Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên trong bài Thơ duyên

Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy). Đây là nội dung câu hỏi số 6 trang 69 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo phần Sau khi đọc bài Thơ duyên của tác giả Xuân Diệu. Sau đây là gợi ý trả lời câu 6 trang 69 Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo.

Câu 6 trang 69 SGK Văn 10 tập 1 CTST

Nét độc đáo trong của Xuân Diệu trong việc miêu tả mùa thu ở Thơ Duyên

Nét độc đáo trong của Xuân Diệu trong việc miêu tả mùa thu ở Thơ Duyên

Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu. Và Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.

Nét độc đáo trong cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu

Nét độc đáo trong của Xuân Diệu trong việc miêu tả mùa thu ở Thơ Duyên chính là việc nhìn, tả cảnh vật qua con mắt của một tâm hồn dạt dào cảm xúc, biết rung động trước tình yêu. Thiên nhiên, vốn dĩ không phải là hiện tượng mới mẻ trong thơ, nếu không nói đã là thi liệu có từ rất lâu đời trong văn học. Các nhà thơ trung đại cũng đã có thủ pháp tả cảnh ngụ tình, hoặc đều hướng lòng mình vào vạn vật để soi rọi, để tỏ bày. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan..., đều đã có nhiều bài thơ hay trong đó mượn cảnh để nói tình rất đặc sắc. Tuy nhiên, đến với Thơ duyên của Xuân Diệu, ta lại cảm nhận được thiên nhiên với những sắc màu khác nhau, những tâm trạng với niềm vui và nỗi buồn đều mới, mang một nét gì đó trẻ trung, sôi nổi nhưng vẫn có một nét trầm lặng.

Như cảnh chiều thu sinh động tràn ngập âm thanh và sắc màu sự sống ở khổ đầu

"Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền."

Dường như thi nhân không nhìn trời thu bằng mắt mà đang nhìn bằng hồn vía say sưa, nên cảnh vật cứ lung linh trong vẻ duyên dáng đa tình mà lâng lâng cảm xúc: "con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu; lả lả cành hoang, nắng trở chiều", để từ "cái cớ" thiên nhiên ấy, nhà thơ dẫn người đọc vào câu chuyện tình tứ rất duyên, dẫu chưa phải là chuyện tình yêu đôi lứa.

Hay như cảnh chiều tà ở khổ bốn

"Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần"

Đến khổ thơ này Xuân Diệu lại bày tỏ một nỗi bồi hồi, thương nhớ, xao xuyến. Mây bay gấp gấp, chim sải cách rộng bay. Tất cả tạo nên một bức tranh chiều ta qua rung cảnh của nhà thơ: hối hả nhưng vẫn mang màu sắc của mùa thu. Chỉ la xao xuyến, bồi hồi hơn.

Gợi ý trả lời câu 6 trang 69 SGK Văn 10 tập 1 CTST

Nét độc đáo: Tìm hiểu về nhà thơ Xuân Diệu, đọc những tác phẩm của ông, có thể khẳng định rằng, trong các bài thơ viết về mùa thu thì Thơ duyên là bài thơ duy nhất không mang đậm chất nỗi ưu buồn. Duyên tình trong bài thơ tuy có sự chia li, xa cách, nhưng không mang cảm hứng buồn bã nhiều, mà trái lại, bởi đấy là duyên, nên khi gặp nhau, đã thấy được sự thân quen, tựa như gắn bó đã lâu. Nói cách khác, đó là sự an bài của tạo hóa. Hơn nữa, ở phần kết, Xuân Diệu sử dụng cụm “lòng anh thôi đã cưới lòng em” gợi sự nhí nhảnh nhưng cũng đầy lãng mạn. “Anh” nhận ra mình đã phải lòng “em” mất rồi. Thiên nhiên mùa thu hiện lên với những hình ảnh gần gũi, đỗi quen thuộc, nhưng qua cách chọn lọc hình ảnh, sử dụng câu từ, vần, nhịp mà hồn thơ trở nên tươi tắn, cuốn hút bạn đọc. Các sự vật khăng khít với nhau, khiến chủ thể trữ tình cũng như vậy. Khác với với bài “Thu điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến”, mùa thu tuy đẹp mà buồn man mác. Không gian được nhìn từ nhiều góc cạnh, cái tĩnh lặng đến bặt người trong cảnh lẫn tình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 8.530
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm