Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể lớp 10 trang 26

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể lớp 10 CTST là nội dung bài học trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 Chân trời sáng tạo. Để viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể các em học sinh cần xác định chủ đề, phân tích đánh giá được giá trị của chủ đề. Sau đây là gợi ý soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể trang 23, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn Văn 10 trang 26 Chân trời sáng tạo tập 1

Câu 1 trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa? Vì sao?

Trả lời

Mở bài, thân bài và kết bài cuả ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể. Vì những lý do sau

- Mở bài: Nêu được nội dung khái quát của tác phẩm, thể loại cũng như tác giả, thời gian sáng tác

- Thân bài: đầy đủ luận điểm , lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng làm nổi bật được nội dung và nghệ thuật.

- Kết bài: khẳng định lại được nội dung và nghệ thuật đặc sắc cũng như ý nghĩa của tác phẩm

Câu 2 trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lí không?

Trả lời

Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lí: đưa ra và làm sáng rõ các luận điểm thuộc chủ đề, sau đó mới nêu những đặc sắc về nghệ thuật.

Câu 3 trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.

Trả lời

- Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng hợp lí, đúng đắn, thuyết phục người đọc, người nghe. Lí lẽ được nêu trước và bằng chứng được trích ra sau để chứng minh, làm rõ lý lẽ.

- Ví dụ: ở luận điểm 1

Lí lẽ

Giá trị của chuyện được thể hiện qua chủ đề và bài học cuộc sống

Dẫn chứng

- Nêu lại ngắn gọn cốt truyện để nêu chủ đề của truyện

- Qua nhân vật trong truyện đề cập đến bài học: lẽ công bằng trong cuộc sống

Câu 4 trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề?

Trả lời

Cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa và giá trị chủ đề có sự mạch lạc, liên kết với nhau, giúp người đọc hiểu rõ chủ đề bài viết và ý nghĩa chủ đề biểu hiện là gì; có sự bao quát chung phù hợp với mọi đối tượng người đọc và mục đích truyện ngụ ngôn viết ra.

Câu 5 trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?

Trả lời

- Những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện kể được người viết nêu ra trong ngữ liệu bao gồm:

+ Nghệ thuật tạo tình huống.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng.

+ Nghệ thuật kể chuyện bằng thơ.

+ Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua đối thoại.

→ Nhận xét: Những nghệ thuật đặc sắc trên làm nổi bật tính cách nhân vật. Từ đó, chủ đề của truyện kể được làm sáng rõ, tô đậm và để lại những bài học sâu sắc cho người đọc.

Câu 6 trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Từ ngữ liệu trên, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể?

Trả lời

Từ ngữ liệu trên, những lưu ý em rút ra được khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể gồm:

- Cần lập dàn ý trước khi viết bài.

- Phân tích, đánh giá theo một trình tự nhất định.

- Cần có sự liên kết mạch lạc, rõ ràng giữa các đoạn văn trong bài, giữa các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.

- Cần đưa ngay dẫn chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm, lí lẽ.

Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể lớp 10

Tham khảo:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 6.417
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm