Nhận xét vai trò của vần và nhịp trong bài Hương Sơn phong cảnh

Vai trò của nhịp và vần trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh

Nhận xét về vai trò của nhịp và vần trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh? Để trả lời câu hỏi số 6 trang 67 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo các em học sinh có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây của Hoatieu.

Sau đây là một số mẫu nhận xét về vai trò của nhịp và vần trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh, mời các em cùng tham khảo.

Câu 6 trang 67 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Vai trò của nhịp và vần trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh

Gợi ý 1:

Nhận xét: Khi đọc toàn bộ bài thơ, ta có thể thấy vần và nhịp trong bài khá tự do, không theo một quy tắc nhất định. Chính sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần ấy giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.

Gợi ý 2:

Bài thơ này là viết theo thể loại hát nói nê cách gieo vần cũng như ngắt nhịp tương đối tự do. Đọc ả bài thơ , ta có thể thấy cách gieo vần, ngắt nhịp là dựa vào những diễn biến cảm xúc

- Cách ngắt nhịp luôn thay đổi. Khi là 2/2 (Bầu trời cảnh bụt), lúc là 3/2/3 (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay), hoặc chuyển 3/2/2 (Kìa non non, nước nước, mây mây)

- Số chữ trong câu cũng tự do như câu 1 có 4 chữ, câu 2, câu 4 và câu 8 có 8 chữ, câu 3,5,6,7 có 7 chữ .Đến câu cuối thì là 6 chữ

- Giọng điệu, cảm xúc thay đổi :

4 câu đầu : giọng điệu háo hức,

10 câu tiếp: dồn dập phát hiện, chiêm ngưỡng, trong ngạc nhiên,

5 câu cuối : trở lại tĩnh lặng, nghĩ suy

=> Những cách gieo vần này giúp nhịp điệu câu thơ có thể dễ dàng trôi theo cảm xúc mà tác giả muốn đưa vào. Người đọc cũng có thể hòa mình vào dòng cảm xúc đó

Gợi ý 3:

Nhận xét về vai trò của nhịp và vần trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh:

+ Cách ngắt nhịp luôn thay đổi. Khi là 2/2 (Bầu trời cảnh bụt), lúc là 3/2/3 (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay), hoặc chuyển 3/2/2 (Kìa non non, nước nước, mây mây)

+ Số chữ trong câu cũng tự do như câu 1 có 4 chữ, câu 2, câu 4 và câu 8 có 8 chữ, câu 3,5,6,7 có 7 chữ. Đến câu cuối thì là 6 chữ

+ Giọng điệu, cảm xúc thay đổi : 4 câu đầu : giọng điệu háo hức, 10 câu tiếp: dồn dập phát hiện, chiêm ngưỡng, trong ngạc nhiên, 5 câu cuối: trở lại tĩnh lặng, nghĩ suy.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 4.117
0 Bình luận
Sắp xếp theo