Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo Thơ duyên

Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo Thơ duyên - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc gợi ý soạn bài Thơ duyên lớp 10 bao gồm hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang trang 68-69 sách giáo khoa Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Thơ duyên của nhà thơ Xuân Diệu. Sau đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn bài Thơ duyên lớp 10 trong chương trình giáo dục phổ thông mới, mời các bạn cùng tham khảo.

Trả lời câu hỏi trang 68-69 SGK Văn 10 tập 1 CTST

Soạn bài Thơ duyên lớp 10 CTST tập 1

Trước khi đọc: bài Thơ duyên

Câu 1 trang 68 SGK Ngữ Văn 10 CTST tập 1

Đề bài: Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú bị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.

Gợi ý

Có thể trong số chúng ta, có những người chưa được đi hết những địa điểm tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam hình chữ S thân yêu, nhưng qua sách vở, phương tiện truyền thông vẫn có thể khẳng định một điều rằng, Việt Nam ta quá đẹp. Cái đẹp ấy đến từ những điều giản dị nhất, quen thuộc nhất đối với con người như cánh đồng, hàng tre. Khi đi đường, quan sát hai bên, những cánh đồng xanh mướt trải dài thẳng tắp, những nương ngô thẳng hàng, đơn giản thế thôi nhưng cũng đủ làm cho đôi mắt người qua đường phải ngắm nhìn, phải trầm trồ vị vẻ đẹp ấy. Khi đi qua chúng, tôi đều quay lại ngước nhìn và thầm khâm phục những người nông dân hơn, tại sao những thứ tưởng chừng như không có gì lại mang một vẻ đẹp lạ đến thế? Quê hương ta đang ngày càng phát triển, thiên nhiên cũng dần có sự đổi mới nhưng tất cả vẫn mang một vẻ đẹp vừa đậm chất truyền thông, vừa pha sự hiện đại, hòa quyện với nhau tạo nên một Việt Nam tươi đẹp.

Câu 2 trang 68 SGK Ngữ Văn 10 CTST tập 1

Đề bài: Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?

Gợi ý

Mùa thu là mùa lãng mạn nhất trong năm. Trong hình dung của bản thân, bức tranh mùa thu tập trung vẽ khung cảnh lá rơi với những đường nét, nhẹ nhàng, thanh thoát, tượng trưng cho trạng thái nhẹ nhàng của những chiếc lá. Màu sắc chủ đạo là màu vàng và màu đỏ. Đây là bức tranh mùa thu mà em thấy lãng mạn và yên bình nhất.

Đọc hiểu văn bản bài Thơ duyên

Câu 1 trang 68 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?

Gợi ý

- Những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1:

+ Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.

+ Cây me – cặp chim chuyền. (Cây me ríu rít cặp chim chuyền)

+ Trời xanh – lá (Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá).

=> Qua cách sử dụng từ ngữ trên của thi sĩ Xuân Diệu, người đọc có thể thấy được mối quan hệ thân mật, bao chứa trong nhau của các sự vật trong khổ thơ 1.

Câu 2 trang 68 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2?

Gợi ý

Trong khổ thơ 4, cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia li giữa các cảnh vật. Điều này khác so với mối quan hệ thân thiết, quấn quýt của những cảnh vật trong khổ 1 và 2.

Sau khi đọc bài Thơ duyên

Câu 1 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?

Gợi ý

Duyên có nghĩa là quan hệ gắn bó, tựa như tự nhiên mà có chứ không sắp đặt. Theo cách hiểu của em, từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên” ý chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh. Từ đó, nói lên mối duyên của “anh và em”.

Câu 2 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.

Gợi ý

- Khổ 1:

+ Thi sĩ Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu rít, đổ... qua.; từ tượng hình (đổ) và từ tượng thanh (ríu rít) à mối quan hệ thắm thiết, hòa quyện.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt là hình ảnh cây me – một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu, tạo cho người đọc cảm giác như đang được đắm chìm trong không gian phố cũ yêu thương của đất Tràng An xưa.

+ Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu.

=> Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” càng tô đậm nét những cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”.

- Khổ 4:

+ Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.

+ Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.

+ Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)

=> Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.

Câu 3 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Câu 3 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Câu 4 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.

Gợi ý

Cảm xúc của “anh”/"em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em” bởi mối duyên tình ấy xuất phát từ cuộc gặp gỡ tình cờ trong một buổi chiều thu, cảm xúc trong chiều thu ấy cũng chính là sự phát triển cảm xúc trong lòng “anh” và “em”.

Câu 5 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Gợi ý

- Chủ thể trữ tình trong bài thơ; “anh” và “em”.

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: tình yêu.

Câu 6 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

Gợi ý

- Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.

- Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 8.128
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm