Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 (3 đề)
Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 mấy phen lần bước dặm thanh vân
Bài thơ Bảo kính cảnh giới bài 38 là một tác phẩm thơ Nôm nằm trong tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Bảo kính cảnh giới bài 38 là bài thơ thể hiện quan niệm sống của Nguyễn Trãi: sống vô ưu, không cần bận tâm đến chuyện thị phi. Sau đây là tổng hợp bộ đề đọc hiểu văn bản Bảo kính cảnh giới bài 38 có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh khi học tác phẩm.
1. Trắc nghiệm bài Bảo kính cảnh giới bài 38
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI
(Bài 38)
Mấy phen lần bước dặm thanh vân(1),
Đeo lợi(2) làm chi luống nhọc thân.
Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc(3),
Âu thì(4) tóc đã bạc mười phân.
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
Dầu phải dầu chăng mặc thế,
Đắp tai biếng(5) mảng sự vân vân.
(Trích Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi, phần Vô đề, Nguồn thivien.vn)
(1) Dặm thanh vân: chỉ con đường làm quan, con đường công danh.
(2) Đeo lợi: đeo đuổi con đường danh lợi.
(3) Lòng còn son một tấc: một tấc lòng son, một lòng trung thành, do chữ “nhất thốn tâm đan”.
(4) Âu thì: lo việc đời.
(5) Mảng: nhiều bản khác thường phiên là mảng. Có nghĩa là “nghe”. Nghĩa cả câu: bịt tai không muốn nghe việc này việc nọ.
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt.
B. Thất ngôn bát cú Đường luật.
C. Ngũ ngôn luật thi.
D. Thất ngôn xen lục ngôn.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Nhà vua.
B. Nhân dân.
C. Nhà thơ Nguyễn Trãi.
D. Anh hùng.
Câu 3. Những từ ngữ chỉ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình là:
A. Âu, nhớ, nhọc, biếng, đơn, mặc.
B. Âu, nhớ.
C. Nhọc, biếng.
D. Âu, nhớ, mặc.
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu: Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,/Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân là:
A. Phép đối.
B. Tả cảnh ngụ tình.
C. Lấy động tả tĩnh.
D. Đảo ngữ.
Câu 5. Ý nào sau đây không thể hiện đúng tác dụng của câu thơ 6 chữ: Dầu phải dầu chăng mặc thế?
A. Câu thơ tạo ấn tượng đặc biệt bởi sáng tạo mởi mẻ, súc tích, cô đọng.
B. Thái độ kiên quyết, dứt khoát không bận tâm trước thế sự đảo điên, trước miệng thế.
C. Sự xót xa của bậc yêu nước nhưng bất lực trước sự rối ren của thế sự; qua đó, khẳng định con người chân chính dù bất cứ hoàn cảnh nào luôn giữ vững vẻ đẹp tâm hồn.
D. Thể hiện thái độ xót xa, nuối tiếc của tác giả khi không còn làm quan.
Câu 6. Qua câu thơ: Đeo lợi làm chi luống nhọc thân tác giả thể hiện thái độ gì?
A. Phủ định vai trò của lợi danh, không màng đến cái lợi cho bản thân, mà còn khiến bản thân nhọc nhằn, lao đao.
B. Mệt mỏi, chán nản, biếng lười ngại chen vào chốn công danh, quan trường.
C. Công danh là mục đích phấn đấu, nên dù nhọc nhằn cũng phải gắng sức.
D. Phủ định vai trò, mục đích của danh lợi và thái độ mệt mỏi, chán nản, biếng lười, ngại chen vào chốn lợi danh khiến bản thân nhọc nhằn.
Câu 7. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 38) là:
A. Sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy ấn tượng.
B. Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, chắt lọc, hình ảnh biểu tượng.
C. Sử dụng nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình.
D. Cả A, B, C.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ qua hai câu thơ:
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
Gợi ý
Ở hai câu thơ trên tác gia Nguyễn Trãi đã sử dụng phép đối trong câu Trì thanh cá lội- Cây tĩnh chim về, in vừng nguyệt- rợp bóng xuân.
Bằng cách sử dụng phép đối trong câu, tác giả đã gợi nên vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết của thiên nhiên; cuộc sống thanh nhàn, tự do tự tại, hòa hợp với thiên nhiên. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của nhà thơ. Ngoài ra, phép đói cũng tạo tính cân đối, nhịp nhàng; nhịp điệu chậm rãi cho câu thơ.
Câu 9. Qua bài thơ, Nguyễn Trãi hiện lên là con người như thế nào? Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) để trả lời câu hỏi trên.
Gợi ý
+ Tài đức vẹn toàn.
+ Nhàn thân nhưng không nhàn tâm.
+ Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, trung quân ái quốc, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thế sự…
Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị qua bài thơ trên là gì? Vì sao?
Gợi ý
- Rút ra thông điệp có ý nghĩa: tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước; sống hòa hợp với thiên nhiên; không chạy theo danh lợi…
2. Đọc hiểu văn bản Bảo kính cảnh giới bài 38
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bảo kính cảnh giới bài 38
Mấy phen lần bước dặm thanh vân,
Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.
Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc,
Âu thì tóc đã bạc mười phân.
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
Dầu phải dầu chăng mặc thế,
Đắp tai biếng mảng sự vân vân.
Câu 1: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được khắc họa trong bài thơ ?
Câu 2: Anh chị suy nghĩ như thế nào về quyết định mặc thế của nhân vật trữ tình "Dầu phải dầu chăng mặc thế"
Câu 3: Anh chị có cho rằng tình yêu nước bắt đầu từ tình yêu đối với cảnh vật thiên nhiên gần gũi, quen thuộc? Vì sao?
Gợi ý
Câu 1. Bức tranh thiên nhiên hài hòa, cảnh vật gần gũi thân thiết. Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người.
Câu 2. Đây là quyết định đúng đắn và đúng với những suy nghĩ, lối sống thanh cao của nhân vật trữ tình.
Câu 3.
- Tôi đồng ý với ý kiến trên.
- Yêu nước không phải là một thứ tình yêu gì đó to lớn hay cao cả. mà đó chỉ là từ tình yêu thiên nhiên, cảnh vật xung quanh, gần gũi thân thiết.
3. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 trắc nghiệm
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Mấy phen lần bước dặm thanh vân,
Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.
Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc,
Âu thì tóc đã bạc mười phân.
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
Dầu phải dầu chăng mặc thế,
Đắp tai biếng mảng sự vân vân.
Câu 1: Nhan đề "Bảo Kính Cảnh Giới" nghĩa là gì
A. gương báu răn mình.
B. Lời nói là bảo vật
C. Bài học quý báo cho bản thân.
D. Nhận diện giới hạn bản thân
Câu 2: chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong bài thơ
A. Ao trong, cá bơi lội, nguyệt in bóng, xuân về, chim chóc, cây rợp bóng
B. Đá rêu phơi , suối rì rầm, thông mọc bên ghềnh, bóng trúc râm
C. Đá mòn , đường hoa ,trúc , nắng qua song cửa
D. Cây rợp tán ,trăng soi bên hồ, thạch lựu phun đỏ ,sen hồng ngát hương trong áo
Câu 3: Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ
A. Thất ngôn bát cú đường luật phá cách
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Thất ngôn trường thiên
Câu 4: Câu thơ nào thể hiện tư tưởng một nhà Nho chân chính?
A . Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc
B. Âu thì tóc đã bạc mười phân
C. Dầu phải dầu chăng mặc thế
D. Đắp tai biếng mảng sự vân vân
Câu 5: Trong bài thơ, nhân vật trữ tình đã có lựa chọn như thế nào?
A. Cáo quan lui về ở ẩn
B. Học phép tu để có thể thành tiên cưỡi mây xanh
C. Dạo chơi chốn bồng lai, tiên cảnh
D. Bỏ lại quê hương, xứ sở để đến một nơi xa
Câu 6: Qua câu thơ " Đeo lợi làm chi luống nhọc thân", nhân vật trữ tình thể hiện thái độ gì đối với chữ lợi?
A . Coi cái lợi là mục đích phấn đấu của cuộc đời mình
B. coi cái lợi là sự ích kỉ, xấu xa
C. coi cái lợi là gánh nặng phải đeo bên mình, khiến cho người mang lợi chỉ nhọc thân
D. Coi cái lợi là điều tất yếu ở đời và bình tâm đón nhận
Câu 7: Tác dụng của các câu thơ 6 chữ
A. Thể hiện sự khéo léo trong Việt Hóa thể thất ngôn bát cú Đường luật nhấn, mạnh tâm ý nhà thơ tạo sự hấp dẫn, sinh động
B. Làm cho bài thơ trở nên ngắn gọn, hàm súc , ý tại ngôn ngoại
C. Ghi dấu ấn của Nguyễn Trãi vào trong bài thơ
D. Tạo giọng điệu du dương, tha thiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
- Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
- Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời
- Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục lớp 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chữ người tử tù trang 21
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 28
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 29
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 35 Kết nối tri thức
- Soạn Văn 10 trang 37 tập 1 KNTT
- Soạn bài Chùm thơ Hai-cư ngắn nhất
- Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình chậm rì của con ốc trong bài thơ của Ít-sa
- Top 3 đoạn văn trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai cư
- Bình luận về triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên qua bài thơ của Chi y ô
- Phân tích chùm thơ Hai-cư Nhật Bản lớp 10
- Khoảnh khắc trong bài thơ của Ba sô gợi cảm xúc gì ở người đọc?
- Soạn bài Thu hứng ngắn nhất
- Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 ngắn nhất
- Top 4 đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài Mùa xuân chín
- Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín
- Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín
- Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào?
- Hình ảnh, nhịp vần trong bài Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trữ tình?
- Mùa xuân chín đọc hiểu
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân chín hay, ngắn gọn
- Phân tích bài thơ Mùa xuân chín lớp 10 siêu hay
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trang 53
- Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 58 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ trang 61
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 67 Kết nối
- Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 70 KNTT tập 1
- Soạn bài Cánh đồng Kết nối tri thức trang 71
- Soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lớp 10 KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm ngắn nhất
- Top 5 mẫu đoạn văn về sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
- Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm Lớp 10 KNTT
- Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm
- Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và nghệ sĩ?
- Phân tích Yêu và đồng cảm lớp 10
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ Kết nối tri thức
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 10 tập 1 KNTT
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 (7 mẫu)
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói chuyện riêng
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ngủ gật trong lớp
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ lối sống thụ động
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại
- Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất
- Soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức ngắn gọn
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam siêu hay
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi lớp 10
- Soạn bài Bình Ngô đại cáo Kết nối tri thức
- Soạn bài Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới lớp 10 KNTT
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 26
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
- Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
- Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
- Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10
- Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức
- Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 KNTT
- Phân tích Con khướu sổ lồng
- Viết bài văn nêu cảm nhận của anh chị về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa lớp 10
- Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?
- Để hiểu đúng nhân vật Huấn Cao, có nhất thiết phải biết tường tận về Cao Bá Quát
- Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 68 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Soạn bài Sự sống và cái chết
- Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
- Soạn văn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Viết một văn bản nội quy hoặc một bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 Kết nối
- Nói và nghe Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Đọc hiểu Dì Hảo có đáp án
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức 2023
- Củng cố mở rộng lớp 10 trang 95 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Tính cách của cây
- Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất
- Soạn bài Con đường không chọn Kết nối tri thức
- Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất
- Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) Kết nối tri thức
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Kết nối tri thức
- Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
- Củng cố mở rộng trang 120 Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi
- Soạn Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Kết nối tri thức - Luyện tập và vận dụng
- Nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi
- Nghị luận về tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa trong hành trình rèn luyện trưởng thành
- Cái hay của tác phẩm nằm ở đâu?
- Tự tìm hiểu mình có dễ không và làm thế nào để tìm hiểu?
- Viết bản nội quy nơi công cộng xây dựng môi trường sống lành mạnh có văn hóa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 (3 đề)
Soạn bài Chiếc lá đầu tiên Chân trời sáng tạo siêu hay
Soạn bài Thần trụ trời lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn
Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể lớp 10 siêu hay (6 mẫu)
Phân tích diễn biến tình cảm của chủ thể trữ tình trong Hương sơn phong cảnh
Nghị luận Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn