Bài thơ Cây chuối đọc hiểu

Nằm trong tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, bài thơ Cây chuối (Ba tiêu) chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ nhưng lại chứa nhiều tầng ý nghĩa hàm súc. Vậy bài thơ Cây chuối được viết theo thể thơ nào? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh bộ đề đọc hiểu bài thơ Cây chuối của tác gia Nguyễn Trãi giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

1. Đọc hiểu bài Cây chuối

Đọc văn bản sau:

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm

Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm

Tình thư một bức phong còn kín

Gió nơi đâu gượng mở xem.

(Cây chuối – Nguyễn Trãi)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2.  Tìm các từ ngữ miêu tả trực tiếp cây chuối trong bài thơ.

Câu 3. Từ “buồng lạ” được hiểu như thế nào trong bài thơ?

Câu 4. Câu thơ “Tình thư một bức phong còn kín” có ý nghĩa gì?

Câu 5. Bài thơ giúp anh (chị) hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình?

Câu 6. Nhận xét ngắn gọn về yếu tố nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong bài.

Trả lời

1, Phương thức biểu đạt bài Cây chuối: Miêu tả, biểu cảm

2, Các từ ngữ miêu tả trực tiếp cây chuối trong bài thơ:

Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm, đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.

3, Từ "buồng lạ” được hiểu như những buồng chuối non mới mọc thêm ra.

4, Câu thơ “Tình thư một bức phong còn kín” có ý nghĩa là tình cảm lứa đôi vẫn còn e ấp, chưa thể thổ lộ, giãi bày với người kia.

5, Bài thơ gợi ra vẻ đẹp của nhân vật trữ tình là người dịu dàng, muốn thổ lộ tình cảm với người mình yêu.

6, Biện pháp nhân hóa "gió nơi đâu gượng mở xem"

Tác dụng: diễn đạt sinh động, thú vị về tình cảm của nhân vật trữ tình với người mình yêu.

Dường như muốn tình cảm của mình được người kia biết đến.

2. Phân tích bài thơ Cây chuối

Xem tại đây:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 13.478
0 Bình luận
Sắp xếp theo