(5 mẫu)Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt). Đây là câu hỏi phần thực hành viết theo quy trình trang 75 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo. Sau đây là mẫu dàn ý viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ cùng với các bài văn mẫu nghị luận phân tích, đánh giá về một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Đề bài: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).

1. Dàn ý nghị luận phân tích đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ

nghị luận phân tích đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

+ Hình ảnh “tiếng suối”.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

+ Biện pháp tu từ so sánh à làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trữ tình.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

2. Nghị luận phân tích đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật bài Bạch Đằng hải khẩu

Nghị luận phân tích đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ

Dàn ý phân tích đánh giá nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật bài Bạch Đằng hải khẩu

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

- Nguyễn Trãi – nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ lớn của dân tộc ta. Sống trong thời đại xã hội loạn lạc – đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, thương dân và tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước, con người.

- “Bạch Đằng hải khẩu” là bài thơ hay của Nguyễn Trãi trích trong tập “Ức Trai thi tập”, được viết trong lần nhà thơ đến thăm cửa biển Bạch Đằng. Nguyễn Trãi tùng nhận xét: “Cửa biển Bạch Đằng ở sông Thủy Đường là danh thắng núi sông vào bậc nhất”.

2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

- Mạch cảm xúc: Bài thơ là cảm hứng hoài niệm lịch sử của người anh hùng dân tộc khi đứng trước cửa biển Bạch Đằng, một cửa sông ghi dấu nhiều dấu ấn vàng son trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đứng trước của biển Bạch Đằng thi hứng trào dâng, bài thơ mang hòa khí ngùn ngụt của cảm xúc tự hào thiết tha về những chiến công lịch sử lẫy lừng của cha ông.

- Chủ thể trữ tình của bài thơ chính là tác giả trong lần ngắm cửa sông Bạch Đằng. Tâm trạng nhà thơ có sự chuyển biến rõ nét qua từng câu thơ. Ở hai cầu để cảm hứng phấn khởi, say mê khi được ghé thăm dòng Bạch Đằng hùng vĩ; hai câu thực vừa miêu tả cảnh hai bên bờ sông, sừng sững núi non như kình ngạc bị chặt từng khúc, từng đoạn, bờ bãi tưng lớp như gươm đao bị gãy chìm vừa gợi ra những chiến tích huy hoàng trên sông. Hai câu luận là suy ngẫm của nhà thơ về địa thế hiểm yếu nơi đây và những anh hùng hào kiệt đã tạo nên những dấu mốc vàng son trong lịch sử dân tộc. Hai cấu kết lại là cảm xúc bời bời hoài niệm tiếc nuối về thời huy hoàng của lịch sử đã qua.

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

- Sự phát triển của hình tượng chính

+ Hai câu đề Mở ra không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông, gió lùa lồng lộng, sóng lớn dự dội. Nhà thơ căng cánh buồm thơ, dạo chới trên cửa sông Bạch Đằng:

“Biển rung gió bấc thế bừng bừng

Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng”

Cánh buồm kéo lên là hoàn thiện một bức tranh trác tuyệt: Không gian rộng lớn, núi non, sóng gió hùng vĩ, cánh buồm thơ mong manh.

+ Hai câu thực: Quang cảnh Bạch Đằng gợi lên dấu ấn lịch sử:

“Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,

Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.”

Hình ảnh ẩn dụ kình ngạc băm vằm vừa miêu tả được cảnh núi non hiểm trở vừa gợi ra những chiến tích chống giặc ngoại xâm của ông cha. Quang cảnh hiện lên như bãi chiến trường xưa, hào khí xưa ùa về cùng niềm tự hào thiết tha của nhà thơ về những chiến công lịch sử.

+ Hai câu luận: Niềm suy tưởng của nhà thơ về địa thế hiểm trở của núi non, về anh hùng hào kiệt của sông nước Bạch Đằng:

“Quan hà hiểm yếu trời kia đặt

Hào kiệt công danh đất ấy từng”

Hai câu thơ gợi niềm tự hào của tác giả về non nước, về những bậc anh hùng hào kiệt đã có những chiến công hiển hách bảo vệ Tổ quốc trên sông Bạch Đằng.

+ Hai câu kết: Từ cảm hứng lịch sử hào hùng nhà thơ chuyển sang dòng cảm nghĩ thế sự, giọng thơ bùi ngùi, bâng khuâng, tiếc nuối:

“Việc trước quay đầu ôi đã vắng

Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng”

Tâm trạng nhà thơ được thể hiện một cách kín đáo. Nhà thơ tự haò về lịch sử cha ông song cũng đượm chút xót xa về xã hội đương thời. Anh hùng hào kiệt dường chỉ còn là chuyện cũ, chuyện lịch sử xa xôi. Một thời đại khởi đầu oanh liệt, nay nhìn lại liệu có còn được như xưa? Nhà thơ vãn cảnh Bạch Đằng mà lòng bồi hồi, xot xa, tiếc nhớ khôn nguôi.

- Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:

Bài thơ được viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật; ngôn ngữ thơ cổ kính, trang trọng, hàm súc. Giọng thơ càng về cuối càng thiết tha sâu lắng.

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

Tả cảnh, liệt kê, liên tưởng so sánh khoa trương, nhưng là một sự liên tưởng rất chính xác, rất gợi cảm và hấp dẫn. Hơn thế, tả cảnh vật mà tác giả như đang dựng lại, đang tái hiện lịch sử oai hùng của những trận chiến ác liệt như thể vừa mới diễn ra ở chính nơi này, với một cảm hứng vô cùng hào sảng. Người đọc có thể hình dung như thấy khúc sông này đang sôi lên tiếng hò reo dậy đất, tinh kỳ phấp phới, “Trận đánh thư hùng chửa phân/ Chiến luỹ Bắc Nam chống đối/ Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi” (Trương Hán Siêu – BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ)…

Nói về hồn thiêng sông núi, về đất nước con ngời Việt Nam, ngợi ca sức mạnh Việt Nam, mỗi chữ, mỗi lời, mõi hình ảnh trong bài thơ như nâng cao tầm vóc lớn lao của dân tộc, giúp người đọc thêm yêu mến, tự hào về sông núi, Tổ quốc thiêng liêng, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Đó cũng chính là điểm độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

“Bạch Đằng hải khẩu” là kiệt tác tiêu biểu cho hồn thơ trang trọng, hào hùng của nhà thơ Nguyễn Trãi. Bài thơ được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến bởi nó gieo vào lòng người đọc một tình yêu thiên nhiên, mảnh đất chiến địa và niềm tự hào tha thiết về những chiến công lịch sử hiển hách của cha ông.

Viết bài văn đánh giá nội dung nghệ thuật bài Bạch Đằng hải khẩu

Nguyễn Trãi – nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ lớn của dân tộc ta. Sống trong thời đại xã hội loạn lạc – đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, thương dân và tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước, con người.

“Bạch Đằng hải khẩu” là bài thơ hay của Nguyễn Trãi trích trong tập “Ức Trai thi tập”, được viết trong lần nhà thơ đến thăm cửa biển Bạch Đằng. Nguyễn Trãi tùng nhận xét: “Cửa biển Bạch Đằng ở sông Thủy Đường là danh thắng núi sông vào bậc nhất”.

Bài thơ là cảm hứng hoài niệm lịch sử của người anh hùng dân tộc khi đứng trước cửa biển Bạch Đằng, một cửa sông ghi dấu nhiều dấu ấn vàng son trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đứng trước của biển Bạch Đằng thi hứng trào dâng, bài thơ mang hòa khí ngùn ngụt của cảm xúc tự hào thiết tha về những chiến công lịch sử lẫy lừng của cha ông. Chủ thể trữ tình của bài thơ chính là tác giả trong lần ngắm cửa sông Bạch Đằng. Tâm trạng nhà thơ có sự chuyển biến rõ nét qua từng câu thơ. Ở hai cầu để cảm hứng phấn khởi, say mê khi được ghé thăm dòng Bạch Đằng hùng vĩ; hai câu thực vừa miêu tả cảnh hai bên bờ sông, sừng sững núi non như kình ngạc bị chặt từng khúc, từng đoạn, bờ bãi tưng lớp như gươm đao bị gãy chìm vừa gợi ra những chiến tích huy hoàng trên sông. Hai câu luận là suy ngẫm của nhà thơ về địa thế hiểm yếu nơi đây và những anh hùng hào kiệt đã tạo nên những dấu mốc vàng son trong lịch sử dân tộc. Hai cấu kết lại là cảm xúc bời bời hoài niệm tiếc nuối về thời huy hoàng của lịch sử đã qua.

Hai câu đề mở ra không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông, gió lùa lồng lộng, sóng lớn dự dội. Nhà thơ căng cánh buồm thơ, dạo chới trên cửa sông Bạch Đằng:

“Biển rung gió bấc thế bừng bừng

Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng”

Cánh buồm kéo lên là hoàn thiện một bức tranh trác tuyệt: Không gian rộng lớn, núi non, sóng gió hùng vĩ, cánh buồm thơ mong manh.

Hai câu thực là quang cảnh Bạch Đằng gợi lên dấu ấn lịch sử:

“Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,

Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.”

Hình ảnh ẩn dụ kình ngạc băm vằm vừa miêu tả được cảnh núi non hiểm trở vừa gợi ra những chiến tích chống giặc ngoại xâm của ông cha. Quang cảnh hiện lên như bãi chiến trường xưa, hào khí xưa ùa về cùng niềm tự hào thiết tha của nhà thơ về những chiến công lịch sử.

Hai câu luận là niềm suy tưởng của nhà thơ về địa thế hiểm trở của núi non, về anh hùng hào kiệt của sông nước Bạch Đằng:

“Quan hà hiểm yếu trời kia đặt

Hào kiệt công danh đất ấy từng”

Hai câu thơ gợi niềm tự hào của tác giả về non nước, về những bậc anh hùng hào kiệt đã có những chiến công hiển hách bảo vệ Tổ quốc trên sông Bạch Đằng.

Hai câu kết là cảm hứng lịch sử hào hùng nhà thơ chuyển sang dòng cảm nghĩ thế sự, giọng thơ bùi ngùi, bâng khuâng, tiếc nuối:

“Việc trước quay đầu ôi đã vắng

Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng”

Tâm trạng nhà thơ được thể hiện một cách kín đáo. Nhà thơ tự haò về lịch sử cha ông song cũng đượm chút xót xa về xã hội đương thời. Anh hùng hào kiệt dường chỉ còn là chuyện cũ, chuyện lịch sử xa xôi. Một thời đại khởi đầu oanh liệt, nay nhìn lại liệu có còn được như xưa? Nhà thơ vãn cảnh Bạch Đằng mà lòng bồi hồi, xot xa, tiếc nhớ khôn nguôi.

Bài thơ được viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật; ngôn ngữ thơ cổ kính, trang trọng, hàm súc. Giọng thơ càng về cuối càng thiết tha sâu lắng.

Nói về hồn thiêng sông núi, về đất nước con ngời Việt Nam, ngợi ca sức mạnh Việt Nam, mỗi chữ, mỗi lời, mõi hình ảnh trong bài thơ như nâng cao tầm vóc lớn lao của dân tộc, giúp người đọc thêm yêu mến, tự hào về sông núi, Tổ quốc thiêng liêng, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Đó cũng chính là điểm độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. Tả cảnh, liệt kê, liên tưởng so sánh khoa trương, nhưng là một sự liên tưởng rất chính xác, rất gợi cảm và hấp dẫn. Hơn thế, tả cảnh vật mà tác giả như đang dựng lại, đang tái hiện lịch sử oai hùng của những trận chiến ác liệt như thể vừa mới diễn ra ở chính nơi này, với một cảm hứng vô cùng hào sảng. Người đọc có thể hình dung như thấy khúc sông này đang sôi lên tiếng hò reo dậy đất, tinh kỳ phấp phới, “Trận đánh thư hùng chửa phân/ Chiến luỹ Bắc Nam chống đối/ Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi” (Trương Hán Siêu – BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ)…

“Bạch Đằng hải khẩu” là kiệt tác tiêu biểu cho hồn thơ trang trọng, hào hùng của nhà thơ Nguyễn Trãi. Bài thơ được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến bởi nó gieo vào lòng người đọc một tình yêu thiên nhiên, mảnh đất chiến địa và niềm tự hào tha thiết về những chiến công lịch sử hiển hách của cha ông.

3. Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật bài Tự tình 3

Dàn ý phân tích đánh giá nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật bài Tự tình 3

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Tự tình 3”

- “Bà chúa thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương là một nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, thơ của bà chính là tiếng nói thương cảm đối với số phận người phụ nữ, đồng thời đó còn là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

- Bài thơ “Tự tình 3” nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài của bà là một trong những sáng tác mà ở đó ta cảm nhận được tiếng nói, “tiếng lòng” người phụ nữ.

2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)

- Số phận bất hạnh của Hồ Xuân Hương, 2 lần lấy chồng đều làm lẽ và chồng đều mất sớm.

- Trong các bài thơ của bà đều nói lên tiếng nói cảm thương người phụ nữ và khẳng định đề cao và ý thức đầy bản lĩnh của họ. Theo đó, “Tự tình 3” là bài thơ với mạch cảm xúc xuyên suốt bộc lộ sự buồn tủi, cay đắng của người phụ nữ. Đồng thời cũng nói lên khát vọng mong cầu hạnh phúc của người phụ nữ xã hội xưa. Đặc biệt “Tự tình 3” còn là bài thơ nổi tiếng nói lên “tiếng lòng” người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ đầy chua xót, tủi hổ, đau đớn

- Chủ đề “Tự tình 3” cũng như 2 bài thơ còn lại trong chùm 3 “Tự tình” đều nói lên nỗi hẩm hiu, bất hạnh, thiệt thòi và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ…

- Hình ảnh: Hồ Xuân Hương gửi gắm tâm tình của mình qua hình ảnh chọn lọc, ẩn dụ “chiếc bách” – chiếc thuyền giữa dòng sông mênh mông, giữa dòng đời rộng lớn - hình ảnh người con gái góa trẻ cũng không biết sẽ trôi về đâu.

- Nhan đề: bộc lộ tâm tình, cảm xúc của nữ sĩ trước hoàn cảnh éo le, đau buồn…

- Điểm nhìn: được đặt vào nhân vật trữ tình – người phụ nữ với duyên phận éo le, hẩm hiu…

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

- Sự phát triển của hình tượng chính

a. Hai câu đề

- Chiếc bách ở đây là hình ảnh chiếc thuyền biểu tượng cho số phận trôi dạt của con người giữa dòng đời. Các từ láy nổi nênh, lênh đênh nhấn mạnh ý nghĩa giữa dòng nước mênh mông, chiếc bách trôi dạt không biết về đâu. Từ đó làm hiện lên ảnh người phụ nữ có cuộc đời éo le, bất hạnh, trái ngang.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện rõ qua các từ ngữ: buồn, ngao ngán. Buồn và chán ngán mà không biết làm sao thoát khỏi cảnh ngộ của mình.

b. Hai câu thực

- Hình ảnh con thuyền giữa phong ba, từ láy “lai láng”, “bập bềnh” và biện pháp tu từ đảo ngữ nhấn mạnh sự truân chuyên của người phụ nữ. Tình và nghĩa vẫn đương còn chan hòa dào dạt. Vậy mà sóng gió vẫn cứ ập tới. Cây muốn yên mà gió chẳng lặng. Hạnh phúc tưởng chừng trong tầm tay nhưng cũng lại vỡ tan.

c. Hai câu luận

- Hai câu luận thể hiện sự buông xuôi của người phụ nữ. Trong đó, các từ “mặc”, “thây” thể hiện sự buông xuôi thực sự. Cuộc đời giống như hình ảnh chiếc thuyền trôi lênh đênh ngoài khơi, ai muốn lái muốn chèo thế nào cũng không để tâm. Chỉ hai câu thơ nói lên sự bất lực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Dù có khao khát hạnh phúc thì cũng không thể thay đổi được hoàn cảnh, vận mệnh.

d. Hai câu kết

- Người phụ nữ xưa vốn đã nhỏ bé, chịu bao áp bức, bị trói buộc trong lễ giáo, phải “tam tòng tứ đức”, từ khi sinh ra đến lúc chết đi đều chịu cảnh lệ thuộc. Người sương phụ (đàn bà góa, trẻ) một lần coi như cuộc đời là cánh bèo trôi dạt, không có lựa chọn, không có quyền lên tiếng, dù vào tay ai cũng cam lòng. Điều đó được thể hiện rõ qua các từ thể hiện sự chấp nhận, buồng xuôi như “cam lòng” “ôm nỗi”.

- Người phụ nữ thể hiện tiếng lòng khao khát muốn được hạnh phúc, muốn vùng vẫy nhưng rốt cuộc vẫn bị rẻ rúng, vẫn như chiếc bách lênh đênh. Từ láy tấp tênh càng thể hiện rõ số phận bất ổn, bấp bênh của họ.

- Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:

+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật kết hợp với cách sử dụng từ ngữ thuần Việt giản dị mà tinh tế, cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ cùng với những thủ pháp nghệ thuật như đảo ngữ, sử dụng nhiều từ láy… Hồ Xuân Hương nói một cách hình ảnh những sắc thái tình cảm: phiền muộn, ngao ngán, đầy khát vọng nhưng đành chấp nhận cam chịu…của mình.

+ Nhiều động từ thể hiện sự chấp nhận, chẳng hạn như “cam lòng”, “ôm nỗi”, “mặc”…

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

+ Xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng làm cho cuộc sống người dân vô cùng lầm than, cơ cực. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ. Không ít nhà thơ, nhà văn đã phản ánh rõ điều đó, ta có thể cảm nhận rõ qua một số tác phẩm văn học như “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn ),… Đó là những lời cảm thông của người đàn ông nói về người phụ nữ. Bài “Tự tình 3” lại chính là một nhà thơ nữ nói về nỗi éo le, đau khổ của giới mình.

+ “Tự tình 3” thuộc chùm 3 “Tự tình” đều sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; đều bày tỏ ý thức về số phận hẩm hiu và tâm trạng buồn rầu, bất mãn, đồng thời khẳng định khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ; đều mượn cảnh thiên nhiên để miêu tả tâm trạng.

+ Tuy nhiên, “Tự tình 3” có điểm khác biệt, độc đáo so với 2 bài còn lại (“Tự tình 1” và “Tự tình 2”) ở chỗ: “Tự tình 1” là nỗi oán hận sầu thảm vì duyên chưa đến. Tuy nhiên, nhân vật trữ tình vẫn hiện lên với vẻ cao ngạo, khinh đời. Yếu tố phản kháng mạnh mẽ nhất. “Tự tình 2” là nỗi cô đơn sầu muộn vì duyên đến nhưng dở dang, hẩm hiu. Nhân vật trữ tình dù khao khát hạnh phúc nhưng cũng không tránh khỏi nỗi sầu bi trước số phận. Đến “Tự tình 3” lại là nỗi cô đơn sầu muộn, ngán ngẩm trước số phận lênh đênh, trước cuộc đời bão táp, ngao ngán trước thực tại cay đắng.

c. Kết bài Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

- Bài thơ phản ánh chân thực thân phận người góa phụ và xã hội phong kiến bất công, hà khắc với người phụ nữ. Qua đây, chúng ta càng thấu hiểu hơn và cảm thông hơn cho những người phụ nữ xã hội cũ, càng cảm phục ý chí, tài năng, tâm hồn của “Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương”.

- Liên hệ người phụ nữ ngày nay.

Viết bài văn đánh giá nội dung nghệ thuật bài Tự tình 3

“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (Sê khốp). Hồ Xuân Hương là một nghệ sĩ như vậy. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng. Để hiểu hơn về Hồ Xuân Hương cũng như thân phận những người phụ nữ nhỏ bé xã hội cũ, chúng ta cùng phân tích “Tự tình 3”.

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

(Tự tình 3 - Hồ Xuân Hương)

Hồ Xuân Hương là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng ngôn từ và hình tượng. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ nôm. Tác phẩm “Tự tình 3” là bài thơ nổi tiếng nói lên “tiếng lòng” người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ đầy chua xót, tủi hổ, đau đớn.

Số phận bất hạnh của Hồ Xuân Hương, 2 lần lấy chồng đều làm lẽ và chồng đều mất sớm. Trong các bài thơ của bà đều nói lên tiếng nói cảm thương người phụ nữ và khẳng định đề cao và ý thức đầy bản lĩnh của họ. Theo đó, “Tự tình 3” là bài thơ với mạch cảm xúc xuyên suốt bộc lộ sự buồn tủi, cay đắng của người phụ nữ. Đồng thời cũng nói lên khát vọng mong cầu hạnh phúc của người phụ nữ xã hội xưa. Thân phận người phụ nữ đầy chua xót, tủi hổ, đau đớn

Chủ đề “Tự tình 3” cũng như 2 bài thơ còn lại trong chùm 3 “Tự tình” đều nói lên nỗi hẩm hiu, bất hạnh, thiệt thòi và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ… Qua bài thơ làm nổi bật một Hồ Xuân Hương gửi gắm tâm tình của mình qua hình ảnh chọn lọc, ẩn dụ “chiếc bách” – chiếc thuyền giữa dòng sông mênh mông, giữa dòng đời rộng lớn - hình ảnh người con gái góa trẻ cũng không biết sẽ trôi về đâu.

Nhan đề “Tự tình” được hiểu là bộc lộ tâm tình, cảm xúc của nữ sĩ trước hoàn cảnh éo le, đau buồn…Trong khi đó, điểm nhìn lại được đặt vào nhân vật trữ tình – người phụ nữ với duyên phận éo le, hẩm hiu…Bài thơ với những đặc sắc trong sự phát triển hình tượng chính

Hai câu đề mở đầu bài thơ cho ta cảm nhận rõ được là một chiếc bách đầy tâm trạng. Chiếc bách chính là hình ảnh của chiếc thuyền với tâm trạng buồn về phận nổi lênh đênh

"Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh."

“Một câu thơ hay là câu thơ giàu sức gợi” (Lưu Trọng Lư). Mở đầu bài thơ “Tự tình 3” là những câu thơ đầy sức gợi như thế. Hồ Xuân Hương cho ta thấy rõ về hình ảnh một chiếc bách - chiếc thuyền cô đơn bấp bênh giữa dòng nước. Tác giả đã vô cùng tinh tế khi sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ hình ảnh “chiếc bách” với thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ. Nếu giữa dòng sông mênh mông ấy là hình ảnh chiếc bách nhỏ lênh đênh không biết trôi về đâu, thì giữa dòng đời rộng lớn, hình ảnh người con gái góa trẻ cũng không biết sẽ trôi về đâu. Không chỉ thế, tâm trạng của người phụ nữ còn được Hồ Xuân Hương miêu tả qua một vài từ ngữ như: “buồn”; “ngao ngán”. Buồn và chán ngán mà không biết làm sao thoát khỏi cảnh ngộ của mình.

Nỗi khổ cực, bất hạnh của người phụ nữ càng thể hiện rõ hơn qua hai câu thực. Thể hiện nỗi truân chuyên của người phụ nữ góa trẻ

"Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh."

Hình ảnh con thuyền giữa phong ba, từ láy “lai láng”, “bập bềnh” và biện pháp tu từ đảo ngữ nhấn mạnh sự truân chuyên của người phụ nữ. Tình và nghĩa vẫn đương còn chan hòa dào dạt. Vậy mà sóng gió vẫn cứ ập tới, đe dọa liên tiếp vỗ vào mạn thuyền... Cây muốn yên mà gió chẳng lặng. Hạnh phúc tưởng chừng trong tầm tay nhưng cũng lại vỡ tan. Hai câu thơ này đều mang tâm trạng buồn rầu, ngao ngán cho thân phận người phụ nữ. Cuộc sống người phụ nữ xã hội xưa mấy khi được hạnh phúc. Điều đó càng làm cho người đọc thấy được khao khát, khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ xã hội xưa.

Nếu bốn câu thơ trên thể hiện tâm trạng buồn tủi của người phụ nữ góa trẻ thì hai câu luận cho ta thấy tâm trạng buông xuôi của người phụ nữ

"Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh."

Hai câu luận thể hiện sự buông xuôi của người phụ nữ. Trong đó, các từ “mặc”, “thây” thể hiện sự buông xuôi thực sự. Cuộc đời giống như hình ảnh chiếc thuyền trôi lênh đênh ngoài khơi, ai muốn lái muốn chèo thế nào cũng không để tâm. Chỉ hai câu thơ nói lên sự bất lực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Dù cho dong lèo có cầm lái trôi xuôi theo thác ghềnh cũng không còn quan tâm nữa. Chỉ với hai câu thơ ngắn, đã nói lên sự bất lực của người phụ nữ thời xưa. Dù có khao khát hạnh phúc thì cũng không thể thay đổi được hoàn cảnh, vận mệnh. Không thể thay đổi được sự thật phũ phàng của xã hội là biển khơi, đẩy đưa thuyền đi theo ghềnh thác cũng đành phải theo mà không thể chống cự.

Cuối cùng, hai câu kết của bài thơ vẫn chỉ là tâm trạng buông xuôi, cam lòng của người góa phụ trẻ. Nhưng đó cũng là tiếng lòng khao khát muốn được hạnh phúc, muốn vùng vẫy

"Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh."

Người phụ nữ xưa vốn đã nhỏ bé, chịu bao áp bức, bị trói buộc trong cái gọi là “tam tòng tứ đức”, từ khi sinh ra đến lúc chết đi đều chịu cảnh lệ thuộc. Người sương phụ (đàn bà góa, trẻ) một lần coi như cuộc đời là cánh bèo trôi dạt, không có lựa chọn, không có quyền lên tiếng, dù vào tay ai cũng cam lòng. Điều đó được thể hiện rõ qua các từ thể hiện sự chấp nhận, buồng xuôi như “cam lòng” “ôm nỗi”. Người phụ nữ thể hiện tiếng lòng khao khát muốn được hạnh phúc, muốn vùng vẫy nhưng rốt cuộc vẫn bị rẻ rúng, vẫn như chiếc bách lênh đênh. Từ láy tấp tênh càng thể hiện rõ số phận bất ổn, bấp bênh của họ.

Tác giả tự hỏi rằng ai sẽ đến với mình? Thế nhưng để đến với mình thì ai sẽ là người cam lòng để có thể bên mình. Mặc dù người phụ nữ hiểu rằng, bước sang một chiếc thuyền khác thì cuộc đời cũng vẫn “tấp tênh”, cũng không có gì khởi sắc. Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa đã nhỏ bé, bị áp bức, bị xã hội hà khắc thì thân phận người góa phụ trẻ còn thê lương hơn. Người góa phụ trẻ không có lựa chọn, ai muốn đẩy thuyền trôi đâu thì đẩy. Chỉ biết cam lòng, ôm nỗi đau vào lòng. Thấu hiểu nỗi đau đớn, oan ức, bất công của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã lấy thi ca để nói lên tiếng lòng. Bà chính là đại diện cho những người phụ nữ mạnh mẽ, đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và lên án sự bất công, hà khắc của xã hội.

Một phần không thể thiếu để để khắc họa rõ nét hơn về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm đã sử dụng vô cùng tinh tế một số biện pháp nghệ thuật như: Thể thơ thất ngôn bát cú kết hợp với cách sử dụng từ ngữ thuần Việt giản dị mà tinh tế, cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ cùng với những thủ pháp nghệ thuật như đảo ngữ, sử dụng nhiều các từ láy… Hồ Xuân Hương nói một cách hình ảnh những sắc thái tình cảm: phiền muộn, ngao ngán, đầy khát vọng mà chấp nhận cam chịu…của mình. Sử dụng nhiều động từ thể hiện sự chấp nhận, chẳng hạn như “cam lòng”, “ôm nỗi”, “mặc”… lột tả chân thực xã hội phong kiến bất công, hà khắc với người phụ nữ. Thân phận người góa phụ rẻ rúng, bèo dạt lênh đênh.

So với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại thì “Tự tình 3” vẫn có những nét hấp dẫn riêng.

Trong bài thơ Vân chữ, Lê Đạt viết: “Mỗi công dân đều có một dạng vân tay, Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ, Không trộn lẫn”. Quả đúng như vậy, bài “Tự tình 3” của Hồ Xuân Hương cũng có một “dạng vân chữ” độc đáo. Như chúng ta đã biết, xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng làm cho cuộc sống người dân vô cùng lầm than, cơ cực. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ. Không ít nhà thơ, nhà văn đã phản ánh rõ điều đó, ta có thể cảm nhận rõ qua một số tác phẩm văn học như “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn ),… Đó là những lời cảm thông của người đàn ông nói về người phụ nữ. Tuy nhiên, bài thơ “Tự tình 3” lại không phải như vậy mà là tiếng nói của chính một nhà thơ nữ về nỗi éo le, đau khổ của giới mình.

“Tự tình 3” thuộc chùm 3 “Tự tình” đều sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; đều bày tỏ ý thức về số phận hẩm hiu và tâm trạng buồn rầu, bất mãn, đồng thời khẳng định khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ; đều mượn cảnh thiên nhiên để miêu tả tâm trạng.

Tuy nhiên, “Tự tình 3” có điểm rất khác biệt, độc đáo so với 2 bài còn lại (“Tự tình 1” và “Tự tình 2”) ở chỗ: “Tự tình 1” là nỗi oán hận sầu thảm vì duyên chưa đến. Tuy nhiên, nhân vật trữ tình vẫn hiện lên với vẻ cao ngạo, khinh đời. Yếu tố phản kháng mạnh mẽ nhất. “Tự tình 2” là nỗi cô đơn sầu muộn vì duyên đến nhưng dở dang, hẩm hiu. Nhân vật trữ tình dù khao khát hạnh phúc nhưng cũng không tránh khỏi nỗi sầu bi trước số phận. Đến “Tự tình 3” lại là nỗi cô đơn sầu muộn, ngán ngẩm trước số phận lênh đênh, trước cuộc đời bão táp, ngao ngán trước thực tại cay đắng.

Tóm lại, tác phẩm “Tự tình 3” của Hồ Xuân Hương được coi là bài thơ bộc lộ những cảnh éo le, buồn tủi, cay đắng của người phụ nữ. Đồng thời cũng nói lên khát vọng mong cầu hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thân phận người phụ nữ đầy chua xót, tủi hổ, đau đớn. Qua đây, chúng ta càng thấu hiểu hơn và cảm thông hơn cho những người phụ nữ xã hội cũ. Và càng cảm phục ý chí, tài năng, tâm hồn của “Bà chúa thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà thi sĩ Xuân Diệu nhấn mạnh: “Hồ Xuân Hương là một nhà thơ vào hạng có tài nhất trong văn học Việt Nam ta. Thơ Hồ Xuân Hương rất hay. Thơ Hồ Xuân Hương rất sống. Chính cái “rất sống” đó làm cho thơ Hồ Xuân Hương ở mãi trong lòng Nhân dân.”

Ngày nay, với sự tiến vộ xã hội, thân phận người phụ nữ không còn phải chịu nhiều nỗi thiệt thòi, bất hạnh như xưa mà đã có sự bình đẳng với nam giới. Dân tộc ta với tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã luôn đặt ra mục tiêu “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” để phấn đấu tất cả quyền lợi của người phụ nữ đều ngang bằng như đàn ông. Có thể nói, ở thời kì nào của đất nước phụ nữ cũng luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Trong xu thế hội nhập của đất nước hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Chúng ta hãy cùng nhau vun đắp cho những giá trị tốt đẹp nhất dành cho người phụ nữ - một nửa quan trọng của thế giới này.

4. Bài văn nghị luận phân tích đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ - mẫu 1

Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ tài hoa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó với tài năng của mình người đã sáng tác nên những áng thơ văn vô cùng nổi bật. Trong đó bài thơ “Cảnh Khuya” là một tác phẩm thơ văn được viết trong thời kì kháng chiến tiêu biểu. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.

Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Với giọng thơ bình dị, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Thiên nhiên, cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ nhưng vô cùng huyền ảo và thơ mộng. Với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của “tiếng suối trong”. Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với thật nhiều màu sắc.

Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến câu thơ thứ ba là sự khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình vô cùng tự nhiên.

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”

Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.

Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh đêm khuya thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng sâu hơn nữa là thể hiện tâm tư, tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nhân dân, lo cho dân, cho nước.

5. Bài văn nghị luận phân tích đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ - mẫu 2

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc dù đã ra đi nhưng những điều ý nghĩa, tuyệt vời nhất về hình ảnh của Người vẫn còn mãi với con dân đát nước Việt Nam. Trong đó chính là kho tàng thơ ca mà bác đã sáng tác trong suốt cuộc đời chiến đấu, hy sinh cho dân, cho nước. Bài thơ Cảnh Khuya được sáng tác vào năm 1974 là một tình yêu nước, lo lắng cho dân tộc hòa cùng tình yêu thiên nhiên của Người. Từ đó ta cũng cảm nhận được những đựac sắc nghệ thuật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Mở đầu chính là cảnh bức tranh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc .Chiến khu Việt Bắc – đó là đầu não của cuộc kháng chiến chống xâm lược, là nơi chỉ đạo đấu tranh của Cách mạng. Nhưng không phải vì vậy mà Việt Bắc chỉ trang nghiêm và bận rộn . Bức tranh Việt Bắc vào khuya đã được miêu tả hết sức đặc sắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’’

Ở đây, Bác đã so sánh tiếng suối ‘’trong như’’ tiếng hát của người con gái. Cảnh khuya thanh vắng vang lên tiếng suối chảy như làm cảnh vật có thêm sức sống. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh như phá vỡ sự im lặng, làm nổi bật cảnh rừng khuya. Trong khung cảnh đó, ánh trăng trên cao chiếu xuống tạo nên những điểm nhấn chi mặt đất nơi núi rừng. Điệp từ “lồng” như nhấn mạnh sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya, sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Ánh trăng chiếu xuống vạn vật như những bông hoa điểm xuyết, tạo nên sự hòa quyện của thiên nhiên Việt Bắc với mặt trăng đêm nay. Cảnh khuya Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp cổ điển, mộc mạc nhưng đầy sức sống qua tình yêu thiên nhiên, tân hồn hòa mình nơi núi rừng của Hồ Chí Minh

‘’Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà’’

Câu thơ thứ ba như một câu chuyển với dấu phẩy ngắt giữa câu ba và câu bốn. Điều này như làm rõ tâm trạng lúc này của Bác lúc này ‘’chưa ngủ’’. Cụm từ ‘’ chưa ngủ’’ ở đây chính là nỗi thao thức, tâm trang đầy sự lo âu. Trái ngược với cảnh khuya êm ả, dịu nhẹ, Hồ Chí Minh lúc này trong lòng tràn đầy nỗi băn khoăn, lo âu về nhân dân, đất nước và độc lập của dân tộc. Qua đây, ta cũng thấy rõ được tấm lòng yêu nước, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước của vị cha kính yêu của đất nước Việt Nam

Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

“Cảnh khuya” đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm. Ở tác phẩm còn có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

6. Bài văn nghị luận phân tích đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ - mẫu 3

Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Mộ” năm 1942, trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó là khi nhà thơ bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trong suốt thời gian bị đày ải bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch người lính khổ sai Nguyễn Tất Thành thường xuyên bị áp giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó người bình thường chắc chỉ thấy tiếng kêu rên ai oán số phận, còn với Bác người lính cách mạng có tinh thần thép thì đó chỉ là cái cớ để tâm hồn thi sĩ vút cao lên thành những áng văn thơ trữ tình dạt dào cảm xúc. Chẳng thế mà toàn bài thơ chúng ta không thấy bất kỳ hình ảnh đau khổ của người tù mà chỉ thấy khung cảnh thiên nhiên, con người nơi miền sơn cước vô cùng bình dị, quen thuộc với cuộc sống lao động thường nhật.

Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên đặc trưng của buổi chiều tối

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Ánh mặt trời dần tắt hẳn, màn đêm chuẩn bị bao trùm lấy cảnh vật, đây là thời khắc con người, vạn vật sinh linh trên trái đất đều mệt mỏi và muốn tìm về với chốn bình yên để nghỉ ngơi. Đầu tiên là hình ảnh của chú chim đang mỏi cánh trên bầu trời, cánh chim ấy đã vất vả sau một ngày dài kiếm ăn khắp chốn, giờ là lúc nó tìm về với bóng cây, chốn yên bình để ngủ. Câu thơ thứ hai vẫn là nét chấm phá cảnh vật của thiên nhiên với hình ảnh của “cô vân”. Cô vân là chòm mây cô đơn, kết hợp với từ láy “mạn mạn” tức là trôi nhẹ, lơ lửng, vô định trên bầu trời. Chòm mây cô đơn lạc trôi trên bầu trời khá tương đồng với hoàn cảnh của người tù khổ sai, cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người. Trong lòng vẫn luôn đau đáu một ngày được trở về với đồng bào, quê hương.

Hai câu thơ sử dụng thủ pháp đối khá quen thuộc trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, đối giữa “cô vân” và “quyện điểu” để tạo nên một bức tranh thiên nhiên cân xứng, hài hòa. Một vài nét chấm phá đơn giản nhưng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật hữu tình, nên thơ.
Hai câu thơ sau là hình ảnh của con người, con người của cuộc sống lao động hiện ra thông qua những nét vẽ thật khỏe khoắn, rắn rỏi

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm tối xuất hiện trong bài thơ là một nét vẽ bất ngờ nhưng rất hợp lý. Nó được cảm nhận thông qua cái nhìn của người tù khổ sai, nó mang một sức sống thật mạnh mẽ, tiềm tàng. Động tác xay ngô của cô gái nhịp nhàng, khỏe khoắn, từng vòng quay của chiếc cối đều, dứt khoát, “ma bao túc” rồi lại”bao túc ma hoàn”; phép lặp từ trong hai câu thơ nhấn mạnh sự cần mẫn, chăm chỉ của người lao động trong cuộc sống thường nhật, qua đó thể hiện cái nhìn trân trọng của thi sĩ dành cho con người nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh “lô dĩ hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ, đó là một nhãn tự có sức nặng cân cả bài thơ. Chữ hồng xuất hiện đã xua tan không khí lạnh giá nơi xóm núi hoang sơ, nó như tiếp thêm sức sống và sức mạnh cho người tù khổ sai trên con đường đi tìm lối thoát cho dân tộc. Chữ “hồng” cũng thể hiện chất thép vốn rất đặc trưng trong tập “Nhật ký trong tù”. Nó cũng khẳng định vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong thơ của Hồ Chủ Tịch

Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn.Thông qua bài thơ “Mộ” chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của nghị lực phi thường, tinh thần mạnh mẽ không lên gân, không khoa trương mà giản dị, khiêm nhường trong thơ của Hồ Chí Minh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
35 88.319
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm