Đề thi Địa lí 10 học kì 1 có đáp án

Đề thi Địa lí 10 học kì 1 có đáp án. Bộ đề thi dưới đây được hoatieu.vn tìm hiểu và chọn lọc gửi đến bạn đọc.

1. Đề thi Địa lí 10 học kì 1 số 1

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm cho các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt là:

A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

B. tác động của hoàn lưu khí quyển.

C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

D. Do ảnh hưởng của các dòng biển.

Câu 2: Đối với đất địa hình không đóng vai trò trong việc:

A. Làm tăng sự bồi tụ

B. Làm tăng sự xói mòn

C. Thay đổi thành phần cơ giới của đất

D. Tạo ra các vành đai đất

Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của các hành tinh:

A. Là khối vật chất trong Vũ Trụ.

B. tự phát ra ánh sáng.

C. Không tự phát sáng.

D. Chuyển động quanh Mặt Trời.

Câu 4: Gió mùa là loại gió trong một năm có:

A. Hướng gió thay đổi không theo mùa

B. Mùa hè từ lục địa ra, mùa đông từ biển thổi vào

C. Hai mùa thổi cùng hướng nhau

D. Hai mùa thổi ngược hướng nhau

Câu 5: Trên Trái Đất nơi có lượng mưa nhiều nhất là vùng

A. gần 2 cực.

B. chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

C. ôn đới.

D. xích đạo.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không thuộc mảng kiến tạo:

A. Hiện nay đã ngừng dịch chuyển.

B. Gồm bộ phận lục địa và cả vùng lớn của đáy đại dương.

C. Một bộ phận của lớp vỏ Trái Đất bị tách dãn do các đứt gãy.

D. Dịch chuyển được là nhờ các dòng đối lưu vật chất trong lớp Manti trên.

Câu 7: Sinh quyển là

A. Là quyển của Trái Đất, trong đó có thực vật và động vật sống.

B. Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sống.

C. Nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật.

D. Nơi sinh sống của thực vật và động vật.

Câu 8: Sinh ra ngoại lực chủ yếu từ nguồn năng lượng:

A. Thủy triều

B. Bức xạ Mặt Trời

C. Gió

D. Động đất và núi lửa

Câu 9: Khu vực có nhiệt độ cao nhất bề mặt Trái Đất, ở:

A. Chí tuyến

B. Xích đạo

C. Lục địa chí tuyến

D. Lục địa và xích đạo

Câu 10: Khi khu vực giờ gốc là 5 giờ sáng thì ở Việt Nam (múi giờ số 7) lúc đó là:

A. 7 giờ sáng B. 7 giờ tối

C. 12 giờ trưa D. 12 giờ đêm

Câu 11: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ một lần ở:

A. Cực Bắc và Nam

B. Chí tuyến Bắc và Nam

C. Ngoại chí tuyến

D. Nội chí tuyến

Câu 12: Từ trong ra ngoài, cấu tạo của Trái Đất theo thứ tự các lớp:

A. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa và vỏ đại dương.

B. Nhân, bao Manti, vỏ đại dương, vỏ lục địa.

C. Nhân, vỏ lục địa, vỏ đại dương, bao Manti.

D. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa, vỏ đại dương.

Câu 13: Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào

A. Độ dốc của mặt nước ở nguồn sông

B. Độ dốc của mặt nước ở cửa sông

C. Độ dốc của đáy sông

D. Độ dốc và độ rộng của lòng sông

Câu 14: Địa hào được hình thành do:

A. Các lớp đá có bộ phận trồi lên.

B. Các lớp đá uốn thành nếp.

C. Các lớp đá bị nén ép.

D. Các lớp đá có bộ phận bị sụt xuống.

Câu 15: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được:

A. Sự phân bố không đồng đều của đối tượng địa lí.

B. Sự phân bố liên tục của đối tượng địa lí.

C. Cơ cấu của đối tượng địa lí.

D. Sự phân bố đồng đều của đối tượng địa lí.

Câu 16: Đồng bằng châu thổ là dạng địa hình được hình thành bởi quá trình:

A. Tích tụ B. Xâm thực

C. Vận chuyển D. Bào mòn

Câu 17: Phân biệt gió biển, gió đất và gió mùa? 2,5 điểm

Câu 18: Nêu địa hình được tạo thành do nội lực mà em biết? 1 điểm

Câu 19: Nêu ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí? Cho ví dụ? 2,5 điểm

Đáp án đề số 1

1-A

2-C

3-B

4-D

5-D

6-A

7-B

8-B

9-C

10-C

11-B

12-A

13-D

14-D

15-A

16-A

Câu 17:

- Giống nhau:

  • Đều hình thành do sự thay đổi khí áp, sự hấp thụ nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương
  • Đều được thổi từ áp cao xuống áp thấp

- Khác nhau:

Gió biển: 

- Thổi theo mùa

- Phạm vi rộng ở khu vực nhiệt đới và ôn đới

- Hướng gió: Gió mùa hạ thổi từ khu vực nhiệt đới về khu vực ôn đới và gió mùa mùa đông thì ngược lại.

- Tính chất: Gió mùa mùa hạ thì mang hơi ẩm và gây mưa. Gió mùa mùa đông thì mang hơi lạnh và khô.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu là do sự hấp thu nhiệt và toả nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa

Gió đất - gió mùa: 

- Thổi theo ngày đêm

- Phạm vi hẹp trong một khu vực, hầu như là ven biển

- Hướng gió: Gió biển thổi từ ngoài biển vào đất liền thường là ban ngày. Gió đất thổi từ đất liền ra biển thường là ban đêm

- Tính chất: Mang theo không khí mát, ẩm.

- Nguyên nhân: Được hình thành là do sự hấp thu nhiệt và toả nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo ngày đêm

Câu 18:

Địa hình được tạo thành do nội lực là: Cao nguyên Badan, miền núi Tây bắc, Dãy Trường Sơn,..

Câu 19:

Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: Yêu cầu con người phải nghiên cứu kỹ càng về các điều kiện địa lí tự nhiên trước khi khai thác. Hơn nữa còn giúp con người tìm ra những nguyên nhân khắc phục tình trạng biến đổi xấu.

Ví dụ như con người thấy được tác động của mưa bão khiến cho sạt lở, nên con người tìm hiểu và biết nguyên nhân là do phá rừng nên phải thực hiện biện pháp trồng rừng và bảo vệ rừng nghiêm ngặt.

2. Đề thi Địa lí 10 học kì 1 số 2

Câu 1: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do

A. không khí càng nhiều, nên sức nén giảm, khiến khí áp giảm.

B. không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khiến khí áp giảm.

C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên, khiến khí áp giảm.

D. không khí càng khô nên nhẹ hơn, khiến khí áp giảm.

Câu 2: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố

A. khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.

B. nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

C. gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.

D. khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

Câu 3: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ cấu dân số theo giới?

A. Nước phát triển nữ nhiều hơn nam.

B. Biến động theo thời gian.

C. Nước đang phát triển nữ nhiều hơn nam.

D. Khác nhau ở từng nước

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về nguyên nhân thay đổi khí áp?

A. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm.

B. Nhiệt độ tăng, khí áp tăng.

C. Nhiệt độ giảm, không khí co lại nên khí áp tăng.

D. Càng lên cao, khí áp giảm.

Câu 5: Phát biểu nào không đúng với lượng mưa phân bố trên Trái Đất?

A. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.

B. Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam.

C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo

D. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

Câu 6: Hướng hoạt động của gió Mậu dịch là

A. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.

B. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

C. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

D. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.

Câu 7: Nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất?

A. Khí hậu.

B. Sinh vật.

C. Thời gian.

D. Địa hình.

Câu 8: Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, có vai trò quyết định tớí

A. lượng chất dinh dưỡng trong đất.

B. đặc tính lí, hóa và độ tơi xốp của đất.

C. khả năng hút nước của đất.

D. thành phần tính chất của đất.

Câu 9: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là

A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

B. số dân trung bình cùng thời điểm.

C. gia tăng cơ học

D. nhóm dân số trẻ.

Câu 10: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần phát triển tốt trên loại đất nào sau đây?

A. Đất feralit đồi núi.

B. Đất ngập mặn.

C. Đất chua phèn

D. Đất phù sa ngọt.

Câu 11: Động lực làm tăng dân số thế giới là

A. tỉ suất tử thô.

B. gia tăng dân số tự nhiên.

C. tỉ suất sinh thô.

D. gia tăng cơ học

Câu 12: Gió mùa là loại gió

A. thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam, tính chất của gió là nóng ẩm.

B. thổi vào mùa đông theo hướng đông bắc, tính chất của gió là lạnh khô.

C. thổi theo mùa, hướng và tính chất của gió ở hai mùa trái ngược nhau.

D. thổi quanh năm, hướng và tính chất của gió hầu như không thay đổi.
Câu 13: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

A. Nhiệt độ trung b́nh năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

B. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

C. Nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất là khu vực xích đạo.

D. Nhiệt độ không khí có sự thay đổi ở bờ Đông và bờ Tây lục địa.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây đúng với gió Mậu dịch?

A. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh khô, hướng gió thay đổi theo mùa

B. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là ẩm ướt.

C. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, hướng gió thay đổi theo mùa

D. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô.

Câu 15: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là

A. gia tăng cơ học

B. gia tăng dân số.

C. quy mô dân số.

D. gia tăng dân số tự nhiên.

Câu 16: Phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới là

A. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

B. thổi từ áp cao cực về áp thấp xích đạo.

C. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.

D. thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

Câu 17: Trình bày hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: sự luân phiên ngày và đêm? (2 điểm)

Câu 18: Nêu cụ thể các tác hại của nóng lên toàn cầu đến các thành phần tự nhiên? (4 điểm)

Đáp án đề số 2

1-B

2-B

3-C

4-B

5-D

6-D

7-B

8-D

9-A

10-B

11-B

12-C

13-C

14-D

15-A

16-A

Câu 17:

  • Do Trái Đất hình cầu nên vào 1 thời điểm Mặt Trời chỉ chiếu sáng được 1 nửa; nửa kia không được chiếu sáng, sinh ra hiện tượng ngày đêm
  • Do Trái Đất tự quay quanh trục (thời gian tự quay quanh trục khoảng 24 giờ) nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, tao nên hiện tượng luân phiên ngày đêm

Câu 18: Các tác hại của nóng lên toàn cầu đến các thành phần tự nhiên:

- Đối với sinh quyển: Những sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn do mất đi môi trường sống như gấu bắc cực hoặc những khu vực sinh sống của động, thực vật trên cạn bị nước biển nhấn chìm. Hoặc là do nền nhiệt tăng khiến cho những động thực vật không thể chịu đựng được và chúng chết dần chết mòn.

- Đối với khí quyển: Điều này con người thấy rõ nhất đó là nhiệt độ đang ngày càng tăng lên, con người phải đối mặt với tình trạng nắng nóng nhất là mùa đông có nhiệt độ tăng cao hơn trước.

- Đối với thổ nhưỡng: những khu vực nóng sẽ nóng hơn và đất đai ngày càng biến chất hơn và một số khu vực lại bị nước biển nhấn chìm do sự thay đổi của mực nước biển;

- Đối với thuỷ quyển: Điều này cho thấy rõ được nhiệt độ khu vực vùng cực tăng lên dần, khiến cho băng tuyết tan ra, gia tăng thêm nước biển trên toàn cầu.

3. Đề thi Địa lí 10 học kì 1 số 3

Câu 1: Trong phương pháp kí hiệu, yếu tố nào của kí hiệu thể hiện được quy mô của đối tượng địa lí trên bản đồ?

A. Màu sắc.

B. Kích thước.

C. Số lượng.

D. Hình dạng kí hiệu.

Câu 2: Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy trong bản đồ các múi giờ?

A. 6. B. 7.

C. 8. D. 9.

Câu 3: Trái Đất hoàn thành một vòng chuyển động quanh Mặt Trời trong khoảng thời gian nào?

A. 24 giờ. B. 365,2 ngày.

C. 21/3 đến 23/9. D. 29,5 ngày.

Câu 4: Do tác động của lực Côriôlit nên các vật chuyển động từ cực về xích đạo ở bán cầu Nam sẽ bị lệch hướng

A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động

D. Về phía xích đạo

Câu 5: Theo thứ tự từ ngoài vào trong, cấu trúc của Trái Đất gồm

A. lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.

B. vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

C. vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất, lớp Manti.

D. vỏ Trái Đất, thạch quyển, nhân Trái Đất.

Câu 6: Ngoại lực là những lực sinh ra

A. trong lớp nhân của Trái Đất.

B. ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

C. từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất.

D. từ tầng trầm tích của lớp vỏ Trái Đất.

Câu 7: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng từ Vũ Trụ.

B. nguồn năng lượng Mặt Trời.

C. sức gió, sức nước và năng lượng thủy triều.

D. nguồn năng lượng trong lòng đất.

Câu 17: Nhiệt độ trung bình năm của Tam Đảo cao hơn Vĩnh Yên là biểu hiện của qui luật nào sau đây?

A. Địa đới.

B. Đai cao

C. Thống nhất và hoàn chỉnh.

D. Địa ô.

Câu 9: Trong tầng đối lưu, trung b́ình cứ lên cao 1000 m nhiệt độ sẽ giảm

A. 0,60C. B. 10C.

C. 60C. D. 0,060C.

Câu 10: Các sông bắt nguồn từ núi cao và các sông ở vùng ôn đới lạnh thường có lũ lụt vào mùa

A. xuân B. hạ

C. thu D. đông

Câu 11: Nguyên nhân sinh ra sóng thần

A. gió càng to sóng càng mạnh

B. Động đất, núi lửa

C. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời

D. Động đất, núi lửa, bão

Câu 12: Khu vực xích đạo có lượng mưa

A. ít nhất. B. nhiều nhất.

C. trung bình D. tương đối nhiều.

Câu 13: Đặc trưng của thổ nhưỡng là

A. thành phần khoáng chất

B. kết cấu của các phân tử

C. độ phì

D. nguồn gốc hình thành

Câu 14: Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ làm cho các thành phần khác của lớp vỏ địa lí thay đổi theo. Điều này thể hiện

A. tính đai cao của tự nhiên.

B. tính địa đới của tự nhiên.

C. tính phi địa đới của tự nhiên.

D. tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý.

Câu 15: Lớp vỏ Địa lý bao gồm những bộ phận nào?

A. Trầm tích, granit, badan

B. Khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển

C. Thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển

D. Vỏ lục địa và vỏ đại dương

Câu 16: Sự phân bố đối xứng và xen kẽ của các vành đai khí áp từ xích đạo về cực là biểu hiện rõ nhất của qui luật

A. địa ô

B. đai cao

C. địa đới

D. thống nhất và hoàn chỉnh.

Câu 17: Biển có vai trò như thế nào đến nhiệt độ không khí? Tại sao mùa hè người dân lại muốn đi nghỉ dưỡng ở vùng cao như Đà Lạt? (2 điểm)

Câu 18: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt và biện pháp bảo vệ nguồn nước ngọt? 2 điểm

Câu 19: Nêu 2 ví dụ về biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí? 2 điểm

Đáp án đề số 3

1-B

2-B

3-B

4-B

5-B

6-B

7-D

8-B

9-C

10-A

11-D

12-B

13-C

14-D

15-C

16-C

Câu 17:

- Vai trò của Biển: Mặt nước biển hấp thụ bức xạ mặt trời thấp do đó không khi ngoài biển mát hơn và gió thổi vào đất liền mang không khí mát lạnh khiến không khí ven biển không còn nóng nực.

- Mùa hè người dân muốn đi nghỉ dưỡng tại vùng cao như Đà Lạt vì: Đà Lạt là những nơi có địa hình cao, nằm trên các cao nguyên và núi. Theo nguyên lý hấp thụ nhiệt thì càng lên cao không khí càng loãng hơn, từ đó thì mức hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời cũng thấp hơn tạo nên nền nhiệt độ thấp hơn những khu vực Đồng Bằng và thành thị.

Câu 18:

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là:

  • Do chất thải sinh hoạt của con người
  • Do thiên tai bão lũ;
  • Do các hoạt động sản xuất công nghiệp

- Biện pháp bảo vệ nguồn nước ngọt: Học sinh nêu được 5 biện pháp là đạt yêu cầu

  • Tuyên truyền việc tiết kiệm nước trong nhân dân;
  • Thực hiện các hoạt động nhằm làm sạch các ao, hồ, sông suối;
  • Tuyên truyền nhân dân tận dụng tối đa nguồn nước có thể như việc sử dụng lại nước sau khi rửa rau để tưới cây.
  • Các doanh nghiệp cần có hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường;
  • Thực hiện những chính sách hạn chế sử dụng chất hoá học trong nông nghiệp;
  • Thực hiện chặt việc nghiêm cấm các hành vi xả rác, chất thải ra khu vực nước ở sông, hồ, ao;
  • Ban hành những chính sách quy định về việc khai thác nước ngầm;
  • Ngoài ra nhà nước phối hợp với các đơn vị ban ngành tìm kiếm các nguồn nước ngọt bổ sung.

Câu 19: Học sinh nêu được ví dụ chuẩn xác là đạt yêu cầu.

Ví dụ:

  • Lượng mưa tăng khiến cho những dòng sông tăng lưu lượng nước và dòng chảy mạnh, từ đó khiến cho địa hình gần sông bị xói mòn mạnh hơn, còn khu vực đồng bằng thì lại được bồi đắp thêm phù sa do nước cuốn trôi từ khu vực cao về;
  • Gió ở các khu vực gần biển sẽ tạo ra những sóng biển và dạt vào đất liền, những đợt sóng có thể cao hoặc thấp, khi sóng đập vào bờ khiến những đất đá ven bờ bị biến đổi hình dạng và bị bào mòn.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
7 78
0 Bình luận
Sắp xếp theo