Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện
Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện
- Dàn ý phân tích đánh giá tác phẩm Giang
- Viết bài luận phân tích đánh giá tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
- Nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật truyện ngắn Giang (Bảo Ninh)
- Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật truyện Đất rừng Phương Nam
- Dàn ý phân tích đánh giá tác phẩm Buổi học cuối cùng
- Nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm Buổi học cuối cùng
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện là nội dung đề số 1 thuộc bài Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch trang 83, 84 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo. Sau đây là gợi ý viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện, mời các bạn cùng tham khảo.
Đối với dạng đề trên đây, các em có thể tham khảo các tác phẩm sau:
Truyện: Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Giang (Bảo Ninh), Buổi học cuối cùng
(An-phông-xo Đô-đê), Hai vạn dặm dưới đáy biển (Giuyn Véc-no), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần),..
Dàn ý phân tích đánh giá tác phẩm Giang
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm "Giang" - Bảo Ninh.
- Nêu nhận xét, đánh giá khái quát về tác phẩm.
2. Thân bài:
a, Chủ đề của tác phẩm:
- Tình người thắm thiết, keo sơn.
- Nỗi đau và mất mát mà con người phải chịu đựng trong chiến tranh.
b, Phân tích tác phẩm:
* Nội dung:
- Tình người thắm thiết:
+ Cuộc gặp gỡ tình cờ mà ngỡ đã thân thiết từ lâu của Giang và chàng lính trẻ.
+ Thái độ, tình cảm của bố Giang trong hai lần gặp gỡ: ban đầu nghiêm nghị, càng về sau càng thân thiết.
- Nỗi đau, mất mát mà chiến tranh mang lại:
+ Gia đình Giang không còn được trọn vẹn.
+ Sự cô đơn của Giang khi một mình ở nơi "khỉ ho cò gáy".
+ Sự hi sinh của bố Giang cùng lời hứa không thể thực hiện được với nhân vật "tôi".
* Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất, đặt điểm nhìn vào anh lính trẻ.
- Tình huống truyện được xây dựng chân thực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ.
Các nhân vật được xây dựng giản dị, chân thực, gần gũi.
- Sử dụng giọng văn bình ổn mà sâu sắc.
c, Đánh giá:
* Nội dung:
- Thể hiện thành công tình cảm gắn bó, keo sơn, nghĩa tình giữa người với người.
- Tái hiện cuộc sống của nhân dân trong thời chiến một cách chân thực, giản dị.
- Phơi bày những đau thương, mất mát mà chiến tranh đem lại.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật gần gũi.
- Mang đến những giá trị lâu dài cho tác phẩm.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân và bài học rút ra sau khi đọc xong tác phẩm.
Viết bài luận phân tích đánh giá tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển của Jules Verne, nhà văn Pháp là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còndành cho mọi thế hệ người đọc. Đến với cuốn sách Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển đã khơi gợi trí tưởng tượng cho độc giả về cuộc hành trình trên con tàu Nautilus để đi vào thế giới kỳ diệu dưới biển sâu.
Cuốn tiểu thuyết bắt đầu bằng câu chuyện kỳ bí kể về con quái vật vào năm 1866 được đánh dấu bằng một sự kiện kỳ lạ chưa thể giải thích. Những lời đồn đại về hiện tượng bí hiểm đó chẳng những làm nhân dân thành phố cảng và các lục địa xôn xao, mà còn gây hoang mang lớn trong đám thủy thủ. Ngày 13/4/1867, tàu Scotia đang ở biển nhờ động cơ mạnh tới hơn 1000 mã lực tuy nhiên con tàu va nhẹ vào một vật gì đó ở phía lái. Khi thợ lặn xuống kiểm tra thấy có rất nhiều nước đã tràn vào thân tàu. Từ đó tin truyền về quái vật lan ra rất nhanh. Nhà sinh vật học Aronanax và trợ lý của mình đã được chọn để tham gia hành trình trên tàu Lincoln truy tìm quái vật.
Hóa ra quái vật trong lời đồn đại lại chính là một chiếc tàu ngầm bằng sắt tên là Nautilus. Đó là kiệt tác của thuyền trưởng Nemo- một con người bí hiểm nhưng tài giỏi, hiểu rộng.Tất cả mọi thứ trong tàu đều được chạy bằng động cơ điện, tàu được thiết kế rất hiện đại đáp ứng đủ tất cả nhu cầu hàng ngày của con người. Nemo hẳn là một con người có đầu óc sắc bén, ông đã tận dụng món quà của thiên nhiên, của biển cả để làm những món ăn lạ ngon nhất mà chưa từng có ở đâu, làm nên những bộ quần áo không ở đâu có và cả những đồ trang sức đầy lấp lánh.
Trong cuộc hành trình, các nhà thám hiểm đã tìm hiểu về kỳ quan bí ẩn dưới lòng biển như: thành phố mất tích, nghĩa địa khổng lồ, …Họ lặn xuống đại dương, khám phá đáy biển sâu, vượt qua hai vạn dặm và đi vòng quanh thế giới trong chưa đầy 10 tháng. Người đọc sẽ sửng sốt trước vẻ đẹp của thủy cung mà nhà văn Jules Verne đã miêu tả một cách tuyệt vời qua 6 cửa phòng khách của thuyền trưởng Nemo, nhắm mắt lại bạn như thể nhìn thấy mọi sinh vật biển đẹp đẽ đang quẫy nhẹ trong làn nước xanh trong.
Với cốt truyện lôi cuốn, trí tưởng tượng sáng tạo, ngòi bút tài hoa Jules Verne đã đưa người đọc đến một cuộc sống dưới đáy biển đầy kì bí. Một thế kỉ rưỡi đã trôi qua, những hiểu biết mọi mặt của con người về biển đã tiến những bước dài nhưng sự phát triển của khoa học, kĩ thuật không làm lòng yêu mến và kính phục đối với nhà văn Jules Verne trong chúng ta giảm bớt. Không chỉ gây ấn tượng bởi không gian kì thú, sản phẩm của trí tưởng tượng siêu việt, cuốn sách này còn khiến biết bao đứa trẻ lớn lên thật mạnh mẽ, nuôi dưỡng những mơ ước thật trong trẻo. Và rồi, biết đâu trong số đó đã và sẽ trở thành những nhà hải dương học, nhà chế tạo tàu ngầm…?
Cuốn sách là cảm hứng tuyệt vời với những ai theo đuổi cuộc sống tự do và cảm hứng sáng tạo, khơi gợi niềm đam mê với khoa học và ý thức bảo vệ đại dương xanh. Tác giả đã mở ra cho tôi một thế giới mới, khơi gợi trong đầu óc mỗi người về một cuộc sống dưới lòng đại dương sống động, phong phú. Đó là một thế giới tưởng tượng tuyệt đẹp đối với bất cứ ai. Và với ai đó, “Hai vạn dặm dưới biển” có lẽ là nơi nương náu cho những tâm hồn đang tạm tránh cuộc sống xô bồ, bon chen để du ngoạn tới những miền đất chưa bao giờ đặt chân tới. “Hai vạn dặm dưới biển” vẫn luôn và sẽ là tác phẩm tuyệt vời viết về biển cả mênh mông. Tôi cảm giác như bản thân mình cũng là một phần trong câu chuyện của họ, cùng đi qua và khám phá bao điều lý thú dưới lòng đại dương sâu thẳm. Cuộc sống trở nên thú vị hơn qua từng trang sách. Cảm ơn “Hai vạn dặm dưới biển” đã khởi nguồn cho cuộc sống đầy sắc màu của tôi.
Nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Các sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần thường mang tới cho bạn đọc một thế giới trong trẻo, hồn nhiên, tươi sáng. Trong đó, truyện "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" được coi là một tác phẩm tiêu biểu. Truyện đã thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả về tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.
Những câu chuyện thú vị xoay quanh bố và nhân vật "tôi" được khắc họa thật tài tình trong tác phẩm. Người bố dạy "tôi" cách gọi tên loài hoa thông qua việc nhắm mắt rồi chạm tay hoặc ngửi mùi hương. Bố còn dạy "tôi" bài học ý nghĩa về vẻ đẹp của các món quà. Từng lời chỉ bảo sâu sắc ở bố đã giúp "tôi" hiểu ra nhiều điều. Từ đây, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần như muốn khẳng định giá trị to lớn mà tình yêu thương đem lại.
Trước hết, điểm nổi bật ở đoạn trích "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" đến từ tình yêu thiên nhiên. Điều này được thể hiện rõ nét qua hai nhân vật là người bố và "tôi". Bố - một người thích trồng hoa. Sau giờ làm vất vả ở đồng ruộng, bố không đi nghỉ ngơi mà chăm chỉ ra vườn tưới hoa. Bố dạy "tôi" cách gọi tên từng loài hoa bằng cách nhắm mắt rồi đưa tay ra chạm hoặc ngửi hương thơm. Tình yêu hoa cỏ, cây cối ở bố đã truyền cảm hứng tích cực tới nhân vật "tôi". Vì thế, người con cũng mang trong mình niềm yêu thích tự nhiên. Sau bao ngày cố gắng rèn luyện, "tôi" đã có thể đoán đúng tên các loài hoa ngay khi nhắm mắt. "Tôi" còn coi khu vườn ngoài kia là món quà bất tận của bản thân và "mỗi bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn". Với tấm lòng trân trọng, nâng niu vẻ đẹp thiên nhiên, "tôi" cũng nhận ra những bông hoa chính là "người đưa đường" cho mình trong khu vườn rộng lớn.
Bên cạnh tình yêu thiên nhiên, tác giả còn gửi gắm bài học ý nghĩa về lòng yêu thương. Đó là tình thương bao la, vô bờ mà bố dành cho "tôi". Bố tận tình chỉ bảo, dạy dỗ "tôi" về mọi thứ xung quanh. Khi "tôi" đứng trước khó khăn, bố luôn nhẹ nhàng động viên, an ủi "Tôi luôn nói sai. Nhưng bố nói không sao cả, dần dần tôi sẽ nói đúng.". Không chỉ dành tình cảm thương yêu tới các thành viên của gia đình, bố còn luôn quan tâm, để ý tới mọi người. Khoảnh khắc biết có ai đó gặp nạn ngoài bờ sông, bố vội vàng tới mức "quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra". Bố không chút chần chừ mà lao mình xuống dòng nước, kịp thời cứu sống thằng Tí - bạn của "tôi". Lớn lên từ những bảo ban ở bố, "tôi" cũng rèn luyện cho mình tấm lòng nhân ái, biết yêu thương. "Tôi" luôn kính trọng, biết ơn bố, coi bố là món quà "bự" nhất của mình.
Cuối cùng, qua đoạn trích, nhà văn cũng không quên gửi lời nhắn nhủ mỗi người hãy biết yêu cuộc sống. Yêu cuộc sống có thể bắt đầu từ điều giản đơn nhất: trân trọng vẻ đẹp của từng món quà. Người bố trong tác phẩm luôn biết nâng niu những món quà dù lớn hay nhỏ. Bố nhận thấy mỗi món quà đều chất chứa một ý nghĩa riêng biệt. Hay yêu cuộc sống còn là sự thích thú khi lắng nghe âm thanh tuyệt diệu của mỗi cái tên. Nhân vật "tôi" thường gọi tên bạn mình nhiều lần chỉ vì âm thanh ấy quá tuyệt diệu. "Tôi" cũng ghi nhớ lời dạy ở bố "mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu.".
Có thể thấy, những đặc sắc về mặt nghệ thuật là một yếu tố quan trọng góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Đầu tiên, tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", lựa chọn điểm nhìn từ người con đã làm câu chuyện của bố và "tôi" trở nên vô cùng sinh động, chân thực. Điều đó cũng giúp nhân vật dễ dàng bộc lộ tâm tư, cảm xúc. Bên cạnh đó, tác giả còn thành công trong việc xây dựng nhân vật thông qua lời nói, hành động, cảm xúc. Mỗi nhân vật đều hiện lên chân thực với nét tính cách riêng biệt. Ngoài ra, việc sử dụng các hình ảnh thân thuộc, bình dị cũng để lại ấn tượng sâu đậm cho bạn đọc.
Bằng ngòi bút sáng tạo độc đáo, lời văn nhẹ nhàng, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã nhắn nhủ tới chúng ta bài học về cội nguồn yêu thương. Mỗi người hãy biết bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.
Đoạn trích "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" sẽ mãi in sâu trong lòng bạn đọc bởi chính những giá trị, ý nghĩa tốt đẹp. Tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống của các nhân vật là lời nhắc nhở chúng ta về việc sống bao dung, nhân ái hơn. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã mang đến một tác phẩm đặc sắc như vậy.
Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật truyện ngắn Giang (Bảo Ninh)
Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh là một truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh. Chủ đề của truyện ngắn cũng như hình thức nghệ thuật trong Giang rất nhẹ nhàng, nhưng khắc khoải, khiến cho con người ta phải suy nghĩ mãi. Đó có lẽ là sự thành công trong truyện ngắn này của nhà văn Bảo Ninh.
Chủ đề của Giang là sự gặp gỡ và nỗi nhớ của những con người trong chiến tranh. Không giống với hiện thực chiến tranh ở các tác phẩm văn học cách mạng vốn là sự chiến đấu hay anh dũng, hiện thực chiến tranh trong Giang của Bảo Ninh là một hiện thực khác. Đó là một hiện thực với cuộc gặp gỡ thoáng chốc mà nỗi nhớ đến cả đời người, day dứt. Chiến tranh đã chia cắt con người ta, đã chia cắt sự lãng mạn lứa đôi, không cho con người ta ngày gặp lại. Hiện thực ấy cũng rất tàn khốc chẳng kém gì máu và đạn bom nơi chiến trường. Với một chủ đề như vậy, Giang đã thành công để bạn đọc đón nhận.
Sự thành công của truyện ngắn này không chỉ nằm ở đề tài hay chủ đề mà còn nằm ở hình thức nghệ thuật. Với điểm nhìn của người kể chuyện xưng "tôi" - trực tiếp tham gia vào câu chuyện, truyện ngắn trở nên gần gũi hơn khi là lời chia sẻ của người trong cuộc. Người kể chuyện ở đây dẫu "hạn tri" nhưng lại đúng là bản chất của con người trong cuộc sống hiện thực - không bao giờ biết được tất cả.
Như vậy, có thể thấy chủ đề và hình thức nghệ thuật trong Giang đã làm nên sự thành công cho truyện ngắn này. Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh đã giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời, số phận của con người trong chiến tranh. Từ đó, càng cảm thấy tự hào và biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc cho Tổ quốc.
Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật truyện Đất rừng Phương Nam
Vùng đất phương Nam là nơi tốn không ít bút mực của các nhà văn nhà thơ. Có người viết về thiên nhiên, có người viết về sông nước, có người lại viết về cái gắt gỏng của khí hậu nơi này… Góp nhặt vào đề tài ấy, Đoàn Giỏi đã cho người đọc có cái nhìn bao quát về thiên nhiên cũng như con người phương Nam. Đặc sắc hơn nữa là tác giả cho người đọc thấy cách ăn ong khác thường trong khu rừng U Minh qua đoạn trích trong sách giáo khoa Văn 10.
Mở đầu đoạn trích, tác giả phác họa bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, trong trẻo của khu rừng U Minh qua góc nhìn của cậu bé An: đất rừng yên tĩnh, trời không có gió, không khí mát lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, đất ẩm… ánh sáng trong vắt. Vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng còn được thể hiện ở sự đa dạng của các loài chim, âm thanh sống động của chim, ong, cảnh vật cây cối cũng đa dạng: đàn ong mật như một xâu chuỗi hạt cườm, một đàn li ti như nắm trấu bay, tiếng kêu eo…eo…râm ran khu rừng mà phải thính tai mới thấy; mặt trời tuôn ánh sáng vàng rực rỡ, chim hót líu lo, hương tràm thơm ngây ngất khắp khu rừng, những con kì nhông với đủ sắc màu; vùng cỏ tranh khô vàng có hàng nghìn con chim cất cánh bay. Quả thật là nhà văn đã quan sát tinh tế mà miêu tả lại càng tài tình trong cách dùng tính từ chỉ màu sắc, âm thanh.
Thiên nhiên trong trẻo, đầy sức sống là vậy, con người cũng rất chất phác, thuần hậu và giàu hiểu biết. Cậu bé An- nhân vật xưng tôi trong đoạn trích Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua lời nói: ôn hòa với thằng Cò, lễ độ với ba má; hành động hết sức nhanh nhẹn: chen vào giữa, quảy cái gùi bé; đảo mắt nhìn; và nhân vật khắc họa qua suy nghĩ, cảm xúc: qua lời má kể vẫn chưa hình dung về cách “ăn ong”, khi được đi thực tế thì đã so sánh được sự khác biệt ở vùng U Minh với các vùng khác trên thế giới; cảm thấy lạ lẫm vì không gian im lìm ở trong rừng; ngạc nhiên về vẻ đẹp rừng U Minh với đa dạng loài chim và âm thanh; tự ái khi hỏi thằng Cò nhiều thứ. Trong mối quan hệ với các nhân vật khác, An xưng mày- tao với Cò thể hiện quan hệ bình đẳng; với ba má nuôi thì xưng hô lễ phép. Qua đó chúng ta thấy được nhân vật An là cậu bé hồn nhiên, ngoan ngoãn nhưng hết sức hiểu chuyện và cũng ham học hỏi và hiểu biết rộng.
Bên cạnh An ngây thơ, vô tư ham học hỏi là nhân vật Cò –một người sành sỏi, hiểu biết rộng về vùng đất U Minh. Cò qua cái nhìn của An là một người khỏe mạnh dẻo dai (cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng) được sinh ra và lớn lên ở vùng núi rừng U Minh. Cuộc nói chuyện của Cò với An về cách nhận biết chỗ ong đậu, ong qua lại, đặc điểm thiên nhiên, hướng gió… Cò giảng giải cho An về sự xuất hiện của ong mật, nơi mà ong mật sẽ làm tổ cho thấy Cò là người rất sành sỏi, quen thuộc và hiểu biết kĩ càng về rừng U Minh. Cũng giống như Cò, cha Cò-tía nuôi của An là một người rất tình cảm, chu đáo, cẩn thận và giàu lòng yêu thiên nhiên động vật. Vào rừng ăn ong, tía bên hông lủng lẳng túi, lưng mang gùi, tay cầm chà gạc, người mang theo những vật dụng cần thiết để chăm con và lấy mật. Khi vào sâu trong rừng, nhìn con đẫm đìa mồ hôi thấm mệt, tía nói các con nghỉ ngơi ăn uống no rồi đi tiếp. Đoạn rừng rậm rạp, tía vung tay lên, đưa con dao phạt ngang cành trước mặt để thông thoáng lối đi. Khi An bị ong đốt, Cò toan giết ong thì tía vội cản, tía dùng mồi lửa đuổi ong đi. Điều đó cho thấy tấm lòng nhân hậu, yêu thiên nhiên tha thiết của ông.
Xây dựng bức tranh thiên nhiên phóng khoáng, tác giả sử dụng biện pháp liệt kê (các loài chim, các loài ong, quy trình ăn ong…) cùng với từ ngữ giản dị, đậm chất Nam bộ. Còn xây dựng nhân vật tác giả kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động, cảm xúc suy nghĩ của nhân vật. Không chỉ để cho nhân vật tự nghĩ, tự đánh giá về mình, nhân vật còn đánh giá nhân vật khác để tạo sự khách quan.
Với một đoạn trích ngắn gọn trong Đất rung phương Nam, nhưng bản thân có ấn tượng sâu sắc về con người và đất rừng phương Nam. Đó là vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên với rừng rậm bạt ngàn, thú rừng hoang dã muôn loài. Con người chất phác, thuần hậu, trọng nghĩa, can đảm. Mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc hiện lên thật sống động thông qua nghệ thuật miêu tả đầy sáng tạo của nhà văn. Tác giả đã huy động các giác quan và nhiều điểm nhìn để quan sát, miêu tả cùng với sự hiểu biết phong phú về thiên nhiên, con người và cuộc sống ở vùng đất ấy, giúp cho người đọc vừa hình dung được cụ thể, vừa có thêm những hiểu biết để yêu mảnh đất phương Nam.
Dàn ý phân tích đánh giá tác phẩm Buổi học cuối cùng
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm "Buổi học cuối cùng" - An-phông-xơ Đô-đê.
- Nêu nhận xét, đánh giá khái quát về tác phẩm.
2. Thân bài:
a, Xác định, phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm:
* Chủ đề: Tình yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ, lòng tự hào dân tộc.
* Phân tích:
- Hoàn cảnh:
+ Sau cuộc chiến với nước thua cuộc là Pháp, phải cắt vùng An-dát cho Phổ.
+ Các trường học bây giờ chỉ được phép dạy tiếng Đức.
+ Buổi học ngày hôm đó là buổi học Pháp văn cuối cùng.
-> Hoàn cảnh éo le, bi đát với một người giáo viên đã gắn bó với vùng đất này suốt 40 năm nhưng nay buộc phải rời đi.
- Nhân vật Phrăng:
+ Hay trốn học, bỏ học nhưng hôm nay lại chăm chú lạ thường.
+ Sự hối hận khi đã không chăm chỉ đến lớp trong quá khứ.
+ Sự thương tiếc, đồng cảm với cảm xúc của thầy Ha-men.
- Nhân vật thầy Ha-men:
+ "... thầy đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật...".
+ Yêu nước, yêu ngôn ngữ mẹ đẻ, tâm huyết với nghề: Những lời bộc bạch về lí do cần giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ, sự cố gắng, dũng cảm khi dạy đến cuối buổi học,...
+ Tâm trạng buồn đau, tiếc nuối khi phải rời xa nơi mình đã gắn bó suốt 40 năm.
+ Tinh thần phản kháng, đấu tranh muốn giành lại sự thống nhất của dân tộc: Viết lên bảng dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to.
- Các cụ già trong làng đến ngồi cuối lớp, chăm chú nghe từng lời thầy Ha-men giảng.
* Đánh giá chủ đề tác phẩm:
+ Đây không đơn thuần là một buổi học tiếng Pháp cuối cùng mà là bài học về lòng yêu nước, tự tôn và tự hào dân tộc.
+ Đề cao ý nghĩa của tiếng mẹ đẻ: là "chìa khóa của chốn lao tù".
+ Bài học về tinh thần yêu nước, không chịu khuất phục trước kẻ thù.
b, Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lấy điểm nhìn của nhân vật cậu bé Phrăng - một người thường xuyên trốn học, đi muộn:
+ Tăng độ tin cậy, chính xác cho câu chuyện.
+ Góp phần thể hiện rõ nét hơn nội tâm nhân vật.
+ Dễ dàng khơi gợi lòng đồng cảm của người đọc.
+ Lột tả được tâm trạng rối bời, tiếc nuối, hối hận.
- Bối cảnh và tình huống truyện:
+ Độc đáo, éo le.
+ Làm buổi học trở nên ý nghĩa, có giá trị hơn.
- Xây dựng nhân vật sinh động, chân thực:
+ Nhân vật được miêu tả qua ngoại hình, trang phục, hành động.
+ Kết hợp đan xen nhiều lời đối thoại, độc thoại.
+ Nêu bật lên nỗi đau mất nước.
+ Nhấn mạnh về sự thức tỉnh tình yêu nước, lòng tự tôn dân tộc.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân và bài học rút ra sau khi đọc xong tác phẩm.
Nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm Buổi học cuối cùng
Chiến tranh từ xưa đến nay vẫn luôn là vấn đề "nóng" của xã hội. Chiến tranh không chỉ gây ra vô vàn thiệt hại về tài sản, vật chất, bom đạn nơi chiến trường còn để lại bao nỗi mất mát, ám ảnh, thậm chí là những di chứng đến tận ngày hôm nay. Trong những năm tháng đau thương ấy, văn học xuất hiện như một thứ vũ khí tinh thần, mang hi vọng đến cho nhân loại. Một trong số rất nhiều tác phẩm ấn tượng nhất phải kể đến truyện ngắn "Buổi học cuối cùng" của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê. Bằng ngòi bút tài hoa, điềm tĩnh của mình, tác giả đã khai thác đề tài chiến tranh theo một cách rất riêng, mang lại những bài học sâu sắc cho nhiều thế hệ sau này.
Lấy bối cảnh sau cuộc chiến Pháp - Phổ với phần thua thuộc về đất nước Pháp, nhà văn đã dựng lên một câu chuyện vô cùng cảm động về tình yêu Tổ quốc và tinh thần tự tôn dân tộc. Vùng An-dát bị cắt cho Phổ, dẫn đến việc tất cả các trường học ở nơi đây chỉ được phép dạy tiếng Đức.
Buổi học được bắt đầu với không khí kì lạ cùng lời thầy Ha-men: "Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con...". Cậu bé Phrăng trước kia coi việc học là điều gì đó nhàm chán. Nhưng đến lúc này, cậu bé lại hối hận vì những lần trốn học, tiếc nuối cho những buổi học mình bỏ lỡ, ước gì mình có thể đọc một cách trôi chảy. Tư tưởng, suy nghĩ của cậu đã thay đổi rất nhiều. Giờ đây, nhìn thầy Ha-men trên bục giảng mà cậu biết cảm thấy thương, thấy tiếc. Sự chia cắt của dân tộc chính là bước ngoặt lớn để cậu bé Phrăng trưởng thành hơn.
Thầy Ha-men có lẽ là người đại thể hiện được rõ nhất nỗi đau mất nước của một dân tộc. Ông đã khoác lên mình bộ đồ đẹp nhất, truyền tải kiến thức cho mọi người hết lòng hết dạ. Những lời tâm huyết của ông khi nhắc về ngôn ngữ mẹ đẻ càng tô đậm hơn tình yêu nước và lòng tự tôn dân tộc sâu sắc của một người thầy giáo. Bằng tất cả sức lực của mình, ông đã dũng cảm dạy đến hết buổi học. Tuy nhiên trong lúc đó, qua con mắt của cậu học trò, ta vẫn được thấy nét yếu đuối, niềm tiếc thương của người thầy đáng quý ấy khi chuẩn bị phải rời đi. Giây phút kết thúc lớp, ông dường như rơi vào tuyệt vọng. Hành động cầm phấn viết dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" bằng tất cả sức lực của mình là minh chứng rõ ràng nhất cho tinh thần phản kháng của ông cũng như của mọi người. Tất cả đều thể hiện tình yêu lớn lao ông dành cho đất nước, cho thứ tiếng mẹ đẻ thiêng liêng của dân tộc.
Ngay cả những cụ già trong làng cũng tới, dành chút thời gian ít ỏi còn lại để tham gia cùng mọi người. Giờ đây, buổi học ấy không còn chỉ là để dạy tiếng Pháp nữa. Nó đã trở thành buổi học về lòng yêu nước, tự tôn và tự hào đối với gốc gác, nguồn cội. Tiếng Pháp lúc này không chỉ là một thứ ngôn ngữ nữa mà là "chìa khóa của chốn lao tù", giúp giải thoát cả một dân tộc khỏi ách nô lệ. Chỉ cần giữ được tiếng mẹ đẻ thì dù khó khăn đến đâu, con người vẫn sẽ không khuất phục, sẽ còn khát vọng và đấu tranh cho một tương lai hòa bình, thống nhất.
Với tác phẩm, nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã chứng tỏ được sự tài hoa của mình trong nghệ thuật kể chuyện. Ở đây, tác giả đã lựa chọn ngôi kể thứ nhất, đặt người đọc vào điểm nhìn của Phrăng - cậu bé ở một vùng bị chia cắt, khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin hơn. Bằng việc xây dựng bối cảnh và tình huống truyện éo le, nhà văn đã làm nổi bật lên tầm quan trọng của buổi học cuối ấy. Nó đã biến một cậu bé nghịch ngợm trở nên ham học. Những lời độc thoại của Phrăng đã cho ta thấy rất rõ sự phát triển trong suy nghĩ và nhận thức của cậu. Không chỉ có vậy, nhân vật thầy Ha-men cũng được miêu tả rất sinh động, rõ nét qua vẻ bề ngoài và hành động. Từ sự chau chuốt trong trang phục đến việc kiên nhẫn giảng giải, truyền thụ kiến thức đều cho thấy người thầy đó đáng kính đến như nào. Ông trân trọng từng phút giây quý giá cuối cùng ở nơi mình đã gắn bó suốt bốn mươi năm. Tất cả đã cùng mang đến cho người đọc sự tiếc nuối, buồn đau, thương cảm cho một dân tộc bị chia cắt.
Bằng góc nhìn khác biệt cùng ngòi bút độc đáo của mình, An-phông-xơ Đô-đê đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm đầy cảm xúc. "Buổi học cuối cùng" là thông điệp về tình yêu Tổ quốc và niềm hi vọng về một tương lai hòa bình, thống nhất. Qua đó, chúng ta lại càng thêm trân trọng nền độc lập và biết ơn sự hi sinh cao cả của các thế hệ đi trước. Bao người lính trẻ đã ngã xuống để mang đến cuộc sống yên lành bây giờ. Đồng thời, ta cũng cần bảo vệ, gìn giữ ngôn ngữ riêng của dân tộc. Hãy học tập và trau dồi bản thân cả về tri thức và đạo đức, góp sức vào công cuộc kiến thiết nước nhà.
Trên đây là một số mẫu viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện, hy vọng tài liệu là nội dung tham khảo hữu ích cho các em học sinh.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua
Đọc mở rộng theo thể loại Buổi học cuối cùng
Cảm nghĩ về một nhân vật ấn tượng khi đọc hai văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) và Giang (Bảo Ninh)
Phân tích Bảo kính cảnh giới bài 38
Đọc kết nối chủ điểm Xuân về
Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 giữa học kì 2 có đáp án
Đọc hiểu Mộ xuân tức sự (2 đề)
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10 (5 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Thần trụ trời lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Prô-mê-tê và loài người trang 15
- Đọc kết nối chủ điểm Đi san mặt đất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 19 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 34 ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây trang 37
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la trang 47 ngắn nhất
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 50 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời trang 51
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 CTST
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (3 mẫu)
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên
- Soạn bài Tây Tiến lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Dưới bóng hoàng lan
- Thực hành tiếng Việt 10 tập 2 trang 15 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại - Nắng mới - Lưu Trọng Lư
- Đọc kết nối chủ điểm: Đàn Ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
- Thực hành tiếng việt trang 127 văn 10 tập 1 CTST
- Soạn bài Xã trưởng - Mẹ Đốp
- Soạn văn 10 trang 133 Chân trời sáng tạo tập 1
- Hãy viết nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia (4 mẫu)
- Soạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
- Giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 28 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn Bình Ngô đại cáo lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm - Bảo kính cảnh giới bài 43
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 44 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nguyễn Trãi - Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Chân trời sáng tạo
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại CTST
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
- Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm
- Soạn Văn 7 tập 2 trang 58 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đất rừng Phương Nam Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Giang lớp 10 tập 2 CTST
- Đọc kết nối chủ điểm Xuân về
- Soạn văn 10 tập 2 trang 77 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Buổi học cuối cùng
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Soạn bài Ôn tập trang 89 Ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 10
- Soạn bài Nam Quốc Sơn Hà trang 96 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đoạn văn giới thiệu về chủ đề tuổi trẻ và đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Tôi có một giấc mơ
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2023
- Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
- Soạn bài Ôn tập trang 113 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Chân trời sáng tạo
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo Thơ duyên
Phân tích bài thơ Nắng mới siêu hay (4 mẫu)
Phân tích đánh giá tác phẩm Mây trắng còn bay hay và ý nghĩa
Trình bày ý kiến về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc lớp 10 CTST
Soạn bài Giang lớp 10 Chân trời sáng tạo
Hình tượng những quái vật biển như Ka-ríp, Xi-la được xây dựng từ hiện tượng tự nhiên nào?