Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới trang 11

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới trả lời câu hỏi được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là gợi ý soạn bài soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn sẽ giúp các em nắm được nội dung chính của văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới trang 11 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới là văn bản được trích từ Thần thoại Việt Nam xoay quanh cách lý giải của người xưa về quá trình tạo lập thể giới cũng như các hiện tượng tự nhiên.

Soạn Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức trang 11

Soạn Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức trang 11

1. Nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?

Cuộc chiến giữa các vị thần – Clash of the Titans là một bộ phim về thần thoại Hy Lạp em khá yêu thích.

Bộ phim kể về cuộc chiến giữa á thần Perseus gia nhập đội quân đi tiêu diệt thủy quái khổng lồ Kraken để giải cứu Argos và công chúa Andromeda.

Thông qua các yếu tố thần thoại, các nhân vật trong phim có thêm những năng lực phi thường cùng với sự mưu trí dũng cảm của nhân vật đã làm cho bộ phim trở nên hấp dẫn hơn.

2. Đọc hiểu Thần trụ trời

Câu 1. Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện

Chi tiết mở đầu câu chuyện:

- Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.

- Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.

Câu 2. Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời

- Vóc dáng thần: to lớn, khổng lồ

- Hành động của thần: đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời.

→ Hành động vô cùng lớn lao, chỉ có thần mới làm được.

Câu 3. Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?

Những vị thần được liệt kê trong bài vè bao gồm: thần đếm cát, thần tát biển, thần làm sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây núi, thần trụ trời.

3. Đọc hiểu Thần Sét

Câu 1. Chú ý các chi tiết miêu tả và “tính khí” của thần Sét

- Công việc của thần Sét: Chuyên việc thi hành pháp luật ở trần gian. Khi xử án kẻ nào, thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.

- “Tính khí” của thần Sét: rất nóng nảy, nhiều khi giết nhầm người, vật vô tội.

4. Đọc hiểu Thần Gió

Câu 1. Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió

- Hình dạng của thần Gió: thần có một hình dạng kì quặc. Thần không có đầu.

- Hoạt động của thần Gió: làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh của Ngọc Hoàng.

Câu 2. Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?

Việc tạo ra đứa con của thần Gió nhằm mục đích lí giải cho hiện tượng khi cây ngải gió cuốn bông, cuốn lá lại, người hạ giới lại biết đó là dấu hiệu của việc trời sắp nổi gió, nổi mưa.

Trả lời câu hỏi trang 14 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức

Câu 1 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể

Trả lời

Đặc điểm

Thần Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gió

Thời gian

Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người

Không gian

Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

Nhân vật

Thần trụ trời – một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể

Thần Sét – có danh hiệu là Thiên Lôi, ông Sấm

Thần Gió – hình dạng kì quặc, không đầu

Sự kiện chính

Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn không biết đã từ bao lâu, bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.

Thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy, con gà của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói nhưng không làm gì được

Thần Gió có đứa con nghịch ngợm. Khi hạ giới mất mùa đói khổ, người chồng đi xa xin được bát gạo về nấu cho vợ nhưng bị con thần Gió quạt tứ tung văng xuống ao.

Câu 2 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Hãy chỉ ra một số “dấu hiệu” giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.

Trả lời

- Nhân vật chính: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió => đều là những vị thần sáng tạo thế giới

- Nội dung: lí giải về sự hình thành của bầu trời, mặt đất, của sấm sét và gió

Câu 3 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và “tính khí” ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?

Trả lời

- Thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều có ngoại hình kì lạ khác thường, tính khí mạnh mẽ, nóng nảy, nghịch ngợm

- Sự tưởng tượng về các vị thần dựa trên những đặc điểm của những hiện tượng tự nhiên mà con người cần lý giải.

+Bầu trời rộng lớn => Thần Trụ Trời có thân thể to lớn

+Sét là những tia nhỏ, âm thanh lớn => thần Sét có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội

+ Gió không có hình thù rõ ràng => thần Gió có hình dạng kì quặc, không có đầu.

Câu 4 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?

Trả lời

Thần Trụ TrờiThần SétThần Gió
Công việcNâng đỡ bầu trời

Tạo tia sét

Tạo gió
Miêu tả công việcThần ở trong đám mờ mịt hỗn độn không biết đã từ bao lâu, bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.thi hành luật pháp ở trần gian, thần có một lưỡi búa, khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét là những lúc đáng sợ nhất. Những lúc thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoay, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu.
Mục đíchLí giải tại sao có mặt đất và bầu trờiLí giải tại sao mỗi lần chớp rạch, biết có sétLí giải hiện tượng gió và sự xuất hiện của cây ngải gió

Câu 5 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?

Trả lời

- Con người nhận thức thế giới tự nhiên vô cùng bí ẩn, có những năng lực kì lạ không thể giải thích. Vì vậy, họ tạo ra hình tượng các vị thần để lí giải tất cả những hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh.

- Họ gửi gắm vào các hình tượng thần linh khát vọng khám phá, giải thích và chinh phục tự nhiên.

Câu 6 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.

Trả lời

- Cách xây dựng các nhân vật thần linh đều mang một ngoại hình đặc biệt, khác thường, một sức mạnh siêu nhiên thần bí.

- Tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên: tôn sùng, kính trọng

Câu 7 trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?

Trả lời

- HS có thể đưa ra nhiều cách lí giải, sau đây là một gợi ý

- Trong cuộc sống hiện đại, mọi hiện tượng tự nhiên đều có thể lí giải bằng kiến thức khoa học. Tuy nhiên, cuộc sống vô cùng rộng lớn và còn những điều bí ẩn mà con người không thể khám phá hết, vì vậy, niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn vẫn còn sức hấp dẫn cho đến hiện tại. Việc con người có niềm tin tín ngưỡng, tin vào những vị Thần Phật chính là điển hình cho thấy ngày nay, chúng ta vẫn luôn có niềm tin vào thế giới linh thiêng.

Kết nối đọc viết trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Tham khảo:

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.252
0 Bình luận
Sắp xếp theo