Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm lớp 10
- 1. Dàn ý nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
- 2. Viết bài văn nghị luận (400 – 600) từ thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm
- 3. Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
- 4. Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm - mẫu 1
- 5. Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm - mẫu 2
Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm. Đây là dạng bài viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm các em học sinh sẽ được học trong chương trình ngữ văn lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là một số bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm, nghị luận xã hội về sự thờ ơ vô cảm hay và ý nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là một dạng bài viết hay trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Thông qua bài viết này các em có thể đề cập đến những vấn đề về thói quen xấu, lối sống của một số bộ phận người trong xã hội để nêu ra những mặt xấu, những tác hại và cách thuyết phục moi người sửa đổi để hướng tới điều tốt đẹp hơn. Sau đây là một số bài văn mẫu nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm hay và ngắn gọn Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.
1. Dàn ý nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
1. Mở bài:
- Giới thiệu và nêu vấn đề: “thái độ sống thờ ơ, vô cảm” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.
2. Thân Bài:
- Khái niệm về thái độ sống thờ ơ, vô cảm: sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại…
- Biểu hiện của thái độ sống thờ ơ, vô cảm:
+ Hành động ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, thờ ơ trước mọi nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình.
+ Tự cô lập bản thân, tách biệt mình khỏi xã hội với những suy nghĩ tiêu cực, ích kỉ.
- Nguyên nhân của thái độ sống thờ ơ, vô cảm
+ Do bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống.
+ Do lối sống thực dụng, hưởng thụ… khiến người ta thấy cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu.
+ Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.
+ Do phụ huynh nuông chiều con cái… dẫn đến sự ích kỉ,… mất kết nối với xung quanh
+ Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp
- Tác hại của thái độ sống thờ ơ, vô cảm
+ Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.
+ Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.
+ Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.
- Giải pháp để từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm
+ Cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh.
+ Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của bạn đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.
+ Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn….
+ Hãy sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau…
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Thái độ sống thờ ơ, vô cảm là một thái độ xấu và cần được bạn xóa bỏ để phát triển, cải thiện hay thay đổi bản thân. Đừng để lối sống thờ ơ, vô cảm trở thành vật cản con đường của hành trình đến với thành công của bạn.
- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về thái độ sống thờ ơ, vô cảm, biết xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Bạn cần chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta để trái tim và cuộc sống này tràn ngập yêu thương; cố gắng ra sức chống bệnh vô cảm qua việc làm, học tập hằng ngày của bạn … và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.
2. Viết bài văn nghị luận (400 – 600) từ thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm
Mở bài:
- Giới thiệu: Hiện nay thời đại 4.0, kỷ nguyên của cách mạng số, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến nên mỗi người thời đại nay đều trang bị cho mình, vì vậy con người ngày càng thờ ơ, vô cảm với cuộc sống xung quanh mình hơn.
- Nêu vấn đề: “thái độ sống thờ ơ, vô cảm” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.
Thân Bài:
- Khái niệm về thái độ sống thờ ơ, vô cảm:
Thờ ơ, vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại…
Vô cảm là một trong những căn bệnh “ung thư tâm hồn” của một bộ phận người trong xã hội. Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng này thu hút mối quan tâm và gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.
- Biểu hiện của thái độ sống thờ ơ, vô cảm:
+ Biểu hiện rõ nhất của người có lối sống vô cảm đó là hành động ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, thờ ơ trước mọi nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Gia đình mình cần sự trợ giúp, chia sẻ thì mình lại bơ đi không quan tâm đến, hay khi đi qua một bông hoa mình lại thờ ơ trước vẻ đẹp, khi thấy một người đi đường bị đau thì lại bỏ qua và tỏ thái độ không quan tâm,...
+ Tự cô lập bản thân, tách biệt mình khỏi xã hội với những suy nghĩ tiêu cực, ích kỉ.
- Nguyên nhân của thái độ sống thờ ơ, vô cảm
+ Có thể những người vô cảm do họ bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống.
+ Do lối sống thực dụng, hưởng thụ… khiến người ta thấy cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu.
+ Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.
+ Do phụ huynh nuông chiều con cái… dẫn đến sự ích kỉ,… mất kết nối với xung quanh
+ Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp
- Tác hại của thái độ sống thờ ơ, vô cảm
+ Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.
+ Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.
+ Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.
- Giải pháp để từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm
+ Bạn cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh. Sống trong đời sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với người thân, với cộng đồng; không nên sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ
+ Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của bạn đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.
+ Bạn hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứt được “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy.
+ Bạn hãy sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau…
Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Rút ra bài học cho bản thân.
3. Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
Xã hội hiện nay đang trên đà phát triển, tồn tại song song với những thời cơ là những khó khăn, thách thức và một trong những khó khăn nhất định trong phát triển đất nước đó là bệnh tật. Ngoài những căn bệnh liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người như bệnh tim, bệnh lao phổi, bệnh ung thư..., phải kể đến những bệnh về tinh thần và lối sống của con người như bệnh ích kỷ, bệnh vô cảm... Trong đó, bệnh vô cảm thực sự là một căn bệnh rất nguy hiểm và đáng quan ngại, gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân con người và cả xã hội, cần phải ngăn chặn và chữa trị kịp thời.
"Bệnh vô cảm" như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ "vi rút" nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại.
Sự phát triển của xã hội ngày nay một mặt mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ cho con người nhưng mặt khác nó lại làm nảy sinh tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn "cái tôi" mà quên mất "cái ta". Tiền bạc, danh vọng, quyền lực... là những cám dỗ khiến con người đam mê đời sống vật chất mà coi nhẹ đời sống tinh thần. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hết cho hoàn cảnh khách quan. Với không ít người, "bệnh vô cảm" bắt nguồn từ tính ích kỉ, từ nhận thức hạn hẹp, lệch lạc.
"Bệnh vô cảm" có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Đó là sự thờ ơ trước niềm vui hoặc nỗi buồn của những người xung quanh hay thản nhiên trước một câu chuyện buồn trong sách báo hoặc trên phim ảnh. Nhưng đáng sợ hơn cả là thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn trước những đau thương, mất mát của đồng loại như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai bão lụt... Trái tim của những kẻ mắc "bệnh vô cảm" không hề băn khoăn, rung động trước những gì liên quan tới lĩnh vực tinh thần. Họ không hiểu rằng lời mắng nhiếc, nhục mạ của họ sẽ khoét sâu nỗi đau trong lòng một đứa trẻ bất hạnh như thế nào. Một ánh mắt dửng dưng, khỉnh bỉ của họ trước một người khuyết tật sẽ làm tăng thêm mặc cảm và nỗi buồn khó nguôi ngoai.
"Bệnh vô cảm" còn biểu hiện qua thái độ dửng dưng hoặc cố tình né tránh khi chứng kiến người gặp nạn trên đường. Không ít kẻ vội vã bỏ đi, mặc kệ nạn nhân vì sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới mình. Ở trường, ở lớp, "bệnh vô cảm" thể hiện qua thái độ thiếu quan tâm đối với các bạn yếu kém hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Vô cảm còn thể hiện trong cung cách ứng xử lạnh nhạt, thiếu hòa đồng với bạn bè và người thân. Điều đó dẫn tới sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ và ngày càng đẩy kẻ mắc "bệnh vô cảm" vào tình trạng cô độc, héo hắt về mặt tinh thần. Cuộc sống nhạt nhẽo của họ thực ra chỉ là sự tồn tại vô nghĩa mà thôi.
Câu chuyện ngụ ngôn Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại xuất hiện từ thuở xa xưa kể về một anh chàng khi nhà hàng xóm liền vách bị cháy mà vẫn thản nhiên kéo chăn trùm đầu nằm ngủ, còn tặc lưỡi tự nhủ là cháy nhà người khác chứ có phải cháy nhà mình đâu mà sợ! Rốt cuộc, lửa cháy lan sang nhà anh ta, mọi thứ tan thành tro bụi. Lúc đó, anh ta mới tỉnh ngộ, ân hận vò đầu, bứt tai kêu khóc. Thờ ơ, lạnh nhạt đến ích kỉ như thế là tự chuốc họa vào thân.
"Bệnh vô cảm" hiện nay khá phổ biến trong xã hội và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Một thanh niên không nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt. Một học sinh lớn thấy một em nhỏ té ngã mà không đỡ dậy. Đường bị kẹt mà nhiều người cứ cố tình luồn lách, không biết nhường nhau, vi phạm luật lệ giao thông. Thấy người bị tai nạn mà không giúp đỡ. Quay lưng ngoảnh mặt trước tình cảnh đau thương của đồng bào bị thiên tai, bão lụt, trước số phận bất hạnh của hàng ngàn trẻ thơ mồ côi, người già không nơi nương tựa... Đó là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đến tàn nhẫn. Thái độ ấy rất đáng phê phán và lên án. Nếu không, nó sẽ thành hiện tượng bình thường được xã hội chấp nhận và cứ thế lan rộng mãi như một bệnh dịch nguy hiểm.
Ở mức độ cao hơn, bệnh vô cảm đồng nghĩa với thái độ vô trách nhiệm, gây ra tác hại không nhỏ cho xã hội, cho đất nước. Có thể lấy một vài ví dụ trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế... Đó là những người có chức có quyền kí duyệt những dự án công trình lớn mà không nghĩ tới hậu quả sau mười năm hai mươi năm, người dân trong vùng sẽ sống ra sao. Chỉ vì một mối lợi nhỏ, họ có thể xóa sạch nhiều khu rừng nguyên sinh, biến thành trang trại trồng cà phê... nhưng cà phê chưa thu hoạch được thì lũ đã tràn về, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.
Chính vì vậy, chúng ta cần chung tay lên án bệnh vô cảm, thói thờ ơ, lạnh nhạt để cái thiện, điều tốt cần được nhân rộng; cái ác, cái xấu phải bị diệt trừ. Khi vấn đề trên nếu thực hiện đồng bộ và triệt để thì tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa, đất nước Việt Nam sẽ tự hào sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong ước và hi vọng.
4. Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm - mẫu 1
Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế… Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da… có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.
Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.
Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.
Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhất. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.
Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.
Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.
Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.
Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.
Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.
Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.
5. Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm - mẫu 2
Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế thị trường khi mà tất cả các giá trị của cuộc sống đang ngày càng bị mai một đi. Con người ta sống trong thời đại này cũng bị đồng tiền, bị guồng quay của cuộc sống cuốn đi và đôi lúc chúng ta cảm thấy mình đang dần sống vô cảm với xã hội. Bệnh vô cảm đã và đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc của xã hội ta hiện nay.
Bệnh vô cảm xuất phát từ tâm hồn của tất cả mọi người. Khi mà trước tất cả các sự hiện tượng của cuộc sống không còn có tác động gì đến chúng ta nữa. Vô cảm chính là làm ngơ là thờ ơ trước những diễn biến của cuộc sống xung quanh mình.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm, có khi do xã hội khiến cho con người ta mải miết chạy theo đồng tiền chạy theo những hư vinh vật chất. Bệnh vô cảm có thể xuất phát ở tất cả mọi người chứ không riêng gì những người xấu. Vì có khi người tốt im lặng trước cái xấu để cho cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Bệnh vô cảm biểu hiện rất đa dạng, muôn màu, vô cảm với xã hội, người thân, gia đình, bạn bè và đôi khi còn vô cảm với cả bản thân mình nữa. Có không ít trường hợp tai nạn giao thông mà không một ai đưa đi bệnh viện mặc dù lúc đó còn rất đông người. Lên xe bus thấy kẻ gian móc túi nhưng vẫn dửng dưng như không, xem như không có chuyện gì xảy ra. Trong cuộc sống thấy kẻ gian lộng hành, tham nhũng nhưng vẫn tỏ ra mắt mù tai điếc không nghe không thấy gì hết. Bệnh vô cảm đang càng ngày càng lan rộng ra ngoài xã hội xâm nhập vào từng các gia đình, người thân của chúng ta. Thậm chí đối với cả anh em ruột thịt mà còn ra tay được với nhau thì thử hỏi đạo đức còn đâu?
Bệnh vô cảm để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội. Nó biến con người ta trở thành một công cụ vô tri vô giác không có tình thương. Đây là căn bệnh từ trong tim con người nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chúng ta, không gì nguy hiểm bằng việc đục khoét trái tim con người, biến con người trở thành máu lạnh. Bệnh vô cảm sẽ khiến cho những người cán bộ, người phụng sự vì nhân dân quên mất nhiệm vụ của mình, sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà quên mất lợi ích quốc gia dân tộc. Thật đáng lo lắng khi những người y, bác sĩ đội ngũ cứu người mắc căn bệnh này vì nó sẽ đe dọa đến mạng sống của từng bệnh nhân…
Căn bệnh vô cảm sẽ khiến con người ta nhanh chóng tiếp tay cho cái ác, quay lưng lại với các giá trị chân – thiện – mỹ. Nó sẽ đầu độc tâm hồn của tất cả con người chúng ta biến chúng ta trở thành những cỗ máy không có trái tim.
Để ngăn chặn được những hành động này thì chúng ta cần phải biết yêu thương, đồng cảm chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống. Hãy vì một xã hội luôn ran ngập tình yêu thương và trách nhiệm. Đặc biệt là các thanh niên trong xã hội hiện nay cần nêu cao hơn nữa tình cảm tương thân tương ái yêu thương con người.
Mỗi chúng ta hãy trở thành một con người tốt, con người có ích cho xã hội hôm nay. Hãy cùng chung tay từ hôm nay dù chỉ là một hành động rất nhỏ thôi để xây dựng một cộng đồng tình nghĩa tương thân tương ái.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2023
Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 (3 đề)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện
Mạn thuật bài 13 đọc hiểu (5 đề)
(6 đề) Gió lạnh đầu mùa đọc hiểu có đáp án
(5 mẫu) Em hãy viết một bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ em thích
Bạn hãy tham quan một bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương và viết một bài thu hoạch ngắn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Thần trụ trời lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Prô-mê-tê và loài người trang 15
- Đọc kết nối chủ điểm Đi san mặt đất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 19 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 34 ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây trang 37
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la trang 47 ngắn nhất
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 50 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời trang 51
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 CTST
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (3 mẫu)
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên
- Soạn bài Tây Tiến lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Dưới bóng hoàng lan
- Thực hành tiếng Việt 10 tập 2 trang 15 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại - Nắng mới - Lưu Trọng Lư
- Đọc kết nối chủ điểm: Đàn Ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
- Thực hành tiếng việt trang 127 văn 10 tập 1 CTST
- Soạn bài Xã trưởng - Mẹ Đốp
- Soạn văn 10 trang 133 Chân trời sáng tạo tập 1
- Hãy viết nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia (4 mẫu)
- Soạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
- Giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 28 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn Bình Ngô đại cáo lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm - Bảo kính cảnh giới bài 43
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 44 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nguyễn Trãi - Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Chân trời sáng tạo
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại CTST
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
- Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm
- Soạn Văn 7 tập 2 trang 58 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đất rừng Phương Nam Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Giang lớp 10 tập 2 CTST
- Đọc kết nối chủ điểm Xuân về
- Soạn văn 10 tập 2 trang 77 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Buổi học cuối cùng
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Soạn bài Ôn tập trang 89 Ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 10
- Soạn bài Nam Quốc Sơn Hà trang 96 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đoạn văn giới thiệu về chủ đề tuổi trẻ và đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Tôi có một giấc mơ
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2023
- Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
- Soạn bài Ôn tập trang 113 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Chân trời sáng tạo
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy
Phân tích Bảo kính cảnh giới bài 38
Cảm nhận Hương Sơn phong cảnh
Soạn văn 10 trang 133 Chân trời sáng tạo tập 1
Hãy viết bản hướng dẫn cách sử dụng một trong những thiết bị thông dụng nơi công cộng
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen vứt rác bừa bãi