Soạn bài Lời má năm xưa ngắn nhất

Lời má năm xưa là một đoạn trích từ Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày…, Trần Bảo Định, tập truyện, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, trang 170 - 172 và được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Lời má năm xưa ngắn gọn giúp các em học sinh có thêm gợi ý trả lời câu hỏi trang 71 SGK Văn 10 tập 1 CTST.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Soạn Văn 10 Lời má năm xưa

1. Tóm tắt Lời má năm xưa

Câu chuyện kể lại thời tuổi thơ của nhân vật tôi khi vô tình dùng ná thun để bắn con chim chài. Sau khi bị má mắng và giải thích nhân vật tôi đã hiểu ra và đem chú chim về chăm sóc cho đến khi lành bệnh.

2. Nội dung văn bản Lời má năm xưa

Văn bản “Lời má năm xưa” gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này.

3. Lời má năm xưa - tác giả

- Trần Bảo Định sinh năm 1944.

- Quê quán: An Vĩnh Ngãi, Long An.

- Ông được bạn đọc gọi là "Ông già Nam Bộ nhiều chuyện".

- Trần Bảo Định học tại trường Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Đà Lạt.

4. Soạn Văn 10 Lời má năm xưa

1. Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát của văn bản.

Gợi ý

- Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:

+ Hối hận, bối rối.

+ Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”.

+ Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.

+ Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ.

+ Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.

2. Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai là người thực sự đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Gợi ý

- Theo em, trong câu chuyện trên, người thực sự đã cứu sống chim thằng chài là má của nhân vật tôi.

- Bởi chỉ sau khi nghe câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Sau đó là một loạt hành động của nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài.

3. Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?

Gợi ý

- Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản.

- Việc lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi.

4. Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?

Gợi ý

Con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.191
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm