Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục Kết nối tri thức ngắn nhất
Tản Viên từ Phán sự lục Kết nối tri thức
- Tìm hiểu chung về truyện truyền kì
- Tản Viên từ Phán sự lục tác giả tác phẩm
- Soạn Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức bài Tản Viên từ Phán sự lục
- 1. Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục
- 2. Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao?
- 3. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì?
- 4. Đọc hiểu Tản Viên từ Phán sự lục
- Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục (trang 20)
- Kết nối đọc viết bài Tản Viên từ Phán sự lục
Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục lớp 10 Kết nối tri thức - Tản Viên từ phán sự lục (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) là một trong số những tác phẩm chuyện truyền kì mạn lục nổi tiếng của Nguyễn Dữ. Hiện nay tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn lớp 10 tập 1 của bộ Kết nối tri thức. Sau đây là gợi ý soạn bài Tản Viên Phán sự lục Kết nối tri thức ngắn nhất những vẫn giúp các em nắm được nội dung Tản Viên từ phán sự lục cũng như những ý chính của tác phẩm.
Tìm hiểu chung về truyện truyền kì
a. Khái niệm
- Truyện truyền kì là những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc
b. Đặc điểm
- Truyện có cốt truyện hoàn chỉnh như những tác phẩm nghệ thuật, có thắt nút, phát triển và mở nút.
- Truyện có thể kết thúc có hậu hay không.
- Truyện chú trọng vào việc hơn là chú trọng vào người, lấy việc mà biểu hiện người, răn người.
- Truyện thường có lời bình (hay lời bàn) để bình luận về mặt đạo đức, nghệ thuật.
Tản Viên từ Phán sự lục tác giả tác phẩm
a. Tác giả
- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh và năm mất)
- Quê quán: Hải Dương
- Ông thi đỗ khoa cử nhưng làm quan chưa đầy một năm, sau đó từ quan, về quê sống ẩn dật trọn đời.
b. Tác phẩm
- Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên trích từ tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
- Truyền kì mạn lục:
+ Truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường;
+ Mạn: tản mạn;
+ Lục: sao lục, ghi chép.
=> Ghi chép các truyện li kì, tản mạn của dân chúng.
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.
- Đề tài: Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên viết về đề tài nho sĩ.
- Bố cục: Gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết thúc.
+ Mở đầu: Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.
+ Nội dung: Chia làm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Ngô Tử Văn và hành động đốt đền.
- Đoạn 2 ("Đốt đền xong" đến "khó lòng thoát nạn"): Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần.
- Đoạn 3 ("Tử Văn vâng lời" đến "không bệnh mà chết"): Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.
- Đoạn 4 (Phần còn lại): Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức Tản Viên.
Soạn Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức bài Tản Viên từ Phán sự lục
1. Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục
2. Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao?
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết được tác giả dân gian sáng tạo nhằm phục vụ cho mục đích nhất định nào đó. Những yếu tố tưởng tượng, kì ảo góp phần giúp câu chuyện kể hấp dẫn, sinh động hơn.
3. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì?
Trong cuộc sống hàng ngày vẫn luôn tồn tại những điều bất công, vô lý, đôi khi xảy đến với chính bản thân chúng ta hay với người xung quanh. Khi đối mặt với những điều bất công em cảm thấy rất bất bình và mong muốn công lý được thực hiện để trả lại sự công bằng cho mọi người.
4. Đọc hiểu Tản Viên từ Phán sự lục
Câu 1. Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn
Lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn:
- Tên: Soạn
- Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
- Tính cách: khảng khái, nóng nảy.
Câu 2. Từ Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ Công?
Suy nghĩ, cảm xúc của Tử Văn khi nghe câu chuyện của Thổ Công.
- Ban đầu, Tử Văn kinh ngạc vì người ban đầu mình nói chuyện không phải là thổ công.
- Sau khi nghe câu chuyện của Thổ Công, Tử Văn vô cùng tức giận trước việc “hung yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân.
- Thể hiện qua các chi tiết: “Tử Văn kinh ngạc; Sao mà nhiều thần quá vậy?"
Câu 3. Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm.
Cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm là cuộc đấu tranh cho chính nghĩa, đấu tranh giữa chính và tà – một cuộc đấu tranh không khoan nhượng. Cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới âm ti sẽ là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn, tuy nhiên chiến thắng sẽ thuộc về chính nghĩa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Câu 4. Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án?
Trước khi xuống Minh ty, Tử Văn đã được Thổ Công dặn dò “Hễ ở Minh ty có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đên Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng”. Xuống Minh ty, Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ Công nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào.
→ Chính sự việc này đã góp phần làm xoay chuyển tình thế của Tử Văn trong cuộc xử án.
Câu 5. Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?
Kết quả của cuộc đấu tranh ở Minh ty của Ngô Tử Văn:
Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.
+ Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.
+ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.
+ Tử Văn được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.
Câu 6. Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên?
Kết thúc câu chuyện, Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên. Đó là chức quan chuyên trông coi việc kiện tụng, xử án ở chốn công đường, giúp cho quá trình thực thi công lí được đảm bảo. Trước sự biết ơn, tin tưởng và tiến cử của Thổ Công, Ngô Tử Văn đã vui vẻ đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên.
Chức phán sự đền Tản Viên là phần thưởng xứng đáng, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí.
Câu 7. Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?
Lời bình cuối truyện là lời bình của chính tác giả. Lời bình ở cuối truyện hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính: “Than ôi! Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của Trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà đổi cứng ra mềm?
→ Ý nghĩa lời bình: Hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.
Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục (trang 20)
Câu 1 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1 KNTT
- Người kể chuyện là tác giả Nguyễn Dữ
- Những lười kể giúp hình dung về tính cách của nhân vật Tử Văn: Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.
Câu 2 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1 KNTT
- Các sự kiện chính:
+ Trong làng có ngôi đền bị hồn ma tác yêu tác quái, Tử Văn tức giận khấn trời và châm lửa đốt đền.
+ Tử Văn sốt mê man, mơ thấy tên hung thần đòi trả đền và đe doạ đưa xuống địa ngục
+ Tử Văn gặp Thổ Công và được nghe kể rõ câu chuyện về viên tướng ở đền, bất bình muốn kiện Diêm Vương.
+ Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tên hung thần, bắt hắn phải chịu tội, yêu cầu xin tư giấy đến đền Tản Viên để làm chứng.
+ Tên tướng bị Diêm Vương trừng phạt, Tử Văn được thưởng và trở về trần gian.
+ Tử Văn mất và nhận chức phán sự ở đền Tản Viên.
- Các sự kiện được kể theo trình tự thời gian.
Câu 3 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1 KNTT
- Diễn biến câu chuyện xử án: Tử Văn bị đưa xuống Âm Phủ, Diêm Vương xét xử định tội. Ngô Tử Văn và người đội mũ trụ cãi cọ mãi không phân phải trái. Vì vậy, Tử Văn yêu cầu xin giấy tư đền ở Tản Viên để làm chứng khiến tên đội mũ trụ sợ hãi, nói khéo tha tội Tử Văn. Diêm Vương sai người đến Tản Viên chứng thực, nhận ra viên tướng kia nói dối liền xử phạt, bỏ vào ngục Cửu U, còn Tử Văn được thưởng và trở về trần gian.
- Yếu tố đóng vai trò quyết định cho chiến thắng của Tử Văn: thái độ cương quyết, khẳng khái của Ngô Tử Văn khiến Diêm Vương phải sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực.
Câu 4 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1 KNTT
- Nhân vật Tử Văn được khắc hoạ chủ yếu qua lời nói và hành động
+Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền
=> Những hành động của Ngô Tử Văn rất cương quyết, có tính toán, chủ động, không phải sự bộc phát, cho thấy ý chí mạnh mẽ, quyết tâm diệt trừ cái xấu.
+ Khi nghe tên tướng đe doạ, Tử Văn ngồi ngất ngưởng tự nhiên => thái độ ngang tàng, bất khuất, không e sợ trước cái xấu, cái ác.
+ Câu nói: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng” => Tinh thần khẳng khái, tự tin, dám làm dám chịu, không cúi đầu trước cái xấu cái ác của Ngô Tự Văn
- Nhân vật Ngô Tử Văn là một người dũng cảm, cương trực, khẳng khái, luôn sẵn sàng đấu tranh bảo vệ cái tốt và diệt trừ cái xấu.
Câu 5 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1 KNTT
- Tác giả nhấn mạnh người ở hiền gặp lành và sẽ được đền đáp xứng đáng. Ngô Tử Văn với việc làm chính nghĩa của mình đã nhận được phần thưởng xứng đáng, bất tử và để lại tiếng thơm muôn đời.
Câu 6 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1 KNTT
- Thế giới thần linh, ma quỷ trong câu chuyện đã thể hiện suy nghĩ của tác giả “trần sao âm vậy”, làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Những lời nói của Tử Văn với Thổ Công, lời nói của Diêm Vương đã phản ánh hiện thực chốn quan trường: những người có tài năng phải lánh đục về trong, còn những kẻ có chức có quyền thì cấu kết hại dân. Ngoài ra, tác phẩm còn phản ánh hiện thực cuộc sống đầy bất công, khổ cực đối với những con người thấp cổ bé họng trong xã hội.
Câu 7 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1 KNTT
- Quan niệm về kẻ sĩ: Kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
- Đồng tình với quan niệm đó. Vì kẻ sĩ là những người tri thức, có hiểu biết, vì vậy không nên vì bất cứ khó khăn gì mà nản lòng, bỏ cuộc. Câu nói đề cao phẩm chất kiên quyết hành động, con người cần phải bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với khó khăn thử thách.
Kết nối đọc viết bài Tản Viên từ Phán sự lục
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.
Tham khảo
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
- Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
- Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời
- Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục lớp 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chữ người tử tù trang 21
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 28
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 29
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 35 Kết nối tri thức
- Soạn Văn 10 trang 37 tập 1 KNTT
- Soạn bài Chùm thơ Hai-cư ngắn nhất
- Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình chậm rì của con ốc trong bài thơ của Ít-sa
- Top 3 đoạn văn trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai cư
- Bình luận về triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên qua bài thơ của Chi y ô
- Phân tích chùm thơ Hai-cư Nhật Bản lớp 10
- Khoảnh khắc trong bài thơ của Ba sô gợi cảm xúc gì ở người đọc?
- Soạn bài Thu hứng ngắn nhất
- Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 ngắn nhất
- Top 4 đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài Mùa xuân chín
- Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín
- Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín
- Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào?
- Hình ảnh, nhịp vần trong bài Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trữ tình?
- Mùa xuân chín đọc hiểu
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân chín hay, ngắn gọn
- Phân tích bài thơ Mùa xuân chín lớp 10 siêu hay
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trang 53
- Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 58 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ trang 61
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 67 Kết nối
- Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 70 KNTT tập 1
- Soạn bài Cánh đồng Kết nối tri thức trang 71
- Soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lớp 10 KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm ngắn nhất
- Top 5 mẫu đoạn văn về sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
- Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm Lớp 10 KNTT
- Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm
- Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và nghệ sĩ?
- Phân tích Yêu và đồng cảm lớp 10
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ Kết nối tri thức
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 10 tập 1 KNTT
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 (7 mẫu)
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói chuyện riêng
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ngủ gật trong lớp
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ lối sống thụ động
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại
- Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất
- Soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức ngắn gọn
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam siêu hay
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi lớp 10
- Soạn bài Bình Ngô đại cáo Kết nối tri thức
- Soạn bài Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới lớp 10 KNTT
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 26
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
- Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
- Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
- Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10
- Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức
- Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 KNTT
- Phân tích Con khướu sổ lồng
- Viết bài văn nêu cảm nhận của anh chị về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa lớp 10
- Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?
- Để hiểu đúng nhân vật Huấn Cao, có nhất thiết phải biết tường tận về Cao Bá Quát
- Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 68 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Soạn bài Sự sống và cái chết
- Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
- Soạn văn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Viết một văn bản nội quy hoặc một bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 Kết nối
- Nói và nghe Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Đọc hiểu Dì Hảo có đáp án
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức 2023
- Củng cố mở rộng lớp 10 trang 95 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Tính cách của cây
- Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất
- Soạn bài Con đường không chọn Kết nối tri thức
- Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất
- Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) Kết nối tri thức
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Kết nối tri thức
- Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
- Củng cố mở rộng trang 120 Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi
- Soạn Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Kết nối tri thức - Luyện tập và vận dụng
- Nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi
- Nghị luận về tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa trong hành trình rèn luyện trưởng thành
- Cái hay của tác phẩm nằm ở đâu?
- Tự tìm hiểu mình có dễ không và làm thế nào để tìm hiểu?
- Viết bản nội quy nơi công cộng xây dựng môi trường sống lành mạnh có văn hóa