩm nghệ thuật.

Bên cạnh đó, bài viết còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của nghệ thuật truyền thống trong việc lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc và giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước. Từ những thông tin thú vị này, người đọc có cơ hội thêm trân trọng và tự hào về di sản văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam. Sau đây là một số mẫu đoạn văn tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đoạn văn tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Đoạn văn tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Cuốn sách Văn minh Việt Nam của học giả Nguyễn Văn Huyên được xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới. Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ cuốn sách này, viết về những nền nghệ thuật truyền thống của người Việt, về những giá trị văn hóa lâu đời được bảo lưu đến ngày nay. Mở đầu văn bản khẳng định về giá trị của nghệ thuật Việt, về khiếu thẩm mĩ của người Việt. Người Việt có cách thưởng thức cái đẹp độc đáo, họ có thể biến những đồ vật nhỏ bé, tầm thường thành những đồ trang trí tinh tế và đẹp mắt. Nghệ thuật Việt cũng bị ảnh hưởng đôi chút bởi tôn giáo, đặc biệt là tam giáo, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có sự thay đổi để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang nét mới lạ và đặc trưng của người Việt. Ngoài ra Việt Nam còn có những nền nghệ thuật tiêu biểu như nghệ thuật kiến trúc với các công trình kiến trúc đền chùa được xây dựng bởi nhu cầu thờ cúng và có tính chất thiêng liêng; hay các tác phẩm điêu khắc gỗ trong đền chùa như chùa Keo ở Thái Bình, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, … đều mang phong cách tao nhã. Ngoài ra thì nghệ thuật Việt Nam còn tiêu biểu với nghệ thuật đúc đồng có từ những thế kỉ đầu Công lịch, tiêu biểu là những vật rất lớn như bồn vạc ở Huế hay tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, Hà Nội đều là những tác phẩm lớn và kì công. Nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tuy có sự đổi mới theo thời gian nhưng nó vẫn còn giữ được những nét văn hóa mang tính lâu đời, các công trình kiến trúc vẫn bảo lưu được nét đặc trưng của từng thời đại. Người Việt Nam có tinh thần gìn giữ những giá trị văn hóa ấy, bảo lưu được nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

2. Tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt - mẫu 2

Nghệ thuật Việt Nam biểu hiện sâu sắc tâm tính nhân dân. Khiếu thẩm mĩ của người Việt thiên về sự tinh tế, sáng tạo nghệ thuật của người Việt thiên về biểu hiện tinh thần, mà phải là những tinh thần trong sáng. Trong các công trình, người Việt luôn tìm cách làm toát ra cái tinh thần vô hình của mọi vật. Nghệ thuật Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng. Tiêu biểu nhất của nghệ thuật Việt Nam là kiến trúc, từ kiến trúc nhà ở đến kiến trúc đình chùa, mồ mả đều thể hiện đặc trưng hình khối và thể nằm ngang, đối xứng và đều đặn. Thành công nhất của nghệ thuật Việt lại là điêu khắc gỗ, thể hiện trong các công trình nhà chùa. Nghệ thuật Việt Nam đã có từ ngày xưa, chứng tỏ một nền văn minh rất cổ của người Việt.

3. Tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt - mẫu 3

- Nghệ thuật truyền thống của người Việt là những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần mang nét đặc trưng riêng của dân tộc ta. Đó có thể là những loại hình sân khấu truyền thống hay những nét văn hóa lâu đời vẫn còn được gìn giữ.

- Phương diện gìn giữ và lưu truyền những nét đẹp của nghệ thuật truyền thống người Việt là một phương diện đáng được quan tâm. Nghệ thuật truyền thống là một gia sản tinh thần vô giá của người Việt, việc gìn giữ và bảo tồn nó là rất cần thiết, đặc biệt là giới trẻ ngày nay cần có nhận thức kĩ hơn về vấn đề này.

4. Tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt - mẫu 4

Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt là một trong những phần nổi bật nhất trong cuốn Văn minh Việt Nam của của học giả Nguyễn Văn Huyên. Thông qua văn bản, nhiều những bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo của nước ta được đông đảo bạn bè quốc tế biết tới. Không chỉ thế, văn bản còn cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về văn hóa nghệ thuật cổ truyền cho chính nhân dân chúng ta. Nghệ thuật của người Việt được thể hiện thông qua những điều nhỏ bé, tỉ mỉ nhất mà chúng ta có đôi khi sẽ bỏ qua. Bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tam giáo, thế nên những tác phẩm nghệ thuật của chúng ta cũng thể hiện được điều đó nhưng ở một mức độ mới lạ và ấn tượng hơn. Chính những sự đổi mới đó đã tạo nên sự độc đáo riêng cho nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam ta. Ngoài ra Việt Nam còn có những nền nghệ thuật tiêu biểu như nghệ thuật kiến trúc với các công trình kiến trúc đền chùa được xây dựng trên khắp cả nước; hay các tác phẩm điêu khắc gỗ trong đền chùa như chùa Keo ở Thái Bình, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, … đều mang phong cách tao nhã. Ngoài điêu khắc gỗ và kiến trúc thì nghệ thuật Việt Nam còn tiêu biểu với nghệ thuật đúc đồng có từ những thế kỉ đầu Công lịch, tiêu biểu là những vật rất lớn như bồn vạc ở Huế hay tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, Hà Nội đều là những tác phẩm lớn và kì công. Nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tuy có sự đổi mới theo thời gian nhưng nó vẫn còn giữ được những nét văn hóa mang tính lâu đời, các công trình kiến trúc vẫn bảo lưu được nét đặc trưng của từng thời đại.

5. Tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt ngắn gọn

Điểm thú vị nhất là thông tin đặc điểm kiến trúc truyền thống Việt Nam là hình khối và thế nằm ngang. Chúng ta vẫn bắt gặp kiểu kiến trúc này ở các đình, đền, chùa hay những căn nhà cổ ba gian. Văn bản mà Nguyễn Văn Huyên là tác giả đã cho tôi gọi tên được đặc điểm kiến trúc mà trước nay tôi vẫn thường để ý nhưng chưa biết cách diễn đạt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 4.063
Tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng