Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật trang 21

Cuộc tu bổ lại các giống vật là nội dung bài Đọc mở rộng theo thể loại trang 21 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo. Cuộc tu bổ lại các giống vật là cách lí giải hài hước về đặc điểm của các giống loài động vật trong tự nhiên. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý trả lời câu hỏi trang 21, 22 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo giúp các em hoàn thành nội dung soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Cuộc tu bổ lại các giống vật.

Soạn Ngữ văn 10 tập 1 trang 21 CTST

Tóm tắt Cuộc tu bổ lại các giống vật

Soạn Ngữ văn 10 tập 1 trang 21 CTST

Câu 1 trang 22 SGK Văn 10 tập 1 CTST

Bạn hãy đọc văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật” và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

Trả lời

Những đặc điểm chính

Nhận xét ( kèm bằng chứng nếu có)

Nhân vật

- Ngọc Hoàng dù là những người đứng đầu và có quyền năng nhưng làm việc khá hấp tấp và không cẩn thận. Cụ thể hơn là họ đã làm nhiều loại động vật như vịt, chó, chiền chiện đều thiếu mất bộ phận cần thiết

- Ba vị Thiên thần thì làm việc rất có trách nhiệm. Họ cố gắng lấy cả chân ghế, chân hương để giúp đỡ những con vật bị thiếu bộ phận.

=> Vị thần có sức mạnh và sức mạnh vô thường.

Không gian

- Không gian ở đây không được miêu tả nhiều. Chỉ có cảnh các thiên thần xuống núi để giúp đỡ vạn vật và các thiên thần bay về trời

- Không có địa điểm cụ thể, rõ ràng.

Thời gian

- Bối cảnh thời gian được lấy lúc sơ khởi, trước khi Ngọc hoàng tạo ra vạn vật

Cốt truyện

- Cốt truyện khá thú vị khi lồng việc nói về nguồn gốc của các loài vật vào việc Ngọc Hoàng hấp tấp tạo nên vạn vật ,có con vật bị thiếu bộ phận

Nhận xét chung

Đây là một câu truyện thần thoại sáng tạo, thú vị xen lẫn hài hước nói về sự ra đời của vạn vật

Câu 2 trang 22 SGK Văn 10 tập 1 CTST

Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” có gì giống và khác với truyện “Prô-mê-tê và loài người”?

Trả lời

Điểm giống nhau:

- Đều là truyện thần thoại.

- Đều nói về sự hình thành của các giống vật, con vật.

Điểm khác nhau:

- Cuộc tu bổ lại các giống vật là thần thoại Việt Nam. Prô-mê-tê và loài người là thần thoại Hy Lạp

- Ngôn ngữ của truyện thần thoại Việt Nam dễ hiểu và đơn giản hơn thần thoại Hy Lạp.

Câu 3 trang 22 SGK Văn 10 tập 1 CTST

Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?

Trả lời

Bài học được rút ra về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên:

- Đọc với một thái độ tôn trọng.

- Đọc văn bản đi kèm với đọc chú thích để hiểu những từ ngữ khó.

- Đây là truyện thần thoại nên sẽ mang nhiều yếu tố và cách lí giải chứa nhiều sự tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, khi đọc không nên đưa ra sự đánh giá hay cái nhìn chủ quan mang tính hiện đại của mình đối với một thể loại văn học thời xưa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 206
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm