Phân tích bài Thuật hứng 24 (6 mẫu) siêu hay
Phân tích Thuật hứng 24 Nguyễn Trãi
- 1. Dàn ý phân tích Thuật hứng 24
- 2. Dàn ý phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài Thuật hứng 24
- 3. Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 hay nhất
- 4. Phân tích Thuật hứng 24 học sinh giỏi
- 5. Phân tích Thuật hứng 24 ngắn gọn
- 6. Phân tích đánh giá vẻ đẹp bài thơ Thuật hứng
- 7. Phân tích Thuật hứng - Nguyễn Trãi
Phân tích bài Thuật hứng 24 - Thuật hứng 24 là một trong số các bài thơ nằm trong chùm thơ Thuật hứng của tác giả Nguyễn Trãi. Bài thơ thể hiện cuộc sống yên bình nhẹ nhàng của vùng quê nơi ông sinh sống. Trong bài viết này mời các bạn hãy cùng Hoatieu tham khảo một số bài văn mẫu phân tích bài Thuật hứng 24 của tác giả Nguyễn Trãi để hiểu rõ hơn những tâm tư tình cảm tác giả gửi gắm trong bài thơ.
Thuật hứng 24 là bài thơ thể hiện sự lựa chọn của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn, trở về với cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, với công việc đồng ruộng và rời xa chốn quan trường đầy toan tính. Tuy vậy, ẩn sâu trong tâm hồn ông vẫn là tấm lòng luôn hướng về dân về nước. Bài thơ ca ngợi tâm hồn thanh cao, trái tim yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi. Sau đây là tổng hợp bài văn mẫu phân tích Thuật hứng 24 hay chọn lọc, mời các em cùng tham khảo.
1. Dàn ý phân tích Thuật hứng 24
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Nhắc đến một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất lại mang trong mình tâm hồn văn thơ độc đáo. không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi
Bài thơ “Thuật hứng” thể hiện cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng của vùng quê nơi ông sống.
2. Thân bài
– Hai câu thơ đầu: Bỏ lại công danh trở về với cuộc sống thanh nhàn.
Công danh: Ai cũng theo đuổi, đạt được và thấy được sự đối nghịch trong đó lại muốn rời bỏ.
Đối với Nguyễn Trãi: Bỏ công danh ở phía sau, trở về quê nhà, lấy thiên nhiên làm bạn, hòa mình vào thiên nhiên với những thú vui.
– Hai câu thơ tiếp theo: Những thú vui chốn quê nhà.
Cuộc sống giản dị, khác so với những gì mà Nguyễn Trãi đã có, đã cống hiến, làm những công việc của những người nông dân như vớt bèo, phát cỏ.
Ăn những món ăn giản dị, không có sơn hào hải vị: Rau muống, ương sen.
– Bốn câu thơ cuối: Lối sống thanh bạch, nỗi lo cho đất nước.
Lối sống yên bình, làm bạn với gió, trăng.
Nỗi lo cho đất nước: Lo cho vận mệnh đất nước khi tồn tại bè lũ quan tham, lo cho dân, hướng về đất nước.
Sự hối tiếc nhẹ khi không cống hiến toàn bộ tài năng của mình cho đất nước.
3. Kết bài
Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, giọng điệu tâm tình cởi mở.
Bài thơ thể hiện tâm tư tình cảm của Nguyễn Trãi dành dân, cho nước, yêu thiên nhiên cuộc sống.
2. Dàn ý phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài Thuật hứng 24
Mở bài:
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ “Thuật hứng (bài 24)
Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:
2.1. Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình: (Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)
– “Thuật hứng”: bày tỏ sự hứng thú riêng của mình
– “Thuật hứng” đã thể hiện một cách đẹp đẽ, sâu sắc những tư tưởng, tỉnh cảm cao đẹp của Ức Trai như coi thường danh lợi, tích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ trọng lòng trung hiếu son sắt, thủy chung.
2.2. Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.
– Sự phát triển của hình tượng chính
* Cuộc sống chốn thôn quê của Nguyễn Trãi:
– Nguyễn Trãi bỏ lại công danh trở về với cuộc sống thanh nhàn chốn quê nhà, tự dặn lòng mình: “hợp về nhàn”, nên về Côn Sơn ở ẩn, sống chan hòa thiên nhiên,tạo vật, không quan tâm đến thị phi “lành dữ”, khen chê nữa. Đó là thái độ, cách ứng xử đúng đắn, là khí tiết của kẻ sĩ khi đã thoát vòng danh lợi, lui về suối rừng ở ẩn.
– Lui về ở ẩn Nguyễn Trãi sống một cuộc đời cần mẫn, thanh bạch, đáng tự hào. Cuộc sống giản dị, khác so với những gì mà Nguyễn Trãi đã có, đã cống hiến, làm những công việc của những người nông dân như “vớt bèo cấy muống”, “phát cỏ ương sen”.Không sơn hào hải vị, cuộc sống chỉ có “muống”, có “sen” rất bình dị mà thanh cao
* Tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước:
– Lối sống thanh bạch của nhà thơ Nguyễn Trãi khi lấy “phong”, “nguyệt” tức gió trăng là người bầu bạn, lấy “yên hà” làm nguồn vui. Đó là một hồn thơ thanh cao, một cuộc sống tinh thần giàu đẹp, ung dung, hồn nhiên, tự tại, chan hòa với thiên nhiên, tạo vật của Ức Trai.
– Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi vô cùng bền vững, son sắt, thủy chung dù có mài đi cũng chẳng khuyết, nhuộm đi cũng chẳng đen. Tấm lòng trung với nước hiếu với dân thể hiện một nhân cách cao cả của một nhà ái quốc vĩ đại
– Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:
+ Bài thơ “Thuật hứng – 24” được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú.
+ Giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai. Giọng điệu tâm tình, cởi mở.
+ Các thi liệu: ao, bèo, muống, đìa, cỏ, sen, phong, nguyệt, thuyền, yên, hà – tạo nên cốt cách bài thơ vừa dân dã, mộc mạc vừa cổ điển thanh cao.
+ Phép đối: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then; Ao cạn vớt bèo cấy muống – Đìa thanh phát cỏ ương senà mang lại sự đăng đối , nhịp nhàng cho lời thơ, nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú, vô hạn của thiên nhiên và lối sống thanh cao, yêu mến, gắn bó, chan hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.
2.3. Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
3. Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 hay nhất
Danh sỹ Nguyễn Mộng Tuân từng cảm phục mà hạ bút: “ Gió thổi hây hây mái tóc vàng, người là ông tiên trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước từ xưa chưa có bao giờ”. Ông tiên ở đây chính là Nguyễn trãi, chẳng những là nhà thao lược đại tài mà còn là cây bút hết mực tài năng. Nếu văn thơ chữ Hán của Ức Trai là ngọn lửa hừng hực lòng yêu nước thì thơ “ Quốc Âm” lại nhẹ nhàng sâu lắng, đọng lại một tiếng lòng thi nhân mê đắm, trìu mến với cỏ cây tạo vật. Trong đó “ Thuật Hứng – số 24” là một giai phẩm. Điều làm nên đặc sắc của bài thơ chính là chân dung cuộc sống ở làng quê dung dị, mộc mạc với công việc dân dã, từ đó thể hiện tấm lòng “ Ưu dân ái quốc” của nhà thơ. Bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.
“Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt, đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.”
Điểm sáng đầu tiên của bài thơ chính là nhan đề “ Thuật hứng” có nghĩa là bày tỏ sự hứng thú của riêng mình. Đây là bài thơ thứ 24 trong chùm thơ Thuật Hứng thuộc “Quốc Âm thi tập” Chỉ bằng 2 chữ nhưng nhan đề bài thơ đã phần nào hé lộ cho người đọc chủ đề của tác phẩm: Đó là hoàn cảnh và cuộc sống sinh hoạt ở nơi thôn ấp, nhà thơ hòa mình vào thiên nhiên. Qua đó bộc lộ một tấm lòng trung với nước, hiếu với dân. Với chủ đề này ta có thể chia bài thơ làm 2 phần: Sáu câu thơ đầu miêu tả cuộc sống ung dung, tự tại, giản dị và đơn sơ, sống thuận theo tự nhiên của nhà thơ, hai câu thơ cuối là nỗi buồn tâm tư, thầm kín của nhân vật chữ tình. Như vậy mạch cảm xúc của nhà thơ di từ việc kể lại cuộc sống đến tâm trạng thi nhân. “Thuật hứng” đã thể hiện một cách đẹp đẽ, sâu sắc những tư tưởng, tỉnh cảm cao đẹp của Ức Trai như coi thường danh lợi, tích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ lòng trung hiếu son sắt, thủy chung với dân với nước.
Nếu như thần của âm nhạc là giai điệu, của hội họa là màu sắc thì cái thần của tác phẩm văn học chính là hình tượng. Đến với “ Thuật hứng 24” ta thấy được hình tượng chính của bài thơ là nhân vật trữ tình đã được NT khắc họa chân thực trước hết qua vẻ đẹp cuộc sống.
“Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.”
“Công danh” là điều mà các nhà nho xưa luôn hướng tới, chăm chỉ học hành luyện tập để cống hiến cho đất nước. Bàn về điều này, Nguyễn Công Trứ từng khẳng định:
“ Đã có tiếng nói trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã thể hiện được sự thanh nhàn khi trút bỏ gánh nặng công danh, bỏ qua cái ồn ào ganh ghét trong triều đình để tìm về với cuộc sống thanh sơ an nhàn. Câu thơ “ Lành dữ âu chi thế nghị khen” đã nói lên thái độ đúng đắn khi chẳng phải quan tâm gì trước mọi chuyện thị phi “ lành giữ”, “khen chê” nữa. Chỉ cần sống tâm mình sao phải lo miệng lưỡi thế gian. Một giọng điệu khoan thai đã vẽ lên cuộc đời ung dung tự tại. Chính vì thế mà ông an nhàn hòa mình vào làng quê:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.”
Hai câu thơ trên đã cho độc giả thấy được một NT giản dị, mộc mạc thế nào: “Ao cạn – đìa thanh”, “vớt bèo cấy muống - phát cỏ, ương sen” đối nhau thật tài tình làm hiện lên một cuộc đời cần mẫn, thanh bạch đáng tự hào. Đây là những hình ảnh chỉ có ở những làng quê, những nông dân chân lấm tay bùn. NT đã tự biến mình thành một lão nông tri điền. Cuộc sống chẳng cao sang có sơn hào hải vị, chỉ đơn giản là “muống” và “sen” nhưng giản dị và thanh cao. Chính bởi cái tâm hồn trong sáng, thanh bạch ấy mà ông đã cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên:
“Kho thu phong nguyệt, đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.”
Bút pháp phóng đại cùng phép đối hài hòa đã tô điểm cho vẻ đẹp huền ảo nơi làng quê. Tác giải đã “ khối lượng hóa” hình ảnh kho thu bằng lượng từ “ đầy”. Con thuyền thi nhân chỉ chở “gió”, “ trăng” mà cũng “nặng” làm “vạy” đi những chiếc then. Hai câu thơ không chỉ thành công tả cảnh mà còn cùng với những câu thơ trước làm đẹp thêm vẻ đẹp cuộc sống thể chất lẫn tinh thần của nhà thơ. Đọc hai câu thơ trên khiến ta chợt nhớ đến những vần thơ đầy xúc cảm của Nguyễn Công Trứ:
“ Kho thu chứa một thuyền đầy
Của kho vô hạn biết ngày nào rơi”
Từ vẻ đẹp cuộc sống thôn quê thuần hậu, hình tượng nhân vật trữ tình lại được tác giả thể hiện ở hai câu thơ cuối còn là tấm lòng thi nhân
“Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.”
Vượt lên cái thú thanh bình nhàn tản với “phong nguyệt” và “yên hà”, Ức Trai vẫn tâm niện một lòng son sắt với giang sơn. Tấm lòng ấy lớn lao, cao cả và vĩnh hằng suốt một đời người. Câu thơ cuối cùng có 6 chữ như một điểm kết tụ tâm hồn của nhà thơ, chẳng những thể hiện cái tài thi ca mà còn là một lời khẳng định, một lời thề với một tấm lòng trung với nước, hiếu với dân. Dù có mài có nhuộm, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào tấm lòng ấy vẫn nặng tình với dân với nước mãi không thể phôi phai. Đó đã trở thành một nét đẹp trong thơ Ức Trai.
“ Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giầu đủ khắp đòi phương”
(Cảnh ngày hè)
Góp phần làm lên thành công cho bài thơ phải kể đến giá trị nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đan xen những câu thơ lục ngôn ấn tượng. Ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng hàm súc, dung dị mà giầu sức gợi, các từ ngữ thuần việt gần gũi kết hợp những từ ngữ Hán việt đã thành công khắc họa cuộc sống nơi thôn ấp bình dị của nhà thơ. Đồng thời việc sử dụng những hình ảnh chân thực, dân dã đã đem đến cho người đọc cảm giác quen thuộc và là đặc trưng của một vùng quê VN. Ngoài ra còn phải kể đến các biện pháp nghệ thuật như đối, liệt kê, bút phá phóng đại đã diễn tả chân dung đời sống và vật chất tinh thần của thi nhân, làm đẹp thêm cho khung cảnh làng quê. Tất cả những đặc sắc nghệ thuật trên đã khắc họa chân dung cuộc sống của NT, một thái độ và khí tiết thanh cao, đồng thời khẳng định, gửi gắm một tấm lòng son sắt, ái quốc, ưu dân.
Lang thang trong những nẻo đường văn học, ta bắt gặp nối sống “nhàn” ấy không chỉ NT mà còn có các nhà thơ trung đại nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ. Cả hai bài thơ đều là nhưng tác phẩm tiêu biểu cho nối sống nhàn hạ. Đặc biệt phải kể đến bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã nâng lối sống ấy trở thành một triết lý, một lựa chọn riêng. Với ông “nhàn” chính là khoảnh khắc gạt bỏ đi những gánh nặng công danh, tìm về một cuộc sống thanh thản trong tâm hồn. Nhưng NT lại có cách nhìn nhận khác “Nhàn” trong thơ NT chỉ là thuận với tự nhiên, nhưng tâm ông không ngừng nghĩ về hai chữ nước nhà đang dang dở. Thực chất ông chỉ nhàn thân chứ không nhàn tâm. Tấm lòng ấy có lẽ đã trở thành một nét đặc trưng khác biệt trong thơ NT.
Có thể nói “Thuật hứng 24” là bài thơ hay về cảm xúc, đẹp về ngôn từ. Bài thơ đã trở thành tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của NT. Ức Trai đã nói lên những nỗi niềm sâu xa, một lòng ưu ái về dân về nước, để rồi tình cảm thiêng liêng ấy nở hoa dưới ngòi bút tài tình của ông. Bài thơ quả là dẫn chứng tiêu biểu cho câu nói “ Thơ khởi phát từ lòng người”. Tác phẩm đã cho ta ý thức được tình yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng nối sống hòa hợp với thiên nhiên và thêm biết ơn, trân trọng công lao to lớn của cha ông đi trước.
4. Phân tích Thuật hứng 24 học sinh giỏi
Nguyễn Trãi (1380-1442) là ngôi sao Khuê lấp lánh trên bầu trời Đại việt trong thế kỷ 15. “Quốc âm thi tập” và "Ức trai thi tập" là hai kiệt tác trong nền thơ ca Việt Nam. Riêng "Quốc âm thi tập" – là một tập thơ viết bằng chữ Nôm ra đời sớm nhất mà ta còn giữ được gồm 254 bài – nó như ánh hào quang của ngôi sao Khuê lấp lánh xuyên suốt hành trình thiên niên kỷ của dân tộc.
"Quốc âm thi tập" nhìn chung không có tên àải riêng cho mỗi bài thơ. Nguyễn Trãi nhóm thành nhiều chùm thơ: Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình, Thuật hứng, Tự thán, Tức sự, Bảo kính cảnh giớ.v.v… Đây là bài thơ số 24 trong chùm thơ "Thuật hứng" 25 bài:
Công danhđã được hợp về nhàn,
......
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
"Hợp" nghĩa là "nên", là "đáng”; “âu chi” nghĩa là "lo chi" Nguyễn Trãi là cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán, đã từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ). Ông là mưu sĩ của Lê Lợi trong 10 năm kháng chiến chống giặc Minh “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời", từng làm chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê. Ông là người anh hùng dân tộc văn võ song toàn, đúng là "công danh đã được”. Về sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép. "Lưng khôn uốn, lộc nên từ", ông đã vứt bỏ mọi công danh, tự dăn lòng mình: "hợp về nhàn", nên về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn chan hoà với tạo vật. Câu thơ thứ hai nói lên thái độ, cách ứng xử của Nguyễn Trãi: chẳng quan lâm gì trước mọi chuyện thị phi "lành dữ", khen chê nữa. Mọi sự đánh giá sẽ do lịch sử, cần chi phải mệt lòng trăn trở. Đó là thái độ đúng, là khí tiết của kẻ sĩ khi đã thoát vòng danh lợi, lui về suối rừng ở ẩn. Trong bài thơ "Cuối xuân tức sự", ông có viết: "Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn,
Khách tục không ai bên mảng gần".
Một giọng thơ đủng đỉnh, khoan thai phản ánh một cuộc đời ung dung, tự tại. Hai câu trong phần “thực” nói lên nhịp điệu cuộc sống của Ức Trai khi đã "về nhàn": "Ao cạn vớt bèo cấy muống.
Đìa thanh phát cỏ ương sen." Mỗi câu thơ chỉ có 6 từ (lục ngôn). Cấu trúc câu thơ cân xứng cho thấy phép đối được vận dụng thần tình. "Ao cạn" với "đìa thanh", "vớt bèo cấy muống" với "phát cỏ ương sen" đối nhau chặt chẽ làm hiện len một cuộc đời cần mẫn, thanh bạch đáng tự hào. Cuộc sống chẳng có sơn hào hải vị, chỉ có "muống", có "sen" rất bình dị mà thanh cao. Lúc ở triều đình, chức trọng quyền cao, trước sau Nguyễn Trãi vẫn chỉ là một ông quan thanh liêm: "Một tấm lòng son ngời cửa luyện
Mười năm thanh chức ngọc hồ băng”.
(Mạn hứng – 2)
Nhiều bài thơ Nguyễn Trãi nói về cuộc sống đạm bạc, giản dị của minh: “Đọc sách mười năm mà kiết xác – Ăn tràu rau muống chẳng chiên ngồi" (Gửi bạn). Cuộc đời một ông quan, một kẻ sĩ mà chẳng khác nào cuộc đời người dân quê: "Cơm ăn chẳng quản dưa muối – áo mặc nài chi gấm thêu …" (Thuật hứng – 22). Hai câu tiếp theo trong phần "luận", ý thơ được mở rộng làm rõ thêm vẻ đẹp tâm hồn của Ức Trai. Thi liệu mang đậm màu sắc ước lệ cổ điển đầy thi vị:
"Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then".
Lấy "phong, nguyệt" làm bầu bạn, lấy "yên, hà" làm nguồn vui mấy ai trong thiên hạ có đời sống tinh thần phong phú và thanh cao như Ức Trai? Phép đối và biện pháp tu từ thậm xưng diễn tả chiều sâu một tâm hồn, cái cao sang của một nếp sống đẹp. Cả ba tháng mùa thu với Ức Trai là một cái kho chứa đầy gió trăng đến tận nóc. Con thuyền của thi nhân suốt đêm ngày chỉ chở khó ráng thế mà cũng làm oằn đi những chiếc thang thuyền. Phong nguyệt, yên hà là những thứ chỉ có thể nhìn thấy, cảm thấy nhưng qua các hình ảnh: "kho thu", "thuyền chở" và các từ ngữ: "đầy”, “nặng” – tác giả đã "khối lượng hóa" các hiện tượng thiên nhiên ấy một cách tài tình. Chữ dùng chính xác, chọn lọc và hình tượng. Chỉ một chữ "đầy” trong thơ Ức trai mà ta liên tưởng đến bao câu thơ đẹp khác: “Gió, trăng chứa một thuyền đầy - của kho vô hạn biết ngày nào vơi "Nguyễn Công Trứ; "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) - Hồ Chí Minh, v.v… Có thể nói, hai câu trong phân luận là hai câu thơ hay nhất, nó cho thấy một hồn thơ thanh cao, một cuộc sống tinh thần giàu đẹp, ung dung, hồn nhiên, tự tại của ức Trai chan hòa với thiên nhiên, tạo vật. Hai câu kết là lời tự bạch: Nguyễn Trãi bộc lộ tấc lòng mình, tấm lòng mình:
"Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
"Bui" là tiếng cổ, nghĩa là "chỉ"; "bui có" là chỉ có. Một cách nói khiêm tốn mà khẳng định, biểu lộ niềm tự hào về lòng trung hiếu của mình đối với nước, với vua và với cha mẹ. Trung hiếu là đạo làm tôi, đạo làm con. Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi vô cùng bền vững, son sắt, thuỷ chung, dù có mài đi cũng chẳng khuyết, có nhuộm đi cũng chẳng đen. Câu thơ lục ngôn khép lại bài thơ vang lên đĩnh đạc như một lời thề được khắc sâu bằng hai vế tiểu đối:
"Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen”
Cuộc đời của Nguyễn Trãi đẹp đẽ, thuỷ chung, sáng ngời trung hiếu. Trong thơ văn của Nguyễn Trãi, hai tiếng "trung hiếu" và "ưu ái" (ưu quốc, ái dân: lo nước, yêu dân) như một lời nguyền vang vọng cùng sông núi, trường tồn cùng năm tháng. Các thế hệ con cháu, mỗi lần đọc lên biết bao xúc động tự hào: "Bui có một niềm trung hiếu cũ,
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh".
(Bảo kính cảnh giới – 1)
"Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
(Thuật hứng – 5)
Niềm trung hiếu, lòng ưu ái của Ức Trai vô cùng mãnh liệt như nước thuỷ triều cuồn cuộn chảy suốt đêm ngày ngoài biển đông.
"Thuật hứng" có nghĩa là bày tỏ sự hứng thú riêng của mình. Học giả Đào Duy Anh trong cuốn "Nguyễn Trãi toàn tập" cho biết chùm thơ "Thuật hứng" được viết ra trong thời kỳ Ức Trai về sống ở Côn Sơn. Bài thơ "Thuật hứng – 24" này được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú; các câu 3, 4, 8 chỉ có 6 từ. Giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai. Giọng điệu tâm tình, cởi mở. Các thi liệu: ao, bèo, muống, đĩa, cỏ, sen, kho, thu, phong, nguyệt, thuyền, yên, hà - tạo nên cốt cách bài thơ vừa dân dã, mộc mạc vừa cổ điển thanh cao. “Thuật hứng” đã thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức Trai như coi thường danh lợi, thích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ trọng lòng trung hiếu son sắt, thuỷ chung. Đọc bài thơ, ta vô cùng kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi - một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo".
5. Phân tích Thuật hứng 24 ngắn gọn
Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi là một nhà văn nhà thơ lớn, song ông cũng là một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất. Trong cuộc khởi nghĩa của nghãi quân Lam Sơn, nhờ những mưu tài kế lược của ông mà nghĩa quân dưới chướng của vua Lê Lợi đã giành những chiến thắng hiển hách trước quân Minh. Sau khi đất nước giành độc lập, ông lại trở thành một vị quan liêm khiết, có lối sống thanh bạch. Nhưng cũng vì sự liêm khiết, thẳng thắn đó mà Nguyễn Trãi thường xuyên bị bọn nịnh thần ghen ghét, đố kị và tìm cách hãm hại, sau khi trải qua bao biến cố của cuộc đời. Nguyễn Trãi đã quyết định từ bỏ chốn quan trường mà lui về ở ẩn. Và khi ở ẩn ở núi Côn Sơn, Chí Linh ông đã có những sáng tác hay, có giá trị, một trong số đó có thể kể đến là bài thơ “Thuật hứng”.
Ta có thể thấy, từ khi về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống vô cùng bình dị, gần gũi với thiên nhiên, vạn vật. Cũng ở đây ông cảm nhận được nhịp sống bình lặng, cảnh sắc tươi đẹp của cảnh vật dân dã, ông được trải nghiệm cuộc sống giản dị mà thanh khiết, không vướng bụi trần như bao nhà nho sĩ ở ẩn khác. Ngay phần mở đầu của bài thơ, Nguyễn Trãi đã thể hiện được tâm hồn thanh thản khi đã bỏ lại được sau lưng cái bụi hồng trần, cái cuộc sống xô bồ chốn quan trường và cái hư danh của chức tước.
“Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
Công danh là cái đích cũng là niềm mơ ước mà bao nhiêu nhà Nho xưa hướng đến, học tu luyện phẩm chất, chăm chỉ học hành cũng chỉ mong ngày nào đó có được một chút công danh, được cống hiến sức lực, tài năng của mình cho đất nước. Nói về vấn đề công danh, nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng đã từng khẳng định: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Ở đây, Nguyễn Trãi lại thể hiện được sự nhẹ nhõm, thanh nhàn khi trút bỏ được gánh nặng của công danh. “Hợp” ở đây là nên, tức công danh nên gác lại ở đó mà lui về ở nhàn, tức là sống cuộc sống của dân dã, lấy thiên thiên là thú vui của cuộc sống.
Trong cuộc sống thanh nhàn, không có cái ồn ào, bát nháo lại đầy ghen tị của lũ tiểu nhân chốn quan trường nữa, Nguyễn Trãi cũng không cần phải quan tâm đến những lời khen chê, nịnh nọt hay dùng những lời độc địa để hãm hại nữa “Lành dữ âu chi thế nghị khen”. Bao giờ cũng vậy, làm chức quan trong triều đình cũng gặp rất nhiều cám dỗ, nếu xuôi theo bọn nịnh thần thì sẽ có cuộc sống phú quý, nhưng lại vô tình đánh mất đi phẩm chất của mình. Còn nếu sống đúng với con người mình, lối sống trong sạch, liêm khiết thì lại chống đối lại với cả một tập đoàn gian thần, và khi đã không cùng phe với chúng thì chúng sẽ tìm đủ mọi cách để vu oan, hãm hại. Và Nguyễn Trãi lại là một vị quan liêm chính, có lối sống trong sạch quyết không chịu cúi đầu trước cái xấu xa, cũng vì vậy mà ông là đối tượng mà bọn gian thần này muốn hãm hại, diệt trừ.
Nay, ông đã trút bỏ được hết thứ hư danh ấy để về với cuộc sống bình dị, ông sống cuộc sống như của một ẩn sĩ thực sự, vui với những thú vui giản dị:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”
Là một vị quan tài giỏi nhưng khi đã về ở ẩn thì cuộc sống của Nguyễn Trãi cũng giản dị, mộc mạc như bao người Nho sĩ khác, sống bầu bạn với thiên nhiên, làm những công việc dung dị, “vớt bèo” để cấy muống, đó là những loài thực vật trong tự nhiên nhưng trong cuộc sống ở ẩn đấy thì nó lại là những nguồn thức ăn, nguồn thực phẩm mà nhà thơ sử dụng nó hàng ngày. Cuộc sống nơi hoang dã không có những sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, “ương sen”, nhưng cũng chỉ cần như vậy thôi, cuộc sống cũng đã vô cùng ý nghĩa, mãn nguyện. Bởi cái nhà thơ có được là sự thanh thản trong tâm hồn, được sống ở một môi trường trong sạch, không vướng bụi trần.
“Kho thu phong nguyệt chở đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vậy then”
Những câu thơ này thể hiện được lối sống thanh bạch của nhà thơ Nguyễn Trãi khi lấy “phong”, “nguyệt” tức gió trăng là người bầu bạn, cảm nhận nhịp sống nơi dân dã, tâm hồn thanh bạch của con người vĩ đại này dường như đã được tỏa rạng. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng với tấm lòng của Nho sĩ yêu nước, luôn hướng về dân về nước thì ông vẫn mang nặng nỗi lòng về vận sự của đất nướ “Bụi có một lòng trung lẫn hiếu” lòng trung hiếu của ông không bao giờ vơi cạn, và ông cũng cảm thấy có chút hối tiếc khi không thể đem sức tài mọn của mình ra để cống hiến “Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
Như vậy, bài thơ “Thuật hứng” đã cho ta thấy hình ảnh thật đẹp của một ẩn sĩ khi quyết định từ bỏ chốn quan trường mà về bầu bạn với thiên nhiên nơi dân dã, đó là một ẩn sĩ có lối sống thanh bạch, liêm khiết. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông vẫn không thôi trăn trở về dân, về nước. Đây chính lầ biểu hiện nhân nghĩa của một bậc nhân tài.
6. Phân tích đánh giá vẻ đẹp bài thơ Thuật hứng
Nguyễn Trãi là một nhà chính trị lỗi lạc, ông còn là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất. Ông đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng nhân nghĩa nỗi niềm bâng khuâng, trăn trở về thế thái nhân tình. Không thể không kể đến bài thơ “Thuật hứng” trích “Quốc âm thi tập”.
Nguyễn Trãi quả thật là bậc anh hùng tái thế, văn võ song toàn. Có lẽ bởi vậy mà ngay từ câu thơ đầu, ông đã ngầm khẳng định điều đó “công danh đã được”.
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ ân chi thế nghị khen
Nhưng trớ trêu thay người hiền tài luôn bị những kẻ tiểu nhân dòm ngó, hãm hại. Ông bị bọn gian thần bày mưu tính kế chèn ép mà người liêm khiết như ông thà chết chứ không chịu khuất phục. Vậy nên ông gạt bỏ công danh để “hợp về nhàn”. Đó phải chăng là quyết định đúng đắn! Câu nói của ông thể hiện rõ thái độ dửng dưng, không quan tâm chuyện thị phi “lành dữ” hay lời khen chê, ông đã sống thật tâm, hết lòng thì đến nay chút lời ra tiếng vào với ông đã chẳng còn quan trọng. Đến đây ta có thể khẳng định chắc chắn đó là quyết định đúng đắn, là khí chất của kẻ sĩ khi đã buông bỏ vòng xoay danh lợi.
Rời xa trốn hư vinh, ông khoan thai, ung dung trước cuộc sống tự do, tự tại:
Ao cạn vớt bèo cấy muống.
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Hai câu thơ trên với giọng thơ đủng đỉnh và thể thơ lục ngôn, ta thấy được nhịp sống của ông khi “về nhàn” thật thanh bình, êm dịu. Phép đói “Ao cạn” với “đìa thanh”, “vớt bèo cấy muống” với “phát cỏ ương sen” được vận dụng khéo léo khắc họa được cuộc sống thanh tao, cần mẫn quá đỗi tự hào. Tuy trước làm quan nhưng khi về già không có sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, có “sen”. Ông vẫn giữ mãi cái thanh liêm thưở nào.
Hai câu thơ tiếp theo càng lột tả rõ nét vẻ đẹp con người của Nguyễn Trãi với ngôn từ cổ điển, đậm đà thi vị:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Trở về chốn quê yên bình, ông lấy “phong”, lấy “nguyệt” làm bạn, lấy “yên”, lấy “hà” làm thú vui. Hỏi thử trên thế gian, mấy ai biết tận hưởng cuộc sống một cách thanh cao, đẹp đẽ như Nguyễn Trãi? Ông không chỉ cảm nhận cuộc sống bằng mắt thường, ông hòa mình vào chúng để tận hưởng, để thấy mùa thu như một nhà kho chứa đầy ắp gió trăng. Con thuyền của bậc thi nhân vốn chỉ trở khói ráng nay cũng phải lằn mình lại những chiếc thang thuyền. Có thể thấy tâm hồn thanh tao vẫn còn đó nhưng nay nó còn được hấp thụ thêm nét phóng khoáng, tự do của Ức Trai chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ.
Tuy đã về với đồng, với cỏ thế nhưng tấm lòng trung với nước, hiếu với dân của ông vẫn luôn hiện hữu và được thổ lộ ở hai câu kết:
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Theo tiếng cổ, “bui” có nghĩa là “chỉ”. Nguyễn Trãi bộc lộ lòng trung hiếu, một lòng của mình đối với giang sơn và với bậc cha mẹ của mình. Tấm lòng son đó mãi trường tồn, thủy chung để dù có mài đi cũng không khuyết, có nhuộm màu cũng chẳng đen, chẳng hề vẩn đục. Câu thơ cuối sử dụng hai vế đối như một lời thề chắc nịc của chính ông với đất nước, với vua và đấng sinh thành.
Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhưng không kém phần thanh cao. Nó là lời bày tỏ tình cảm cao đẹp của ông với cuộc đời nhàn hạ, thanh bạc mà không một lần quên nghĩ về nghĩa tử với nước với dân, nghĩ về tấm lòng trung hiếu. Quả thật, Nguyễn Trãi hoàn toàn xứng đáng với lời ngợi ca của vua Lê Thánh Tông đã dành cho ông: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.
7. Phân tích Thuật hứng - Nguyễn Trãi
Tác gia Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, là anh dân tộc đã cống hiến hết mình cho đất nước ta. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều di sản có giá trị đặc biệt là trong nền văn học. Tác gia Nguyễn Trãi cũng góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà qua nhiều tác phẩm nổi bật trong đó có bài thơ Thuật hứng đã thể hiện lối sống thanh nhàn của chính mình. Chúng ta thường mong muốn bản thân mình có một cuộc sống thanh nhàn nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của lối sống này chưa? Lối sống thanh nhàn ở đây có nghĩa là lối sống giản dị mà thanh cao, coi thường mọi thị phi ngoài thiên hạ, hướng con người ta hòa hợp vào thiên nhiên. Tác gia Nguyễn Trãi cũng là một trong những người có lối sống ấy. Cũng nhờ đó mà ông đã sáng tác ra bài thơ Thuật hứng để thể hiện cho người thấy lối sống thanh nhà của ông như thế nào.
Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Đối với mọi người thì chuyện công danh sự nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. Ở thời ấy những nhà Nho mang trong mình tình yêu quê hương đất nước đều chăm chỉ học hành để cống hiến cho đất nước để đạt được công danh nhất định. Nhưng với Nguyễn Trãi lại khác, khi công danh của ông đang ở trên đỉnh cao thì ông lại muốn trút bỏ gánh nặng công danh để có một cuộc sống thanh nhàn. Việc tranh giành vinh hoa phú quý chỉ khiến ông cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Nhiều người vì hai chữ “công danh” mà đã phải bán mạng để đổi lấy sự vinh hoa phú quý cũng như những lời xu nịnh của bọn nịnh thần. Cũng bởi những lời nịnh hót ấy mà cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ như chìm trong vũng bùn lầy, khổ không sao tả được. Để bản thân không xa đọa như bọn tiểu nhân chốn quan trường thì Nguyễn Trãi đã trở về quê nhà sau khi đã cống hiến tài năng của mình cho đất nước.
Ở nơi quê nhà thanh bình yên tĩnh ông đã có một cuộc sống như mơ ước, một cuộc sống thanh bình giản dị.
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Về quê thì ông đã làm những công việc bình dị như “vớt bèo”, “cấy muống”, “ương sen”. Khi nhìn vào những công việc này chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc không có vị quan nào mà lại làm những việc này cả. Nhưng lại có một Nguyễn Trãi mong muốn được hòa mình vào thiên nhiên và trở thành một não nông dân chính hiệu. Chỉ cần làm những công việc đơn giản như vậy thôi cũng đủ khiến nhà thơ thanh thản và mãn nguyện với cuộc sống không dính chút bụi trần.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Ở nơi không có người bầu bạn thì Nguyễn Trãi đã thả hồn vào thiên nhiên để bầu bạn cùng “phong” và “nguyệt”. Thiên nhiên như một người bạn tri kỉ đối với ông mà chỉ có những người yêu thiên nhiên mới cảm nhận được sự hoàn hảo của tình bạn này.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Mặc dù đã trở về quê hương để ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn hướng về dân về nước. Khi nhân dân vẫn còn lầm than thì ông không thể nào ngồi yên mà hưởng sự thanh nhàn ấy được. Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Trãi là một người vô cùng có trách nhiệm, luôn cố gắng tìm mọi cách để đất nước luôn được thái bình. Từ đáy lòng ông luôn đau đáu “một lòng trung lẫn hiếu”, thủy chung son sắt với dân với nước. Sự tiếc nuối lớn nhất của ông là khi chưa cống hiến được hết tài năng mà đã về hưởng thụ cuộc sống nhàn nhã.
Từ những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của tác giả Nguyễn Trãi đã giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp thực sự của cuộc sống thanh nhàn là như thế nào. Sống thanh nhàn nhưng ông vẫn không quên được tình yêu quê hương đất nước. Qua bài thơ Thuật Hứng 24 này mà chúng ta cần học hỏi nhiều hơn về vị quan Nguyễn Trãi liêm khiết, chính trực. Chúng ta cần phải ý được được bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước để nước ta luôn được hòa bình và nhân dân có một cuộc sống tốt hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
- Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
- Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời
- Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục lớp 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chữ người tử tù trang 21
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 28
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 29
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 35 Kết nối tri thức
- Soạn Văn 10 trang 37 tập 1 KNTT
- Soạn bài Chùm thơ Hai-cư ngắn nhất
- Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình chậm rì của con ốc trong bài thơ của Ít-sa
- Top 3 đoạn văn trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai cư
- Bình luận về triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên qua bài thơ của Chi y ô
- Phân tích chùm thơ Hai-cư Nhật Bản lớp 10
- Khoảnh khắc trong bài thơ của Ba sô gợi cảm xúc gì ở người đọc?
- Soạn bài Thu hứng ngắn nhất
- Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 ngắn nhất
- Top 4 đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài Mùa xuân chín
- Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín
- Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín
- Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào?
- Hình ảnh, nhịp vần trong bài Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trữ tình?
- Mùa xuân chín đọc hiểu
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân chín hay, ngắn gọn
- Phân tích bài thơ Mùa xuân chín lớp 10 siêu hay
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trang 53
- Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 58 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ trang 61
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 67 Kết nối
- Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 70 KNTT tập 1
- Soạn bài Cánh đồng Kết nối tri thức trang 71
- Soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lớp 10 KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm ngắn nhất
- Top 5 mẫu đoạn văn về sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
- Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm Lớp 10 KNTT
- Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm
- Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và nghệ sĩ?
- Phân tích Yêu và đồng cảm lớp 10
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ Kết nối tri thức
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 10 tập 1 KNTT
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 (7 mẫu)
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói chuyện riêng
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ngủ gật trong lớp
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ lối sống thụ động
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại
- Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất
- Soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức ngắn gọn
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam siêu hay
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi lớp 10
- Soạn bài Bình Ngô đại cáo Kết nối tri thức
- Soạn bài Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới lớp 10 KNTT
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 26
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
- Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
- Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
- Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10
- Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức
- Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 KNTT
- Phân tích Con khướu sổ lồng
- Viết bài văn nêu cảm nhận của anh chị về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa lớp 10
- Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?
- Để hiểu đúng nhân vật Huấn Cao, có nhất thiết phải biết tường tận về Cao Bá Quát
- Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 68 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Soạn bài Sự sống và cái chết
- Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
- Soạn văn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Viết một văn bản nội quy hoặc một bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 Kết nối
- Nói và nghe Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Đọc hiểu Dì Hảo có đáp án
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức 2023
- Củng cố mở rộng lớp 10 trang 95 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Tính cách của cây
- Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất
- Soạn bài Con đường không chọn Kết nối tri thức
- Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất
- Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) Kết nối tri thức
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Kết nối tri thức
- Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
- Củng cố mở rộng trang 120 Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi
- Soạn Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Kết nối tri thức - Luyện tập và vận dụng
- Nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi
- Nghị luận về tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa trong hành trình rèn luyện trưởng thành
- Cái hay của tác phẩm nằm ở đâu?
- Tự tìm hiểu mình có dễ không và làm thế nào để tìm hiểu?
- Viết bản nội quy nơi công cộng xây dựng môi trường sống lành mạnh có văn hóa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Soạn bài Dục Thúy Sơn Chân trời sáng tạo
Cảm nhận về hình ảnh chiếc lá buổi đầu tiên ở cuối bài thơ
Soạn bài Đất rừng Phương Nam lớp 10 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Tây Tiến lớp 10 Chân trời sáng tạo
Xác định chủ đề của tác phẩm Giang lớp 10 CTST
Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi trữ tình (5 mẫu)