Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo

Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo - Tác phẩm Dục Thúy Sơn (Núi Dục Thúy) đã được đưa vào giảng dạy trong bài Đọc mở rộng theo thể loại và tác giả trang 46 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo. Sau đây là một số gợi ý giúp các em soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Dục Thúy Sơn được tốt hơn trước khi học tác phẩm trên lớp.

Soạn bài Dục Thúy Sơn CTST

Soạn bài Dục Thúy Sơn CTST

Câu 1. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ

Trả lời

- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ: hoa sen, bóng tháp hình trâm ngọc, ...

+ Sử dụng phép đối: sự đối lập giữa phù và trụy (nổi và rơi). Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.

+ Miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian.

Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Trả lời

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: Tháp ảnh trâm thanh ngọc/ Ba quang kính thúy hoàn

+ So sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc xanh, ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc.

→ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh cùng hai hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” giúp tăng thêm sự liên tưởng cho cảnh vật, từ đó gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của núi Dục Thúy.

Câu 3. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

→ Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.

Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời

Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước. Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì hoa sen là loài hoa tôi yêu thích và bởi một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.890
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm