Một đời như kẻ tìm đường đọc hiểu

Một đời như kẻ tìm đường là một trong 3 cuốn sách rất hay của giáo sư Phan Văn Trường. Cuốn sách là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi khắp thế giới, trải qua rất nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu cả văn hóa phương Đông và phương Tây. Văn bản Một đời như kẻ tìm đường đã được giới thiệu đến các em học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 2 sách Kết nối tri thức. Sau đây là đề đọc hiểu Một đời như kẻ tìm đường có đáp án chi tiết giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Đọc hiểu văn bản Một đời như kẻ tìm đường 

Đọc hiểu văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Tự học trước nhất là tập quan sát việc làm của người khác, để chính mình rút tỉa bài học và cách làm để thành công. Tự học là biết tạo điều kiện để mời các vị có nhiều kinh nghiệm chịu chia sẻ cho mình nghe những bí quyết, hoặc cách nhìn một vấn đề. Những người này có thể là gia đình, có thể là những người ngoài xã hội. Tự học là biết tìm ra giải pháp cho những vấn đề mình gặp bằng cách tham khảo sách hoặc các tài liệu trên mạng. Trong các loại sách có sách chuyên môn, có sách về văn hóa tổng hợp. Chỉ sách mới là người bạn có đủ nhẫn nại đi theo mình, mỗi khi mình cần. Chỉ sách mới cho phép mình so sánh các giải pháp theo từng thời đại. Chỉ sách mới cho mình cơ hội làm bạn với các tác giả sống trên thế gian này cách đây hàng nghìn năm, chia sẻ tư duy và góc nhìn của họ. Chỉ sách mới cho phép mình tìm lại gốc rễ của mỗi vấn đề, mỗi hiện tượng.

Tự học cũng là cách để trau dồi văn hóa, cải thiện bản thân, và đây là điểm mà các đối tác sẽ đánh giá mình. Văn hoá cao sẽ mở mọi cánh cửa. Tự học còn là tự cho mình nhiều kỹ năng mới, như nắm bắt ngoại ngữ, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng của những nghề tay chân.

Có bao nhiêu thầy cũng không thay thế được việc tự học. Thầy và sách bổ sung cho nhau. Thầy có thể hướng dẫn, nhưng chỉ sách mới là bạn đồng hành vừa súc tích, vừa trung thành. Một trăm phần trăm vĩ nhân là những người có khả năng tự học cao và có một điểm chung là đọc rất nhiều sách trên nhiều chuyên môn, địa hạt khác nhau.

(Trích Một đời như kẻ tìm đường, Phan Văn Trường, NXB Trẻ, 2022, tr.366-367)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích?

Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp được sử dụng trong lời văn sau: “Chỉ sách mới là người bạn có đủ nhẫn nại đi theo mình, mỗi khi mình cần. Chỉ sách mới cho phép mình so sánh các giải pháp theo từng thời đại. Chỉ sách mới cho mình cơ hội làm bạn với các tác giả sống trên thế gian này cách đây hàng nghìn năm, chia sẻ tư duy và góc nhìn của họ. Chỉ sách mới cho phép mình tìm lại gốc rễ của mỗi vấn đề, mỗi hiện tượng”

Câu 3: Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Trả lời

Câu 1. Một đời như kẻ tìm đường phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

Nghệ thuật của phép điệp được sử dụng trong lời văn làm giúp làm nổi bật, khẳng định được vai trò của sách. Sách giúp ta rất nhiều thứ, biến ta thành người có hiểu biết và học được cách sống có ý trong cuộc sống này.

Câu 3:

Qua đoạn trích trên đã giáo dục cho em thấy được vai trò của việc tự học, tự trau dồi thêm nhiều kiến thức cho bản thân mình. Học sẽ giúp mình thành công hơn, tích lũy nhiều kinh nghiệm để mỗi ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó luôn có một người bạn đồng hành cùng quá trình tự học của bản thân đó là sách. Sách luôn mang trong mình những kiến thức mới lạ, vô biên mà ta chưa được biết tới. Nó là tiền đề giúp quá trình tự học của bản thân có hiệu quả hơn.

Trắc nghiệm Một đời như kẻ tìm đường

Câu hỏi 1 : Nhan đề và nội dung đoạn đầu hé lộ điều gì về nội dung của văn bản?

A. Nội dung của văn bản là kể về câu chuyện cuộc đời mình.

B. Nội dung nói về khó khăn của nhân vật khi phải lựa chọn những con đường cho tương lai.

C. Kể về kí ức tươi đẹp của tác giả.

D. Kể về một lần viết thư cho phụ huynh của tác giả.

Đáp án : B

Câu hỏi 2 : Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?

A. Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại.

B. Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai.

C. Tình huống chọn rời xa hay ở lại quê hương.

D. A và B đúng.

Đáp án : D

Câu hỏi 3: Trong đoạn văn trang 109, tác giả đã rút ra được điều gì về cuộc đời?

A. Mỗi lựa chọn, mỗi lộ trình sẽ đẩy chúng ta đến với sự thay đổi có thể tốt hoặc có thể xấu.

B. Nhiều khi chúng ta không được quyền đưa ra lựa chọn.

C. Cuộc đời có nhiều ngã rẽ mà bắt buộc chúng ta phải lựa chọn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Câu hỏi 4: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về mối quan hệ giữa sự lựa chọn và số phận được nêu trong văn bản?

A. Số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta.

B. Cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta.

C. Số phận là thứ đã được định sẵn còn lựa chọn sẽ đưa con người đến tương lai sau này.

D. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.

Đáp án: C

Câu hỏi 6: Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, biểu cảm trong bài viết là gì?

A. Giúp cho bài viết thêm hấp dẫn hơn, giàu tính hình ảnh.

B. Giúp bài viết thêm phần khách quan.

C. Người đọc có thể dễ dàng hòa vào suy nghĩ của người viết, cảm nhận được rõ hơn cảm xúc của người viết.

D. A và C đúng.

Đáp án: D

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.709
0 Bình luận
Sắp xếp theo