Soạn bài Nắng đã hanh rồi ngắn nhất

Nắng đã hanh rồi là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Vũ Quần Phương đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Nắng đã hanh rồi Văn 10 Chân trời sáng tạo giúp các em nắm được cách trả lời các câu hỏi trang 72 SGK văn 10 tập 1 để chuẩn bị bài thật tốt trước khi học văn bản.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Soạn Văn 10 tập 1 trang 72 SGK Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 10 tập 1 trang 72 SGK Chân trời sáng tạo

1. Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó

Gợi ý

Thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả vào thời điểm một ngày mùa đông nắng hanh:

+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông ''Nắng đã vàng hanh như phấn bay''

+ Tiếng sếu vọng sông ngày: khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông

+ Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông

2. Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Gợi ý

Bài thơ như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' thông qua miểu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như một lời mời gọi, mời ''em'' đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng. Điều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tifnh nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc

3. Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.

Gợi ý

Qua các khổ thơ, ta thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. Như khổ 1, vần được gieo là vần ''ay'': bay, gày, hay. Hay như khổ 2, vần được gieo ở đây là vần ''anh'': tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ. Từ đó, ta có thể dễ dàng bắt được nhịp điệu, âm tiết của bài

4. Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy

Gợi ý

- Chủ đề: Không gian thiên ngày nắng hanh

- Cảm hứng chủ đạo: cảm xúc trong tình yêu và nhưng rung cảm, cảm nhận trong không gian thiên nhiên

- Biểu hiện:

''Nắng đã vàng hanh'',''tiếng sếu vọng sông gày'': những dấu hiệu của một ngày vừa nắng vừa se lạnh. Thể hiện cảm hứng của bài thơ.

''Em ở nhà xa, em có hay'': ở kia, liệu người đó có biết nỗi niềm. Khung cảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra không gian, như một lời nhắn của ''anh'' đến với ''em''.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 633
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm