Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện

Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện là nội dung đề số 2 trong phần Thực hành viết theo quy trình bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm trang 50 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo. Sau đây là mẫu dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch cùng với các bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện hay và chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện

2. Thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - mẫu 1

Những người có hoàn cảnh khó khăn là người phải chịu nhiều nỗi đau khổ và bất hạnh trong cuộc sống. Thay vì giúp đỡ họ, một bộ phận người lại tỏ ra kì thị, coi thường. Lâu dần, thái độ, suy nghĩ ấy phát triển thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của không ít người trong xã hội hiện nay.

Coi thường người có hoàn cảnh khó khăn là thái độ thiếu tôn trọng, khinh mạt người có điều kiện và mức sống thấp hơn mình. Những người này thường đặt mình ở vị trí tối cao, thượng đẳng trong xã hội để nhìn cuộc đời bằng con mắt khinh bỉ, thiếu tôn trọng người khác.

Nguyên nhân dẫn đến hành động, quan niệm này bắt nguồn từ nhận thức sai lệch và bản chất hẹp hòi, ích kỉ của một bộ phận người. Họ cho rằng bản thân không có nghĩa vụ phải chăm lo, trợ giúp mà công việc ấy thuộc về xã hội, nhà nước và chính phủ sẽ có trách nhiệm trợ cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn. Lối sống thờ ơ, vô cảm đã khiến họ dửng dưng trước sự khổ cực của người khác.

Để từ bỏ quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta cần hướng tới cái nhìn khách quan, công nhận nỗ lực của người khác. Ai cũng có quyền được sống và khát khao về một cuộc sống no ấm, đủ đầy.

Chính vì thế, mỗi người hãy nâng cao nhận thức bản thân và san sẻ, trao đi yêu thương thông qua hành động thiết thực. Hàng năm, rất nhiều những chương trình thiện nguyện được tổ chức. Đây là cơ hội để mỗi người đóng góp nguồn lực nhỏ bé của mình để lan tỏa giá trị nhân văn và cải thiện chất lượng sống cho những người nghèo khổ trong xã hội.

Từ những phân tích trên các bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc từ bỏ quan niệm coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ cộng đồng và xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp, hạnh phúc.

3. Thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - mẫu 2

Xăm mình không còn lạ lẫm trong thế giới hiện đại ngày nay, nhất là với giới trẻ nhưng nó không được cái nhìn thiện cảm từ những người lớn tuổi. Bởi lẽ, xăm mình luôn được gắn với hình ảnh dân chơi, dân anh chị, xăm mình là hư hỏng, là xấu,...

Xét cái nhìn chung, rõ ràng xăm mình đã có từ rất lâu, từ thời xa xưa. Về nguồn gốc của hình xăm thì ngay từ thời nguyên thủy, tục xăm hình ra đời với ý nghĩa chống thủy quái hay trong cuộc chiến Mông - Nguyên, những người lính đất Việt đã xăm chữ Sát Thát để khẳng định quyết tâm chống giặc, đánh đuổi ngoại xâm. Nhưng đến hiện nay, xăm mình lại không được hoan nghênh vì một số người cho rằng những ai xăm mình là "đầu trộm đuôi cướp", có quá khứ bất hảo, xăm những hình nhạy cảm hoặc xăm tại chỗ nhạy cảm trên cơ thể, rồi cố tình phô ra nên khiến số đông hiểu lầm về xăm mình, có cái nhìn không tốt về xăm mình.

Nhưng rõ ràng, việc có hình xăm trên người chưa bao giờ là tiêu chí đánh giá đạo đức, nhân cách một con người. Nhất là trong cuộc sống hiện đại và sự phát triển tri thức nhân loại cũng như sự khẳng định về giá trị cá nhân ngày càng tăng cao, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều để hiểu rằng xăm mình không phải là xấu, không phải hư hỏng. Xăm mình lên cơ thể là quyền tự do cá nhân. Mục đích của việc xăm mình rất đa dạng và có nhiều hình xăm nghệ thuật, thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân, thể hiện tinh thần của mỗi người tinh tế.

Nhiều người nổi tiếng, có nhiều cống hiến cho xã hội mà bản thân họ có rất nhiều hình xăm như Angelina Jolie. Cô cũng thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, giáo dục, quyền phụ nữ và đã ủng hộ người tị nạn với tư cách là Đặc phái viên của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR). Cô đã thực hiện nhiều nhiệm vụ thực địa trên toàn cầu tại các trại tị nạn và vùng chiến sự; các quốc gia cô đến thăm bao gồm Sierra Leone, Tanzania, Pakistan, Afghanistan, Syria và Sudan.

Do đó, cần phải có cái nhìn khách quan, cởi mở, không nên "nhìn mặt mà bắt hình dong", đánh giá một người tốt xấu chỉ dựa vào những hình xăm không phù hợp với thẩm mỹ của mình.

4. Thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện - mẫu 3

Có thể thấy, quan niệm coi thường người có hoàn cảnh khó khăn là quan niệm sai lầm, tiêu cực. Chúng ta hãy chung tay xóa bỏ quan niệm này để xã hội trở nên hạnh phúc, tươi đẹp và tiến bộ.

Có câu nói rằng khi khỏe người ta ước cả trăm điều nhưng khi ốm yếu, người ta chỉ ước một điều duy nhất là làm sao cho khỏe lại. Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người chỉ vì bị khiếm khuyết một bộ phận trên cơ thể mà không thể hòa nhập được với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng trong cuộc sống. Những người khuyết tật, tàn tật cũng có quyền con người, họ xứng đáng có một cuộc sống như những người bình thường, và chúng ta cần từ bỏ quan niệm về việc kì thị người khuyết tật, tàn tật.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người, họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Do đó bất kì người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ báng, có thành kiến, hoặc ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quan niệm kì thi người khuyết tật? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, trong đó cơ bản từ nhận thức khái niệm khuyết tật. Đầu tiên phải kể đến là do những quan niệm mê tín dị đoan cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người đó kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. Một số người cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn; họ sợ người khuyết tật sẽ đem lại sự đen đủi. Với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì những quan niệm đã khiến những người khuyết tật này khó có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được.

Trong cuộc sống, người khuyết tật phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật gây ra, từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội.... Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Tại cộng đồng, người khuyết tật thường bị chế nhạo, bị lăng mạ; người ta thường xa lánh, tránh gặp người khuyết tật trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi du lịch, đi thi.... Càng khó khăn hơn nữa là người khuyết tật còn bị đối xử bất công ngay trong chính gia đình mình, họ bị bố mẹ, anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng nhiều người khuyết tật vẫn vượt qua thử thách bằng chính nghị lực bản thân, đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, lao động sản xuất, thể thao, văn hóa nghệ thuật...

Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 13.670
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm