Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2023
Đề thi Văn lớp 10 học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2023 được Hoatieu chia sẻ đến các em học sinh trong bài viết này là mẫu đề thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 bộ Chân trời sáng tạo được các thầy cô giáo biên soạn theo nội dung sách mới bám sát chương trình học. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra Văn 10 Chân trời sáng tạo học kì 2 có đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo - số 1
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sĩ mắng triểu đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà đòi bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Khái quát nội dung chính đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm): Sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được lột tả như thế nào? Theo anh/chị, tác giả tố cáo tội ác của giặc để làm gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Trong câu: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù" có thể thay "quên" bằng "không"; "chưa" bằng "chẳng" được không? Vì sao?
Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra, phân tích hiệu quả hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
Câu 6 (1,0 điểm). Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng gì của nhân vật "ta"? Tâm trạng, nỗi lòng đó được diễn tả theo cách nào? Chỉ ra tác dụng?
Câu 7 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, anh/chị hiểu gì về vai trò của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc?
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật.
2. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo - số 1
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt: nghị luận. | 0,5 điểm |
Câu 2 | Đoạn trích tố cáo tội ác và sự ngang ngược của quân giặc, qua đó bộc lộ lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần sẵn sàng hi sinh của Trần Quốc Tuấn. | 0,5 điểm |
Câu 3 | - Chi tiết tả tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù: + Kẻ thù tham lam, tàn bạo: Ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc + Hành động xúc phạm danh dự đất nước: "Lưỡi cú diều", "thân dê chó" - sứ Nguyên để "xỉ mắng triều đình", "bắt nạt tể phụ". - Đoạn văn tố cáo tội ác giặc để khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ. | 1,0 điểm |
Câu 4 | - "Quên" : Có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Dùng câu này để thể hiện lòng căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không để tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người. Còn "không" : Chỉ mang ý nghĩa phủ định. - "Chưa" : Biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng thời điểm sau đó có thể có. Dùng câu này để thể hiện thái độ tìm cách trả thù giặc, bây giờ chưa làm được nhưng chắc chắn sẽ làm được sau đó. Còn từ "chẳng' chỉ biểu thị ý phủ định nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. => không thể thay" quên "bằng" không ";" chưa "bằng" chẳng "được. Nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu. | 1,0 điểm |
Câu 5 | - So sánh: Ruột đau như cắt Phóng đại, khoa trương: Trăm thân, nghìn xác - Liệt kê: Quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. - Ẩn dụ: Xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù ý chỉ hành động không dung tha cho quân giặc; trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa chỉ sự hi sinh - Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh chủ tướng với nỗi đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc cùng thái độ căm thù giặc sôi sục; qua đó thể hiện khí phách anh hùng, hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến dù có hi sinh. | 1,0 điểm |
Câu 6 | - Nỗi đau thống thiết trước cảnh nước mất nhà tan. - Căm phẫn, uất hận kẻ thù đến đỉnh điểm - Nguyện hi sinh để giữ yên giang sơn bờ cõi => Cách bộc lộ tình cảm: trực tiếp (qua các động từ mạnh: “xả thịt”, “lột da”, “nuốt gan”, “uống máu”; lối nói thậm xưng: ‘trăm thân”, “nghìn xác”, “phơi ngoài nội cỏ”, “gói trong da ngựa”; các từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm xúc: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm tức, ta cũng vui lòng. => Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật lòng yêu nước, căm hận quân thù, đau đớn, tủi nhục vì tổ quốc bị giặc giày xéo, và tinh thần quyết chiến, sẵn sàng xả thân vì nước cho dù thịt nát xương tan. | 1,0 điểm |
Câu 7 | Vai trò của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc: - Là người chỉ huy anh minh, tài bà. - Sáng suốt, nhìn nhận thấu đáo nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược. - Có tài lãnh đạo, chỉ huy, cảm hóa lòng người, thống nhất toàn quân đồng lòng đánh giặc. | 1,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật. | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật. 2. Thân bài. a) Giải thích quan niệm: Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật: - Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế. - Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước, … c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật: - Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. - Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá. 3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề. Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ. | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | ||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
3. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo - số 2
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trẫm nghĩ, việc chọn người hiền là rất đúng lí. Chọn được người hiền là do sự tiến cử. Cho nên, khi đã được nước rồi, việc đó là việc đầu tiên. Thời cổ, ở nơi triều đình, người hiền vái nhường chen vai nhau đầy dẫy. Vì thế, ở dưới, không có người bị sót, ở trên ko có người bị quên. Có thế, việc chính trị mới được hoà vui. Xét như các đời Hán, Đường, bọn bày tôi đều tôn nhường, tiến cử người hiền: Tiêu Hà tiến Tào Nham, Nguỵ Vô Tri tiến Trần Bình, Địch nhân kiên tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu. Tuy rằng tài có cao thấp, không giống nhau, nhưng cũng được dùng đúng việc, đúng chỗ.
Nay trẫm giữ trách nhiệm lớn, ngày đêm sợ hãi y như đi trên vực sâu, chính là vì chưa được người hiền ra giúp việc trị nước. Nay lệnh cho văn võ đại thần, công hầu đại phu, từ tam phẩm trở lên, phải tiến cử một người, hoặc tại triều, hoặc tại quận, không cứ đang làm quan, hay chưa làm quan. Xét cứ có tài văn hay võ, đáng coi dân chúng là trẫm giao cho việc. Mà người tiến cử thì được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa. Nếu tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật. Nếu cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng. Xét ở đời, không hiếm người có tài, mà phép cầu tài thì không hiếm. Hoặc có người đủ tài kinh luân, ở hàng quan lại thấp kém, không được ai cất nhắc, hoặc có bực hào kiệt, ở trong nơi thảo mãng lẫn với bọn sĩ tốt, vì thiếu người đề đạt, trẫm làm sao mà biết rõ được. Vậy từ nay, bực quân tử nào muốn cùng trẫm coi việc, ai nấy tự tiến cử.
(…)
Tờ chiếu này ban ra , phàm đang ở hàng quan lại. đều gắng sức là phần việc của mình, mà cố tiến cử đề đạt. Còn như kẻ chốn nơi thôn dã, dừng lấy việc tự tiến cử làm xấu hổ, mà trẫm thành mang tiếng để xót nhân tài.
(Chiếu cầu hiền tài, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Văn hoá thông tin, 1970, tr.317, 318)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.
Câu 4 (1.0 điểm). Mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản
Câu 5 (1,0 điểm). Nhận xét của anh/chị về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Lê Lợi thể hiện qua văn bản.
Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên?
Phần 2: Viết (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc.
4. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo - số 2
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | Thể loại: chiếu. | 0,5 điểm |
Câu 2 | Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là chọn người hiền tài. | 0,5 điểm |
Câu 3 | Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản: - Người tiến cử được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa. - Tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật. - Tiến cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng. | 1,0 điểm |
Câu 4 | - Mục đích: tìm kiếm người hiền tài, có đủ vẹn đức vẹn toàn để giúp vua xây dựng đất nước. - Đối tượng: bất cứ ai có đủ tiêu chí mà vua đề ra. | 1,0 điểm |
Câu 5 | Qua đoạn trích trên, ta thấy được tầm nhìn rộng lớn của vua Lê Lợi cùng cách xử trí, tìm kiếm người hiền tài anh minh, chính trực, cho ta thấy được cách nhìn nhận việc nước, nhân cách xứng đáng là vị vua, người trị vì đứng đầu đất nước. | 1,0 điểm |
Câu 6 | HS rút ra thông điệp từ đoạn trích. Gợi ý: cách tìm kiếm và lựa chọn người hiền tài của vua thời xưa giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan, đem lại bài học ý nghĩa về cách tuyển chọn nhân tài. | 1,0 điểm |
Phần 2: Viết (5 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,5 điểm 0,5 điểm 3,0 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc. | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…) - Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá. - Nêu chủ đề của tác phẩm. - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm. - Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Khẳng định lại những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm. - Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm. | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | ||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
5. Ma trận đề thi cuối kì 2 Văn 10 CTST
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 50 | |
2 | Viết | Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 50 |
Tổng | 0 | 25 | 0 | 35 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi cuối kì 2 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án
(5 mẫu) Em hãy viết một bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ em thích
Đoạn văn giới thiệu về chủ đề tuổi trẻ và đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
Viết bài luận về bản thân lớp 10 Chân trời sáng tạo
Hình ảnh mùa thu nay khác gì với những ngày thu đã xa?
Đọc mở rộng theo thể loại Tôi có một giấc mơ
Đọc kết nối chủ điểm Đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thần trụ trời lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Prô-mê-tê và loài người trang 15
- Đọc kết nối chủ điểm Đi san mặt đất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 19 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 34 ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây trang 37
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la trang 47 ngắn nhất
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 50 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời trang 51
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 CTST
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (3 mẫu)
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên
- Soạn bài Tây Tiến lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Dưới bóng hoàng lan
- Thực hành tiếng Việt 10 tập 2 trang 15 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại - Nắng mới - Lưu Trọng Lư
- Đọc kết nối chủ điểm: Đàn Ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
- Thực hành tiếng việt trang 127 văn 10 tập 1 CTST
- Soạn bài Xã trưởng - Mẹ Đốp
- Soạn văn 10 trang 133 Chân trời sáng tạo tập 1
- Hãy viết nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia (4 mẫu)
- Soạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
- Giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 28 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn Bình Ngô đại cáo lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm - Bảo kính cảnh giới bài 43
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 44 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nguyễn Trãi - Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Chân trời sáng tạo
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại CTST
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
- Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm
- Soạn Văn 7 tập 2 trang 58 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đất rừng Phương Nam Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Giang lớp 10 tập 2 CTST
- Đọc kết nối chủ điểm Xuân về
- Soạn văn 10 tập 2 trang 77 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Buổi học cuối cùng
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Soạn bài Ôn tập trang 89 Ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 10
- Soạn bài Nam Quốc Sơn Hà trang 96 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đoạn văn giới thiệu về chủ đề tuổi trẻ và đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Tôi có một giấc mơ
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2023
- Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
- Soạn bài Ôn tập trang 113 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 (3 đề)
Soạn bài Chiếc lá đầu tiên Chân trời sáng tạo siêu hay
Soạn bài Thần trụ trời lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn
Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể lớp 10 siêu hay (6 mẫu)
Phân tích diễn biến tình cảm của chủ thể trữ tình trong Hương sơn phong cảnh
Nghị luận Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn