So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3

Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2? Đây là câu hỏi số 4 trang 10 sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo phần trả lời câu hỏi Sau khi đọc của bài Tây tiến. Dưới đây là một số gợi ý so sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3 giúp các em có thêm tài liệu trả lời câu hỏi trên và chuẩn bị trước phần soạn bài Tây tiến lớp 10 Chân trời sáng tạo.

Tây Tiến là bức tranh khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, đầy cheo leo, trắc trở nhưng cũng vừa thơ mộng, trữ tình. Những người lính Tây Tiến anh hùng với ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất trên con đường hành quân, vượt mọi gian nan, thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên để bảo vệ quê hương đất nước, cùng với đó là niềm yêu đời, sự lạc quan để chiến thắng mọi khó khăn, góp sức mình vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Sau đây là mẫu so sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3, mời các em cùng tham khảo.

Câu 4 trang 10 SGK văn 10 tập 2 CTST

So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3

So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3 lớp 10

Điểm giống nhau

Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và đoạn 3 đều mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn. Vẻ đẹp hào hoa trong đoạn 3 được thể hiện qua:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Điểm khác nhau

Đoạn 2

Đoạn 3

Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 được nhìn qua con mắt hào hoa yêu đời, lãng mạn:

- Đó là vẻ đẹp của một đêm hội với đuốc hoa, xiêm áo rực rỡ, tiếng khèn, điệu nhạc, hồn thơ quấn quýt với tình người, tình quân dân kháng chiến, tình nghĩa Việt – Lào gắn bó thuỷ chung.

- Đó là vẻ đẹp Tây Bắc gắn với hình ảnh cô gái Thái chèo thuyền độc mộc uyển chuyển.

- Đó là cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều xương khói khiến cảnh vật trở nên có hồn và đầy quyến luyến, tình tứ

- Hình ảnh người lính Tây Tiến được hiện lên với vẻ đẹp hào hùng: Chân dung và tâm hồn người lính được khắc hoạ với cảm hứng hiện thực và bút pháp lãng mạn – dù bệnh tật, đói khát hoành hành nhưng người lính vẫn có một trái tim rạo rực khát khao yêu thương, vẫn lạc quan yêu đời, vẫn oai hùng, kiêu hãnh, lẫm liệt.

- Hình tượng người lính Tây Tiến chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, hình tượng ấy bi nhưng không luỵ mà đậm chất bi tráng, bi hùng.

So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3 - mẫu 1

Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:

+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc.

+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.

+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

So sánh với đoạn 2: Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3 có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thường ngày, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.

So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3 - mẫu 2

- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:

+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc. Như bệnh sốt rét rừng, khiến người lính rụng tóc hay bệnh ghẻ do thiếu nước sạch hoặc côn trùng cắn, một số khác lựa chọn cách cạo trọc đầu để thuận tiện cho kháng chiến, hạn chế di chuyển và thời gian làm vệ sinh cá nhân.

+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.

+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như Thanh Thảo đã viết: “Những tuổi 20 ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc”.

+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

- So sánh với đoạn 2: Ở đoạn 2, người lính hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Người lính trong đoạn 2 được sống đúng với lứa tuổi, tâm hồn và khát vọng đời thường. Nhưng sang đến đoạn 3, người lính có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thực tại, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.

So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3 - mẫu 3

- * Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:

- Dáng vẻ: kì dị: không mọc tóc → gian khổ.

- Hình ảnh hùng tráng: mồ viễn xứ, áo bào thay chiếu, áo bào - cái chết sang trọng.

- Tâm hồn:

+ Ý chí, dũng cảm, trách nhiệm: tư thế dữ oai hùm; chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

+ Lãng mạn: nhớ về hình bóng người con gái (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).

- Hình ảnh người lính ở đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ của đêm liên hoan, của không gian nhộn nhịp, tưng bừng, đầy màu sắc, ánh sáng, của không gian ấm áp tình người. Trong khi đó, hình ảnh người lính ở đoạn 3 lại trở về với thường ngày: hành quân, chiến đấu, là những hình ảnh dữ dội, khốc liệt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 4.581
0 Bình luận
Sắp xếp theo