Rồi hóng mát thuở ngày trường đọc hiểu (4 đề)

Bộ đề đọc hiểu Cảnh ngày hè được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là tổng hợp đề đọc hiểu Cảnh ngày hè trắc nghiệm, các câu hỏi tự luận bài Cảnh ngày hè có đáp án sẽ giúp các em nắm được Rồi hóng mát thuở ngày trường thể thơ, Cảnh ngày hè phương thức biểu đạt cũng như các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Cảnh ngày hè của tác gia Nguyễn Trãi. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề đọc hiểu Cảnh ngày hè. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đề đọc hiểu Cảnh ngày hè số 1

 Đề đọc hiểu Cảnh ngày hè

“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

(Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)

Câu 1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?

Câu 2/ Các từ đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc miêu tả cảnh ngày hè?

Câu 3/ Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản có gì lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Câu thơ kết thúc bài thơ thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ?

Câu 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.

Gợi ý

Câu 1. Văn bản trên có 3 ý chính:

  • Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên
  • Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người
  • Niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.

Câu 2. Các từ đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc miêu tả cảnh ngày hè: tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy giàu sức gợi hình tượng và cảm giác. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra ; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu tiễn (ngát, nức) gợi tả sức lan toả của hương sen ; từ lao xao, dắng dỏi đảo lên trước chợ cá, cầm ve làm nổi bật âm sắc rộn ràng, râm ran rất riêng của mùa hè. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự đồng cảm, chia sẻ với nỗi vất vả của người dân lao động nghèo.

Câu 3. Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật là đều dùng 6 tiếng (câu lục ngôn). Đó là sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Trãi khi Việt hoá thơ Đường.

Câu thơ kết thúc bài thơ Dân giàu đủ khắp đòi phương thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của nhà thơ Nguyễn Trãi.

Câu 4. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

- Nội dung: từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, thí sinh suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay. Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì ? Tại sao phải lấy dân làm gốc ? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc ? Bài học nhận thức và hành động?

2. Đề đọc hiểu Cảnh ngày hè số 2

Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

(Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)

Câu 1. Xác định chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản trên. Nêu nhận xét chung về những chi tiết đó ?

Câu 2. Những động từ giương, đùn đùn, phun làm cho bức tranh phong cảnh mùa hè có gì đặc biệt?

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ láy lao xao, dắng dỏi ?

Câu 4. Xác định những câu thơ lục ngôn trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của những câu lục ngôn đó.

Gợi ý

Câu 1. Chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản :

Sắc hồng của hoa thạch lựu: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Màu xanh của tán hoè: Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Tiếng ve : cầm ve

Sắc hương đã thưa thoảng và dần mất của hoa sen: Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Nhận xét chung: Những chi tiết nói trên mang đậm màu sắc của Việt Nam, không vay mượn những thi liệu điển tích từ Trung Quốc

Câu 2. Những động từ giương, đùn đùn, phun làm cho bức tranh phong cảnh mùa hè có điểm đặc biệt :

Động từ giương khiến cho sức sống của cây hoè càng thêm sinh sôi, nảy nở trong không gian ;
Động từ đùn đùn, phun làm cho màu sắc hiện lên tầng tầng lớp lớp. Dường như có một sự thôi thúc từ bên trong khiến hệ thống màu sắc như tràn ra, lan toả.

Qua đó, ta thấy Nguyễn Trãi không chỉ tả ngoại cảnh mà còn nhập vào được cái hồn bên trong của cảnh vật, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.

Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của các từ láy lao xao, dắng dỏi

Lao xao là từ láy tả âm thanh từ xa vọng lại. Đó là âm thanh của chợ cá, không ồn ào náo nhiệt mà chỉ là những xáo động, đủ để gợi lên một cuộc sống thanh bình. Đây là âm thanh duy nhất thuộc về thế giới con người trong bài thơ. Nó làm nên chất thơ của cuộc sống nhân sinh.

Dắng dỏi cũng là từ láy gợi lên âm thanh như muốn ngân lên không dứt của bản đàn tiếng ve. Chính điều này khiến cho ánh tịch dương trong câu thơ không còn đem lại cái buồn bàng bạc mà đã làm cho ánh nắng chiều bừng lên, ấm áp, thơ mộng.

Câu 4. Những câu thơ lục ngôn trong văn bản :

Rồi hóng mát thuở ngày trường.

Hiệu quả nghệ thuật: hiện lên con người thi nhân hướng về phía tạo vật;

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng của một nhà tư tưởng, nhà chính trị và nhà nhân đạo hướng về phía cuộc sống nhân dân.

3. Đề đọc hiểu Cảnh ngày hè số 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

(Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD, 2006)

Câu 1. Xác định thể thơ và ngôn ngữ của văn bản trên .

Câu 2. Tìm những động từ diễn tả trạng thái cảnh vật trong câu thơ 2 và 3? Nêu hiệu quả nghệ thuật của những động từ đó?

Câu 3. Xác định nhịp thơ trong câu thơ 3 và 4 so với nhịp thơ được quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Nhịp thơ đó đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Câu 4. So sánh với hình ảnh hoa lựu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông, cách miêu tả hoa lựu của Nguyễn Trãi có gì khác ?

Gợi ý

Câu 1. Xác định thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật (xen lục ngôn). Ngôn ngữ: chữ Nôm

Câu 2. Những động từ diễn tả trạng thái cảnh vật trong câu thơ 2 và 3: đùn đùn, giương, phun. Hiệu quả nghệ thuật: các động từ giàu sức gợi hình và tồn tại trong tư thế đang chuyển động, tiếp diễn: một sức sống không kìm nén được, phải trồi ra (đùn đùn), bật lên (giương), trào ra hết lớp này đến lớp khác (phun). Từ đó, bức tranh thiên nhiên mùa hè hiện lên đầy sức sống, phong phú, đa dạng.

Câu 3. Nhịp thơ trong câu thơ 3 và 4 là nhịp 3/4 (thơ Đường: nhịp 4/3)

Nhịp thơ đó đạt hiệu quả nghệ thuật: thể hiện sự sáng tạo của nhà thơ, nhấn mạnh đến cảnh vật, gây sự chú ý lớn ở người đọc.

Câu 4. Hình ảnh hoa lựu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chủ yếu được nhấn mạnh ở hình sắc của hoa, còn thơ Nguyễn Trãi nhấn mạnh sức sống của hoa.

4. Đọc hiểu Cảnh ngày hè trắc nghiệm

Câu 1 : Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ở phương diện nào?

A. Âm thanh.

C. Màu sắc.

B. Hương vị

D. Tất cả đều đúngĐọc hiểu cảnh ngày hè

Câu 2 : Cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ là?

A. Buổi sáng hè nhẹ nhàng, tươi tắn.

B. Buổi trưa hè nồng nàn rực rỡ.

C. Buổi chiều hè sinh động, tràn đầy sức sống.Đọc hiểu cảnh ngày hè

D. Một đêm hè thanh tĩnh, bình yên.

Câu 3 : Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ?

A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm.

B. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba.Đọc hiểu cảnh ngày hè

C. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống.

D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo.

Câu 4 : Cách tác giả dùng các động từ đùn đùn, giương, phun trong bài thơ cho ta cảm nhận gì về cảnh mùa hè ?

A. Sự nóng nực của mùa hè.

B. Sự tươi mát của thiên nhiên.

C. Sự sống mạnh mẽ của thiên nhiên.Đọc hiểu cảnh ngày hè

D. Sự nứt nẻ vì nóng của cây cối.

Câu 5 : Bài thơ Cảnh ngày hè nằm trong tập thơ nào ?

A. Thơ chữ Hán

B. Quốc âm thi tậpĐọc hiểu cảnh ngày hè

C. Ức trai thi tập

D. Quốc ngữ thi tập

Câu 6 : Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua bài thơ ?

A. Tấm lòng thiết tha với cuộc đời.

B. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật.

C. Tấm lòng trăn trở trước thế sự.Đọc hiểu cảnh ngày hè

D. Tấm lòng ưu ái với dân với nước.

Câu 7 : Những câu thơ lục ngôn trong bài Cảnh ngày hè là:

A. Câu 1 và 5

C. Câu 1 và 6

B. Câu 1 và 7

D. Câu 1 và 8Đọc hiểu cảnh ngày hè

Câu 8 : Câu thơ miêu tả bức tranh đầy sức sống trong bài thơ Cảnh ngày hè là câu?

A. Rồi, hóng mát thuở ngày trường.

B. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.Đọc hiểu cảnh ngày hè

C. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng.

D. Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Câu 9 : Loại cây nào không có trong bài thơ?

A. Hòe

B. HồngĐọc hiểu cảnh ngày hè

C. Thạch Lựu

D. Sen

Câu 10 : Câu thơ nào cho biết đây là cảnh vào độ cuối mùa hè?

A. Hòe lục đùn đùn táp rợp giương.

B. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ.

C. Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.Đọc hiểu cảnh ngày hè

D. Lao xao chợ cá làng ngư phủ.

Câu 11 : Từ nào dưới đây không phải là từ Hán - Việt?

A. Mùi hươngĐọc hiểu cảnh ngày hè

B. Thạch lựu

C. Hồng liên

D. Tịch dương

Câu 12 : Nghĩa của câu thơ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng là gì ?

A. Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu.

B. Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc cho dân no ấm.Đọc hiểu cảnh ngày hè

C. Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu.

D. Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn của vua Ngu.

Câu 13 : Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ là gì?

A. Tả cảnh ngụ tình

C. Các cặp đối chỉnh

B. Sử dụng từ láy

D. Tất cả đều đúngĐọc hiểu cảnh ngày hè

Câu 14 : Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng giác quan nào?

A. Thị giác

B. Khứu giác

C. Thính giác

D. Tất cả giác quanĐọc hiểu cảnh ngày hè

Câu 15 : Những âm thanh ngày hè gợi không khí như thế nào về bức tranh cuộc sống?

A. Thanh bình, yên vui

B. Tưng bừng, náo nhiệt

C. Rộn ràng, tấp nậpĐọc hiểu cảnh ngày hè

D. Sống động, ồn ào

Câu 16 : Vẻ đẹp cảm xúc của bài thơ là gì?

A. Nhà thơ tìm hiểu về với thiên nhiên là tìm về nơi trú ngụ của tâm hồn.

B. Nhà thơ đến với thiên nhiên để tìm chốn dừng chân, lãng quên cuộc đời.

C. Nhà thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên để gửi gắm những tâm tư thầm kín khó nói của mình.

D. Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở con người.Đọc hiểu cảnh ngày hè

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 10.350
0 Bình luận
Sắp xếp theo