Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại CTST
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại
- 1. Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại
- 2. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- 3. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen đi học muộn
- 4. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen vứt rác bừa bãi
- 5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều
- 6. Viết bài văn nghị luận về xu hướng bỏ phố về làng của một bộ phận người trẻ
Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại là nội dung đề số 1 trong phần Thực hành viết theo quy trình bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm trang 50 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo. Sau đây là dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại cùng với các bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại lớp 10 hay và ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại
2. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
Bạn thân mến, đã gần đến kì thi cuối kì rồi - kì thi mà hầu hết các bạn học sinh đều cảm thấy hết sức hệ trọng và áp lực. Việc học tập làm sao cho thật tốt là điều mà bất cứ bạn nào cũng quan tâm. Có bạn mải chơi, thức đến hai, ba giờ sáng để vào mạng xã hội. Có bạn lại chăm học quá mức đến khuya. Việc thức khuya dù vì lí do gì thì cũng là một thói quen không tốt. Kì thi cuối kì đang sắp đến gần, mình muốn viết bài này để nhắn nhủ đến các bạn hãy có những thói quen lành mạnh.
Hiển nhiên, sự áp lực, căng thẳng để chuẩn bị cho kì thi sẽ khiến chúng ta có tâm lí muốn xả... "stress", muốn được vui chơi để cảm thấy thoải mái. Nhưng mình cho rằng việc thức đến hai, ba giờ sáng để lướt mạng xã hội, để chơi game là một điều không tốt. Hay kể cả bạn cố gắng học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya cũng không phải là một thói quen tốt. Không những không tốt, mà còn có hại. Bởi vì đây là lúc mà cơ thể con người cần được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng. Nếu chúng ta không cho cơ thể nghỉ ngơi, chúng ta đang vô tình làm hại đến chính bản thân mình, và phá vỡ đồng hồ sinh học vốn có. Như vậy, sức khỏe sẽ không để đảm bảo. Đó là chưa kể, đến sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học. Cho dù bạn chơi vào cuối tuần, thì nó cũng làm đảo lộn nhịp sinh hoạt trong tuần của bạn. Điều đó thật không tốt chút nào. Nếu tình trạng thức khuya kéo dài, cơ thể có khả năng suy nhược.
Tuổi của chúng ta là độ tuổi để lớn. Hẳn tất cả chúng ta đều rất quan tâm tới vẻ bên ngoài. Ta cố gắng ăn mặc, chải chuốt sao cho thật đẹp, thật bắt mắt. Sẽ chẳng có một bạn học sinh nào hi vọng, một buổi sáng chuẩn bị đến lớp lại thấy trên mặt mình xuất hiện mấy nốt mụn! Điều đó thật là ám ảnh! Bạn thấy đấy, thức khuya sẽ là cơ hội tốt để làn da của bạn... toàn mụn là mụn! Như vậy, mình có thể khẳng định với bạn: thức khuya vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nhất là ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.
Đọc đến đây, mình mong bạn có thể thay đổi thói quen này. Dù thói quen là một thứ khó thay đổi, nhưng không có nghĩa chúng ta không làm được. Bạn chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm mà thôi! Sẽ mất một vài ngày đầu để ta bắt nhịp với một thói quen mới. Nhưng ta sẽ làm được, tất cả là dựa vào ý chí, nghị lực của bản thân. Thói quen mới gắn với một sự ganh đua nho nhỏ, gắn với một niềm vui nho nhỏ sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
Ngủ sớm, dậy sớm cũng sẽ giúp cho chúng ta có nhiều thời gian chuẩn bị cho buổi sáng đến lớp. Bạn cũng có thể nhân buổi sáng sớm để đọc sách hay học bài. Lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất. Chắc chắn bạn sẽ có kết quả học tập khả quan, một sức khỏe tốt và một làn da mịn màng!
Mình hy vọng chúng ta sẽ có những thói quen tốt để cuộc sống tốt hơn. Việc thay đổi một thói quen không phải là dễ dàng. Nhưng mình đã làm được. Mình tin bạn cũng sẽ làm được. Nếu cần giúp đỡ, bạn có thể tìm đến mình. Mình luôn sẵn sàng trong khả năng của bản thân. Chúc các bạn có được những thói quen tốt!
3. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen đi học muộn
Đi học muộn đã trở thành thói quen thường gặp của các bạn học sinh, sinh viên trong thời điểm hiện tại. Thói quen này hình thành trong thời gian dài và để lại nhiều hậu quả đối với các bạn trẻ.
Có vô vàn lí do để các bạn biến mình thành kẻ đi học muộn thường xuyên. Một trong những lí do phổ biến nhất chính là thói quen và giờ giấc sinh hoạt không điều độ. Tôi biết có rất nhiều bạn thức khuya học bài nhưng một số khác lại dành thời gian để chơi game, lướt mạng xã hội thâu đêm suốt sáng. Điều này vô tình khiến các bạn không thể dậy đúng giờ để chuẩn bị quần áo, sách vở. Ngoài ra, sự chậm chạp, lề mề trong tác phong là nguyên nhân khiến chúng ta muộn giờ vào lớp. Có rất nhiều bạn, trong đó có tôi đã từng có suy nghĩ "hãy còn sớm" nên cứ ung dung, bình thản, chỉ đến khi sát giờ vào học mới vội vã đến trường.
Dù bất cứ lí do nào thì thói quen đi học muộn cũng là một thói quen xấu. Việc thường xuyên đi học muộn sẽ khiến bạn bỏ lỡ kiến thức mà thầy cô giáo giảng dạy, làm ảnh hưởng đến quá trình học của những bạn xung quanh. Thậm chí, trễ giờ còn khiến bạn đứng trước nguy cơ bị ghi vào sổ đầu bài, đình chỉ học nếu sự việc thường xuyên tái diễn. Mỗi lần đi học muộn, bạn đều tìm cho mình một lí do. Lâu dần, bạn sẽ trở thành kẻ nói dối, trở thành một người không đáng tin cậy trong mắt mọi người. Ngoài ra, tình trạng đi học muộn lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bạn có thói quen đến muộn trong phần lớn các trường hợp khác. Từ đó dẫn đến việc các bạn trực tiếp đánh mất đi cơ hội quan trọng của cuộc đời. Có rất nhiều bạn do đi muộn nên đã không thể tham dự kì thi Trung học phổ thông Quốc gia. Đó là một điều vô cùng đáng tiếc.
Có thể thấy, thói quen đi học muộn giống như vật cản ngáng trở bạn đi đến thành công. Chính vì vậy, các bạn cần từ bỏ thói quen đi học muộn ngay từ ngày hôm nay. Việc từ bỏ thói quen đi học muộn sẽ giúp bạn rèn luyện kĩ năng kiểm soát thời gian hiệu quả, hình thành cho bạn những thói quen tốt. Đi học đúng giờ giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị bài vở chỉn chu trước giờ lên lớp, tạo được thiện cảm đối với thầy cô, bạn bè. Đồng thời, việc đi học đúng giờ sẽ giúp bạn bắt nhịp với bài học một cách dễ dàng, không bị lỡ dở kiến thức. Khi bạn từ bỏ được thói quen đi học muộn, bạn sẽ có phong thái tự tin, chủ động trong tất cả các tình huống.
Tôi biết để từ bỏ một thói quen đã in sâu vào tiềm thức không phải là điều dễ dàng. Chắc chắn mỗi chúng ta sẽ cảm thấy chán nản, khó khăn khi hình thành cho mình một chế độ sinh hoạt và lối sống mới. Nhưng tôi tin rằng, nếu các bạn nhận thức được đầy đủ hậu quả do thói quen đi học muộn gây ra và lợi ích của việc từ bỏ thói quen này thì chúng ta sẽ vượt lên được chính mình. Để làm được điều đó, tôi cho rằng, các bạn cần lập ra thời gian biểu khoa học, "giờ nào việc nấy", tránh lãng phí vào những việc vô bổ không cần thiết. Hình thành thói quen đi ngủ sớm và thức dậy trước giờ học từ 30 phút đến 1 tiếng để có thể chuẩn bị cho mình phong thái tốt nhất. Đồng thời, các bạn cũng nên dự trù thêm thời gian để có thể hoàn thành những công việc dang dở hoặc các vấn đề có thể phát sinh như hỏng xe hay tắc đường.
Thói quen đi học muộn là một thói quen xấu. "Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân", đừng để thói quen đi học muộn trở thành lí do ngăn cản chúng ta bước đến thành công. Hãy trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình!
4. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen vứt rác bừa bãi
Tham khảo tại đây:
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10
5. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều
Sự phát triển của công nghệ với những bước tiến mang tính cách mạng đã thực sự thay đổi cuộc sống của chúng ta. Công nghệ khiến con người phải phụ thuộc vào nó và một trong số những vật bất ly thân của con người ngày nay chính là chiếc điện thoại di động thông minh.
Không ít người lo lắng vì cho rằng mình đang bị phụ thuộc quá nhiều vào chiếc điện thoại di động và tìm cách thoát khỏi nó. Nỗi sợ hãi lớn hơn khi xuất hiện khái niệm nghiện Internet trong một bộ phận giới trẻ. Vậy, đâu là câu trả lời cho vấn đề này? Liệu có tồn tại khái niệm nghiện chiếc điện thoại di động?
Các bạn có thể thấy ngày nay, điện thoại thông minh len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Nó trở thành phương thức liên lạc giữa mọi người, là công cụ ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa. Hơn bao giờ hết, nó mang tới kho tàng tri thức vô tận và khơi nguồn sáng tạo nơi mỗi người. Chúng còn trở thành trò tiêu khiển những lúc tắc đường hay buồn chán. Tất cả gói gọn trong thiết bị nằm lọt bàn tay.
Vai trò của điện thoại thông minh lớn dần từng ngày, tới mức tạo ra sức hấp dẫn đến khó cưỡng. Dù cố tình lờ đi, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn cầm máy lên để trả lời tin nhắn, nhận cuộc gọi điện hay xem thông báo từ các mạng xã hội. Không chỉ phá bĩnh giấc ngủ, nó còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống.
Có phải chúng ta đang bị ám ảnh về một thiết bị thần kỳ? Liệu chiếc điện thoại di động đã chiếm hết tâm trí của con người? Và đó có phải là chứng nghiện điện thoại thông minh? Phần lớn mọi người có thói quen sử dụng điện thoại rất nhiều. Chúng ta sử dụng điện thoại trong liên lạc với người thân, truy cập Internet hay phục vụ cho công việc và giải trí. Đó đều là những tính năng quan trọng. Và có một thực tế sau khi được nghiên cứu cho rằng nhiều người luôn bị ám ảnh rằng mình có tin nhắn hoặc bình luận từ mạng xã hội cần trả lời. Cảm giác rời điện thoại như thể tách biệt khỏi thế giới vì ngày càng có nhiều người xem đó là cách giao tiếp duy nhất với xã hội.
Đáng ngại nhất phải kể đến những tác động của chiếc điện thoại di động tới giấc ngủ. Và theo như nghiên cứu thì ba phần tư thanh thiếu niên đặt chiếc điện thoại di động cạnh giường mỗi tối. Điều đó khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Khoảng một nửa số người trẻ được khảo sát thú nhận thường xuyên thức dậy vào ban đêm để kiểm tra điện thoại. Đó là vấn đề nghiêm trọng vì khi không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ và nhiều hệ lụy khác. Đặc biệt, não cần thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng.
Và vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để sử dụng điện thoại ít hơn? Điều mà rõ ràng chúng ta đều có thể nhận thức được nhưng thay đổi thói quen lại là chuyện khác. Quá trình giảm bớt sự phụ thuộc vào sản phẩm công nghệ cần theo một quy trình nhất định.
Bạn có bao giờ nghĩ đến việc thay vì dùng điện thoại để báo thức, bạn nên dùng đồng hồ cơ thay thế. Một giờ trước khi ngủ, đưa điện thoại ra khỏi phòng, đặt ở nơi xa nhất có thể và tắt âm thanh. Hình thành thói quen “thay thế” việc kiểm tra điện thoại mỗi tối như đọc sách hoặc vận động trước khi ngủ.
Hãy bớt phụ thuộc vào điện thoại, nhưng đừng nhầm tưởng đó là chứng nghiện để rồi bỏ lỡ những tiện ích công nghệ mà chúng mang lại. Thiết bị di động đã trở thành người bạn thân thuộc của mỗi người, giúp giải quyết nhiều công việc và mang tới những phút giải trí, thư giãn giữa bao bộn bề công việc.
Vậy nên hãy sử dụng những chiếc điện một cách đúng nghĩa, dành thời gian nhiều hơn cho những hoạt động ngoại khoá vui chơi bên người thân hay gia đình, hay đơn giản hơn là tìm đến những thông tin hữu ích qua những trang báo. Tôi cá là bạn sẽ thấy cuộc sống của mình khác đi rất nhiều.
6. Viết bài văn nghị luận về xu hướng bỏ phố về làng của một bộ phận người trẻ
Mở bài: Giới thiệu xu hướng này là hiện tượng xã hội mới và có nhiều ý kiến trái chiều. Quan điểm cá nhân: Xu hướng này có cả tích cực và tiêu cực, nhưng chủ yếu là tích cực.
* Thân bài:
- Luận điểm 1: Xu hướng này có tích cực vì giúp người trẻ tìm được sự bình yên, thư thái và gần gũi thiên nhiên. Luận cứ: Trích dẫn lời chia sẻ của một số người trẻ đã quyết định bỏ phố về quê.
- Luận điểm 2: Xu hướng này có tích cực vì giúp người trẻ khai thác tiềm năng kinh tế của làng quê. Luận cứ: Cung cấp một số ví dụ về các hoạt động kinh doanh, sản xuất hay du lịch sinh thái của người trẻ ở quê.
- Luận điểm 3: Xu hướng này có tiêu cực vì gặp nhiều khó khăn và thách thức khi lập nghiệp ở quê. Luận cứ: Nêu một số rào cản như thiếu hỗ trợ từ chính quyền địa phương, thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên môn, hay thiếu sự hiểu biết và tôn trọng từ người dân địa phương.
Kết bài: Tóm tắt lại các luận điểm và luận cứ đã nêu. Kết luận rằng xu hướng này là một sự lựa chọn cá nhân của người trẻ và không nên bị kì thị hay áp đặt. Đồng thời, khuyến khích người trẻ có ý định bỏ phố về quê phải chuẩn bị kỹ lưỡng và có sự kiên nhẫn để thành công.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích bài Bảo kính cảnh giới (4 mẫu)
Viết đoạn văn 150 chữ nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi
Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo
Thuật hứng 24 đọc hiểu (5 đề)
Phân tích bài Thuật hứng 24 (6 mẫu) siêu hay
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2024 (13 đề)
Ngôn chí bài 20 dấu người đi đọc hiểu
Thư cho Vương Thông đọc hiểu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Thần trụ trời lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Prô-mê-tê và loài người trang 15
- Đọc kết nối chủ điểm Đi san mặt đất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 19 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 34 ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây trang 37
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la trang 47 ngắn nhất
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 50 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời trang 51
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 CTST
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (3 mẫu)
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên
- Soạn bài Tây Tiến lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Dưới bóng hoàng lan
- Thực hành tiếng Việt 10 tập 2 trang 15 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại - Nắng mới - Lưu Trọng Lư
- Đọc kết nối chủ điểm: Đàn Ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
- Thực hành tiếng việt trang 127 văn 10 tập 1 CTST
- Soạn bài Xã trưởng - Mẹ Đốp
- Soạn văn 10 trang 133 Chân trời sáng tạo tập 1
- Hãy viết nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia (4 mẫu)
- Soạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
- Giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học lớp 10 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 28 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn Bình Ngô đại cáo lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm - Bảo kính cảnh giới bài 43
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 44 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nguyễn Trãi - Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Chân trời sáng tạo
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại CTST
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ vô cảm
- Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm
- Soạn Văn 7 tập 2 trang 58 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đất rừng Phương Nam Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Giang lớp 10 tập 2 CTST
- Đọc kết nối chủ điểm Xuân về
- Soạn văn 10 tập 2 trang 77 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Buổi học cuối cùng
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Soạn bài Ôn tập trang 89 Ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 10
- Soạn bài Nam Quốc Sơn Hà trang 96 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đoạn văn giới thiệu về chủ đề tuổi trẻ và đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Tôi có một giấc mơ
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2023
- Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
- Soạn bài Ôn tập trang 113 lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Chân trời sáng tạo
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo Thơ duyên
Phân tích bài thơ Nắng mới siêu hay (4 mẫu)
Phân tích đánh giá tác phẩm Mây trắng còn bay hay và ý nghĩa
Trình bày ý kiến về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc lớp 10 CTST
Soạn bài Giang lớp 10 Chân trời sáng tạo
Hình tượng những quái vật biển như Ka-ríp, Xi-la được xây dựng từ hiện tượng tự nhiên nào?