Soạn bài Chiếc lá đầu tiên Chân trời sáng tạo siêu hay

Chiếc lá đầu tiên là một tác phẩm của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Nội dung của bài Chiếc lá đầu tiên là những kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò, kỉ niệm tình yêu trong sáng hồn nhiên. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn gợi ý soạn bài Chiếc lá đầu tiên giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm Chiếc lá đầu tiên cũng như nắm được cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 CTST trang 5 đến trang 7.

Soạn Chiếc lá đầu tiên ngắn gọn

1. Nội dung của bài Chiếc lá đầu tiên

Nội dung của bài Chiếc lá đầu tiên

2. Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.

Gợi ý 1

Tuổi học trò có lẽ là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong quãng đời thanh xuân của mỗi chúng ta. Những năm tháng học tập ở đó, chắc hẳn mỗi người đều có những kỉ niệm riêng khó quên và tôi cũng vậy. Kỉ niệm khiến tôi xúc động nhất mỗi khi nhớ lại là ngày đầu tiên được mẹ cầm tay dắt đến trường. Bản thân là một đứa trẻ nhút nhát, khi bước đến cổng trường cấp 1, mọi thứ thật lạ lẫm và tôi lúc này chỉ biết đứng núp sau lưng mẹ. Cảm giác ngại ngùng ấy càng thể hiện rõ hơn khi mẹ dẫn tôi vào nhận lớp mới. Dường như hiểu được cảm giác ấy của tôi, cô giáo chủ nhiệm bước đến và an ủi. Cô mặc một chiếc áo dài hồng phấn, mái tóc dài cùng giọng nói ấm áp ấy đã khiến tôi nhanh chóng quên đi cảm giác đó. Sự động viên của cô giáo, sự hòa đồng, vui vẻ của các bạn giúp tôi dần quen với môi trường mới. Mỗi lần nhớ lại, kỉ niệm ấy khiến tôi bồi hồi và cảm thấy bản thân thật hạnh phúc khi có một người mẹ luôn bên cạnh, một cô giáo luôn chia sẻ, động viên và những người bạn thật tốt.

Gợi ý 2

Thời gian đã qua đi có bao giờ trở lại. Biết bao giờ mới được quay lại những kỉ niệm thuở học trò. Kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi của tuổi học trò có lẽ là buổi lễ bế giảng năm học cuối cấp. Có lẽ khi bạn vẫn con ngồi trong lớp học, được vây quanh bởi vòng tay bạn bè và thầy cô thì ta cũng vẫn chưa cảm nhận được giây phút chia tay. Những nỗi niềm ấy chỉ dâng trào khi bạn biết thực sự đã đến lúc phải chia xa. cái cảm giác đứng dưới sân trường thân thuộc, ôm chào tạm biệt những người bạn, các thầy cô giáo quả thực rất xúc động. Để giờ đây mỗi khi nghĩ lại giây phút ấy trong lòng tôi lại nôn nao bồi hồi.

3. Đọc văn bản Chiếc lá đầu tiên

1. Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu?

Hai dòng thơ đầu là dòng hồi tưởng của tác giải khi nhớ về quãng thời gian xưa với nhân vật “Em”. Hai câu thơ ấy như sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày ấy khi giờ đây “tất cả đã xa rồi”.

2. Khổ thơ này gợi lên trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình?

Khi đọc khổ thơ này, những kí ức về mái trường cũ chợt ùa về trong trí nhớ tôi. Đó là lớp học với biết bao kỉ niệm gắn bó cùng thầy cô, bạn bè, bảng đen, sân trường,... Quãng thời gian ấy thật vui tươi, hồn nhiên, trong sáng mà mỗi lần nhớ đến, con người ta lại dâng lên một niềm xúc cảm khó quên.

3. Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này?

Khổ thơ này giúp người đọc hình dung ra một khung cảnh lớp học vui nhộn, hồn nhiên. Nơi ấy có “một nàng Bạch Tuyết” – chính là cô giáo và “những chú lùn rất quấy” là những cô cậu học sinh tinh nghịch, nhí nhảnh. Trong không gian ấy, vang lên những tiếng cười “lao xao”, trong sáng của cả cô và trò, giúp xua tan bầu không khí căng thẳng của những tiết học. Qua đoạn thơ ấy, câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” càng trở nên đúng đắn.

4. Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua khổ thơ này?

Đoạn thơ này như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Thời gian cứ thấm thoát dần qua, từ “mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy”, người học trò năm ấy vẫn giữ một thái độ trân quý đối với người thầy đã nuôi dưỡng tri thức, tâm hồn mình và mong rằng tóc thầy đừng bạn thêm nữa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng dường như mọi tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và làm sáng rõ.

Sau khi đọc văn bản Chiếc lá đầu tiên

Câu 1 trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 CTST

Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì?

Trả lời

- Từ “một người” (dòng 8) có thể chỉ chủ thể trữ tình hoặc một học sinh.

- Từ “tôi” (dòng 16) có thể chỉ chủ thể trữ tình.

- Từ “anh” (các dòng thơ khác) có thể chỉ chủ thể trữ tình.

→ Giúp tác giả linh hoạt trong việc bộc lộ cảm xúc của chính mình và nói thay tâm trạng của người khác, nhờ vậy bài thơ dễ dàng chạm đến cảm xúc của nhiều người và tìm được tiếng nói đồng cảm. Khi thì chủ thể ấy là anh vì muốn gửi gắm những nỗi niềm riêng tư với em – mối tình đầu của anh; khi thì chủ thể ấy là tôi vì muốn được chia sẻ những cảm xúc của lòng mình với bạn (tất cả mọi người, trong đó có em). Khi thì chủ thể ấy là ta trong cuộc trò chuyện cùng “hoa mướp”, lúc ấy ta vừa muốn tâm tình với chính mình vừa muốn bộc lộ với cả những người khác. Cảm xúc khi ấy trào dâng mãnh liệt nên vượt qua ranh giới của những nỗi niềm riêng.

Từ “một người” trong dòng thơ thứ 8: Có thể được chỉ tất cả ai đang có những rung động đầu đời, nhưng cũng có thể được hiểu là chính anh, tôi, ta, hay nói khác đi là chủ thể trữ tình. “Người” ấy đang khám phá, dự đoán cảm xúc tình yêu mới chớm nở của chính mình, của người khác, điều đó được thể hiện qua từ “có lẽ”.

Câu 2 trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 CTST

Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời

Biện pháp tu từ: Phép điệp (điệp từ nhớ ở khổ 4, từ cứ ở khổ 6; điệp ngữ nỗi nhớ ở khổ 4; điệp cấu trúc muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu (khổ 3); những chuyện năm nao, những chuyện năm nào (khổ 6).

Tác dụng: Diễn tả ấn tượng sâu đậm về những kỉ niệm tuổi học trò, sự tuôn trào của nỗi xúc động, lúc lắng đọng, lúc chơi vơi, nỗi nhớ, niềm bâng khuâng, đồng thời tạo nhạc điệu da diết, xao xuyến cho bài thơ.

Câu 3 trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 CTST

Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5.

Trả lời

Việc sử dụng câu đối thoại ở khổ 5 nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chi tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về mái trường cũ, những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò. Từ đó, người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò.

Câu 4 trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 CTST

Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời

- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao, yêu.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nối nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.

Câu 5 trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 CTST

Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ?

Trả lời

Chiếc lá đầu tiên là hình ảnh có tính biểu tượng, tượng trưng cho tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cho cuộc hẹn hò đầu tiên, cho kỉ niệm đầu tiên, buổi học, năm học đầu tiên, cho những xao xuyến, bâng khuâng lạ lẫm đầu tiên của tuổi học trò. Những gì có tính chất “đầu tiên” thường ban sơ, ngây ngô, trong trẻo, do đó chúng rất đẹp và để lại ấn tượng sâu đậm trong kí ức con người. Vì vậy, cho dù được hiểu với nghĩa nào thì hình ảnh “đầu tiên” ấy đều gợi lên sự trong sáng, thơ ngây và những cảm xúc khó quên.

Câu 6 trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 CTST

Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc những suy nghĩ gì về tuổi học trò?

Trả lời

Với em, tuổi học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Bài thơ dường như đã diễn tả hết những tâm trạng của em mỗi khi nhớ đến những ngày tháng hồn nhiên, vô tư cắp sách đến trường, được học tập, được vui chơi cùng bạn bè và thầy cô. Tuổi học trò thật trong sáng, vô giá và chất chứa nhiều kỉ niệm khó quên.

Bài tập sáng tạo

Hãy sử dụng một trong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,... để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.

Học sinh tự sáng tạo.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 4.773
0 Bình luận
Sắp xếp theo