Phân tích Ngôn chí bài 10

Ngôn chí bài 10 là một trong những tác phẩm tiêu biểu thuộc chùm thơ Nôm Ngôn chí của đại thi hào Nguyễn Trãi. Bài thơ không chỉ thể hiện tư tưởng đạo đức, triết lý nhân sinh của tác giả mà còn bộc lộ nỗi lòng của một bậc trung thần luôn hướng về dân, về nước. Qua bài thơ, Nguyễn Trãi muốn nhắn nhủ con người rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời không phải là danh lợi mà là lòng tự trọng, sự chân thành và phẩm hạnh thanh cao. Ông đề cao lối sống giản dị, trong sạch, xa rời những cám dỗ quyền lực để giữ vững phẩm chất của bậc quân tử. Đồng thời, bài thơ còn thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước của một con người luôn lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Với nghệ thuật ngôn từ giản dị mà sâu sắc, Ngôn chí bài 10 đã để lại dấu ấn mạnh mẽ về tư tưởng và nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi.

Sau đây là mẫu dàn ý phân tích Ngôn chí bài 10 cùng với bài văn phân tích bài thơ Ngôn chí 10 hay và ngắn gọn sẽ giúp các em nắm được nội dung bài Ngôn chí 10 cũng như các biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

1. Dàn ý phân tích Ngôn chí bài 10

Phân tích Ngôn chí bài 10

Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Trãi

- Khái quát đôi nét về tác phẩm Ngôn chí, nổi bật là bài số 10

Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ngôn chí bài 10

- Bức tranh phong cảnh được Nguyễn Trãi khắc họa trong bài thơ

- Nỗi lòng tác giả, tâm hồn trong sáng thanh cao, yên bình

- Tình yêu thiên nhiên của tác giả gửi gắm trong bài thơ Ngôn chí bài 10

Kết bài

- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ngôn chí bài 10

- Đánh giá tài năng và đóng góp của Nguyễn Trãi cho sự nghiệp văn học Việt Nam.

2. Dàn ý phân tích bài thơ Ngôn chí 10 chi tiết

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài:

a. Hai câu đề

- Câu thơ đầu : “Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy” gợi thiên nhiên thanh tĩnh như cảnh chùa, tương đồng với đó là tâm hồn con người trong sạch như bậc chân tu.

=> Thiên nhiên và con người có sự hòa hợp, giao hòa, lòng người thanh tĩnh, trong sạch.

- Câu thơ tiếp theo khẳng định “Có thân chở phải lợi danh vây” phủ định sức hút của lợi danh đối với nhân vật trữ tình.

=> Lánh đời, muốn xa rời danh lợi bon chen của cuộc sống.

b. Hai câu thực

Câu thơ “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” được hiểu là nghiêng chén uống rượu mà như uống cả ánh trăng trong chén. Câu thơ thể hiện được cả hai thú vui tao nhã của người xưa: ngắm trăng và uống rượu

- Câu thơ: “Ngày vắng xem hoa bợ cây” thể hiện sự tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

- Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật đối khẳng định lối sống thanh cao của tao nhân mặc khách chốn thôn dã với trăng gió, cây cối...

c. Hai câu luận

Hai câu luận cũng là bức tranh thiên nhiên, nhưng sinh động hơn, có sự chuyển động của cá, chim, tạo nên bức tranh ấm áp, tràn đầy sự sống.

d. Hai câu kết

- Hai câu cuối thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm về bản thân, mong muốn thoát tục – dù chỉ là “ít nhiều” – chút ít trước cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thanh tịnh mà sinh động này.

- Tuy nhiên, cũng thể hiện tâm trạng thống nhất của Nguyễn Trãi kể cả có những giây phút thân nhàn nhưng tâm không nhàn, vẫn cứ không thoát tục hoàn toàn, không thể dứt bỏ hoàn toàn những ưu tư về cuộc đời.

* Đánh giá:

- Nội dung: Bài thơ cho thấy vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi. Đó là tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cốt cách cao đẹp.

- Nghệ thuật:

+ Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn

+ Hình ảnh thơ ước lệ, giản dị, gần gũi.

+ Ngôn ngữ mộc mạc, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày.

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của tác phẩm.

3. Phân tích Ngôn chí bài 10 chọn lọc

Bài thơ Ngôn chí 10 của Nguyễn Trãi thể hiện sâu sắc nhân cách cao đẹp, ý chí và tâm tư của một bậc hiền nhân luôn trăn trở với cuộc đời, với nhân dân. Qua bài thơ, Nguyễn Trãi không chỉ bày tỏ quan niệm sống thanh cao mà còn thể hiện nỗi niềm cô đơn giữa thời cuộc nhiễu nhương.

Trước hết, bài thơ khắc họa một con người có chí hướng lớn lao nhưng lại chọn lối sống thanh bạch, không màng danh lợi. Nguyễn Trãi quan niệm rằng bậc quân tử phải giữ gìn phẩm hạnh, sống chính trực, không chạy theo danh vọng hay của cải. Ông đề cao lối sống giản dị, lấy đạo nghĩa làm trọng, xem thường vinh hoa phú quý chốn quan trường. Đây là một quan điểm mang đậm tư tưởng Nho giáo nhưng cũng thể hiện rõ tâm hồn thanh cao của Nguyễn Trãi.

Bên cạnh đó, bài thơ còn phản ánh tâm trạng trăn trở, cô đơn của tác giả. Dù có tài năng, tâm huyết giúp đời nhưng ông lại sống trong cảnh bị nghi kỵ, không tìm được tri kỷ. Sự cô đơn ấy càng khiến ông thêm khao khát một cuộc sống bình dị, hòa mình với thiên nhiên, tránh xa chốn quan trường đầy hiểm nguy. Tuy nhiên, dù chọn lánh đời, Nguyễn Trãi vẫn luôn mang trong lòng nỗi lo cho nhân dân, cho vận mệnh đất nước.

Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, thể hiện rõ tư tưởng và tâm trạng của tác giả. Giọng thơ trầm lắng, suy tư nhưng vẫn toát lên khí phách của một con người kiên định với lý tưởng.

Như vậy, Ngôn chí 10 không chỉ là một bài thơ trữ tình mà còn là bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi – một con người suốt đời tận tụy vì dân, vì nước nhưng lại chịu nhiều oan khuất. Bài thơ thể hiện sâu sắc nhân cách cao đẹp, ý chí kiên trung và nỗi niềm của một bậc hiền triết trước thời cuộc đầy biến động.

4. Phân tích Ngôn chí bài 10 ngắn gọn

Nguyễn Trãi- nhà thơ với những tác phẩm để lại cho đời còn nguyên giá trị. Mỗi tác phẩm của ông đều gửi gắm những tình cảm, tâm tình của ông. Trong đó có Ngôn chí bài 10 của ông là một tác phẩm như thế.

Ngôn chí bài 10 được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà "Tâm thế dứt bỏ danh lợi, vui với cảnh diền viên thôn dã". Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được mở ra với hình ảnh chùa chiền, nơi yên tĩnh đến kì lạ. Cảnh vật nơi thôn quê đẹp, bình yên như chốn cửa Phật, lòng người cũng thanh cao, hướng thiện như lòng thầy chùa. Con người chớ bị phụ thuộc bởi danh lợi bon chen. Hai câu thơ nói lên sự lựa chọn của Nguyễn Trãi; về với chốn bình yên quê nhà, giữ tâm hồn trong sạch, xa lánh lợi danh.

Tác giả Nguyễn Trãi sử dụng phép đối trong hai câu đối và hai câu thực. Mỗi câu trình bày một sự việc thời điểm khác nhau nhưng cùng nói lên tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và lối sống giản dị, thanh bạch nơi thôn quê với trăng gió, cỏ cây, hoa lá, cá chim.. của Nguyễn Trãi.

Bức tranh phong cảnh được miêu tả trong bài thơ rất gần gũi và nên thơ có trăng, có hoa; cây cối; chim chóc làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nước.

Qua bức tranh ta thấy được Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; gắn bó với cảnh vật giản dị, quen thuộc chốn quê nhà; đó cúng là tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Và nổi bật lên là người có tấm lòng thanh cao, bình dị, không ham danh lợi, lánh đục khơi trong. Đó là vẻ đẹp tâm hồn đáng quý, đáng trân trọng.

5. Phân tích Ngôn chí bài 10 Nguyễn Trãi

Trong lịch sử văn học Việt Nam, nếu như Nguyễn Du với những tác phẩm khắc họa người phụ nữ đương thời, thì Nguyễn Trãi cũng là một vị thi nhân với thú vui tiên cảnh, hòa mình vào thiên nhiên, vào dân tộc. Nói đến Nguyễn Trãi - ông không chỉ là nhà văn hóa lớn vĩ đại của dân tộc mà ông còn là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh. Những tác phẩm của ông đóng góp vào nền văn học nước nhà. Đặc biệt là tập thơ “Quốc âm thi tập" được ông sáng tác bằng chữ Nôm, trong đó bài thơ Ngôn chí (bài 10) có thể nói là tiêu biểu nhất trong tập thơ này. Là tác phẩm có ý nghĩa lớn, thể hiện tâm hồn và niềm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.

"Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bẻ cây.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Áo quang mấu ấu cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này."

Mỗi tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Trãi luôn để lại những giá trị nhân văn cho đời, những tâm tư, nguyện vọng và một tư tưởng lớn của một vị danh nhân, cáo quan về quê ở ẩn, một tâm hồn thi sĩ đầy lắng đọng và yêu thương. Đến với bài thơ Ngôn chí bài 10 cũng là một tác phẩm như thế, khái quát bài thơ là hình ảnh thiên nhiên bao quát toàn bài, một khung cảnh chùa chiền, những âm thanh của thiên nhiên đã thôi thúc nỗi lòng của ông viết nên bài thơ.

Có thể nói tác phẩm Ngôn chí bài 10 thể hiện tư tưởng của tác giả, viết bằng chữ Nôm, thể thơ Đường quen thuộc Thất ngôn xen lục ngôn nhưng được nhà thơ sáng tác một cách rất mới mẻ và độc đáo, Nguyễn Trãi là vậy, ông luôn sáng tạo ưu tiên sự mới mẻ nhưng cũng cần hợp lí hóa những gì đã có. Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh chắc hẳn là ngã dẽ trong cuộc đời của Nguyễn Trãi, ông cáo quan về quê ở ẩn, vứt bỏ danh lợi, về vui với chốn thôn quê dân dã mà yên bình.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên với khung cảnh yên bình của hình ảnh những ngôi chùa, nơi mà chúng ta thả hồn, quên hết những âu lo mệt mỏi và tịnh tâm khi bước đến, chính bởi vẻ yên tĩnh đó tác giả đã khắc họa cảnh vật nơi thôn quê bình yên, lòng người cũng trở nên thanh thản, yên bình thanh cao hơn, tâm hướng về Phật, hướng thiện. Tác giả cũng đưa ra một tư tưởng lớn, con người sống ở trên đời không bị phụ thuộc vào danh lợi xô bồ, những cao sang ngoài kia chỉ là phù phiếm, tâm hồn trong sạch, làm việc thiện mới là điều đáng quý. Sự lựa chọn của ông được khắc họa, ông đã lựa chọn cuộc sống yên bình tránh xa những xa hoa của công việc làm quan.

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật tác giả sử dụng phép đối khá độc đáo thể hiện cái tôi sáng tác của tác giả. Câu đối và câu thực trong bài thơ đã trình bày khái quát lần lượt những thời điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn là khắc họa tình yêu thiên nhiên, cảnh vật nơi thôn quê bình yên của tác giả Nguyễn Trãi, về một cuộc sống đơn giản, thanh nhàn, có hoa có trăng, có thiên nhiên cây cỏ, có đàn cá lội dưới nước. Tất cả là đủ với Nguyễn Trãi bởi ông chỉ cần được sống an nhàn, thanh cảnh để tận hưởng cuộc sống nơi quê hương xinh đẹp.

Những hình ảnh đẹp đó cho mỗi độc giả chúng ta thấy được Nguyễn Trãi là một vị thi nhân với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu quê hương đất nước qua những hình ảnh giản dị mà ấm áp. Ông là tấm gương cho biết bao thế hệ về tấm lòng nhân hậu, thanh cao, không ham danh lợi. Một tâm hồn đẹp, cao cả đáng quý.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
46 53.294
Phân tích Ngôn chí bài 10
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng