Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng đọc hiểu

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu - Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc tổng hợp một số đề đọc hiểu Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, đề trắc nghiệm Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có đáp án giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm. Sau đây là nội dung chi tiết đề đọc hiểu Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu

Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì ngày lại ngắn.

Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho người và muôn vật khá nhiều. Ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu cũng sà vào khiến cho nhân dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy.

Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng lại có một thân thể cực kỳ to lớn và sức khỏe tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật, Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả vào trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lảng ra xa chỗ Quải đứng.

Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kỳ trăng hạ huyền hoặc thượng huyền. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra.

Lại nói chuyện chồng của hai nữ thần này. Đó là một con gấu rất to khoẻ. Không rõ gấu từ đâu đến và Ngọc Hoàng đã gả các cô con gái của mình cho gấu từ abo giờ. Chỉ biết rằng gấu rất hay ghen nên theo dõi sự đi lại của hai vợ mình rất chặt chẽ. Thỉnh thoảng, gấu lại đòi chung tình với một người. Lúc đó là lúc ở dưới trần gian thường gọi là nhật thực hay nguyệt thực. Gặp những ngày này, nhân gian lại phải đánh chiêng, đánh trống rầm rĩ để cho gấu sợ mà lui ra mau. Vì gấu làm như vậy thì có hại cho mùa màng và các nữ thần này cũng vì vậy mà xao nhãng công việc.

(Theo Viện Văn học, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1 : Thần thoại – truyền thuyết, NXB Giáo dục, 1999)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Truyền thuyết

B. Sử thi

C. Thần thoại

D. Truyện cổ tích

Câu 2. Đề tài của truyện là gì?

A. Ngọc Hoàng

B. Mặt Trời và Mặt Trăng

C. Người anh hùng

D. Nữ thần

Câu 3. Thứ tự các sự việc được kể trong văn bản trên là:

1. Mặt Trăng vội lánh ra xa chỗ Quải đứng, không dám sà xuống gần mặt đất nữa

2. Nhứng ngày nhật thực hay nguyệt thực , nhân gian đánh chiêng, đánh trống để gấu sợ mà lui ra

3. Mặt Trăng bị chàng Quải tấn công, bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt và mũi

4. Mặt Trăng và Mặt Trời hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc ở hạ giới.

5. Mặt Trăng sà xuống để nhìn muôn vật làm cho họ sợ hãi vì sức nóng của mình.

A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)

B. (4) – (5) – (3) – (1) – (2)

C. (2) – (3) – (4) – (5) – (1)

D. (4) – (5) - (2) - (1) - (3)

Câu 4. Theo cách lí giải của dân gian, vì sao Mặt Trăng không còn nóng như Mặt Trời?

A. Vì mẹ nữ thần Mặt Trăng đã lấy tro bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng.

B. Vì Mặt Trăng đã trưởng thành, tính tình thay đổi, trở lên hiền lành dịu dàng.

C. Vì sau khi bị chàng Quải tấn công, Mặt Trăng sợ quá bay lên cao, không dám xà gần xuống mặt đất

D. Vì gió thổi cát bụi dính chặt vào mắt, mũi của Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng không còn sáng được như xưa.

Câu 5. Để giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, tác giả dân gian đã tưởng tượng ra câu chuyện gì?

A. Mặt Trời và Mặt Trăng đi xem xét việc hạ giới

B. Hai nữ thần lấy chung chồng là một con gấu

C. Chàng trai tên Quải ném cát vào thần Mặt Trăng

D. Người dân đánh chiêng, đánh trống để tìm bắt gấu.

Câu 6. Từ nội dung câu chuyện, có thể thấy một đặc điểm nào nổi bật của thần thoại?

A. Uớc mơ về cuộc sống tốt đẹp

B. Khát vọng trường sinh bất tử

C. Giải thích các hiện tượng tự nhiên

D. Giải thích nguồn gốc của vũ trụ.

Câu 7. Chi tiết nào cho thấy rõ khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa?

A. Những người già và người trẻ khiêng kiệu cho Mặt Trời

B. Chàng Quải trừng trị Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng ko còn tai ác nữa.

C. Trần gian cất tiếng kêu đến thượng giới, khiến mẹ của nữ thần Mặt Trăng định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng.

D. Vào ngày nhật thực hay nguyệt thực, dân gian đánh chiêng, đánh trống khiến gấu sợ mà lui ra, không làm hại cho mùa màng

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Các chi tiết kì ảo, hoang đường trong truyện thần thoại cho thấy điều gì?

Các chi tiết kì ảo, hoang đường trong truyện thần thoại cho thấy: Trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian, nhận thức thô sơ của người xưa về thế giới tự nhiên

Câu 9. Có ý kiến cho rằng, truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng thể hiện sự xung đột giữa con người và tự nhiên. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.

Đồng tình, vì trong một số trường hợp, thiên nhiên khắc nghiệt đã đem đến những thiệt hại đau đớn cho con người, khiến con người phải tìm cách chống đỡ, cải tạo nó. Trong truyện, điều này được tác giả thể hiện qua hành động của chàng Quải

Đọc hiểu Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng - đề 1

Đọc hiểu Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

I. Phần Đọc Hiểu

NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại. Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tại nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng. Từ đó, cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trật mặt hiện ra. Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.

(Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng – Truyện thần thoại Việt Nam The GioiCoTich. Vn)

Hãy đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau đây:

Câu 1. Chỉ ra các từ ngữ chỉ thời gian và không gian của câu chuyện?

Câu 2. Trong văn bản, nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được Trời giao công việc gì? Nêu nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.

Câu 3. Hãy chỉ ra những dấu hiệu giúp bạn nhận ra Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một truyện thần thoại?

Câu 4. Sự kiện “Loài người than thở đến tại nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng” được tác giả dân gian tạo ra nhằm lý giải điều gì?

Câu 5. Hình tượng nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng phản ánh quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên?

Câu 6. Thông điệp mà người xưa gửi gắm qua câu chuyện này là gì?

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.

Trả lời

Câu 1.

- Thời gian: hàng ngày, cả ngày, đêm

- Địa điểm: dưới trần, thế gian

Câu 2.

- Phân công: xem xét thế gian

- Nội dung là nói về công việc của Mặt Trăng và Mặt Trời, giải thích hiện tượng đời sống.

Câu 3.

- Kể về vị thần

- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường.

- Giải thích hiện tượng trong đời sống.

Câu 4.

- Nhắm lý giải hiện tượng này cho thấy mặt Trăng xuất hiện mọi lúc trong ngày, nhưng mà đến tối thì mới hiện ra, lúc trăng tròn, trắng khuyết, hạ huyền, thượng huyền đều phụ thuộc vào Mặt Trăng quay mặt hay lưng, ngoảnh bên trái hay phải.

Câu 5.

Nhận thức thế giới quan về thiên nhiên để biết được thời gian, biết được ngày tháng.

Câu 6.

- Biết được quá trình tạo hiện tượng đời sống.

II. Nghị luận phân tích, đánh giá truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ bị thu hút bởi những câu chuyện thần thoại với các yếu tố kì ảo, hoang đường. Nhưng các tác giả dân gian không sáng tác những câu chuyện đó để kể cho nhau nghe vui mà nó còn phần nào giải thích được các hiện tượng đời sống của chúng ta.

Mặt Trời và Mặt Trăng là hai người con gái của Ngọc Hoàng luôn phiên nhau đi xem xét mọi việc. Mặt Trời đi bằng kiệu và chia thành tốp già, tốp trẻ nên thời gian về khác nhau. Mặt Trăng tính tình nóng nảy hơn nên sức nóng làm hại muôn vật. Đã vậy cô lại còn hay chỏng lỏn nên đã bị trừng phạt. Sau đó, vì mặt dính cát mà đã không còn nóng như xưa và tính tình trở nên hiền lành hơn. Việc này thấy được rằng trước đât khi thế gian vừa mới được tạo ra, thời tiết rất nóng mà không ai yêu thích mặt trời, mặt trăng cả. Vì vậy khi mà Mặt Trăng bị dính cát lên mặt thì tính cách đã hiền hòa hơn nhiều.

Hiện tượng đời sống về những ngày trăng tròn, trăng khuyết, hạ huyền, thượng huyền cũng được hiểu rõ hơn qua câu chuyện. Nó phụ thuộc vào tính cách của nàng Mặt Trăng. Có thể lúc vui vẻ ngô mặt xuống hạ giới thì chúng ta sẽ thấy hết được mặt trăng tròn, còn khi quay lưng lại mặt trăng sẽ khuyết đi rất nhiều.

Qua câu chuyện nó giúp các thế hệ trẻ có thể giải thích được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, về nguồn gốc của con người, về những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống hằng ngày và những sự vật xung quanh cuộc sống chúng ta. Đồng thời, các câu truyện thần thoại còn giúp thế hệ trẻ hiểu được rằng trong thế giới hoang sơ thuở ban đầu, con người đã hình dung về vũ trụ và thế giới như thế nào.

Đọc hiểu Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng - đề 2

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

(Thần thoại Việt Nam)

Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại.Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tại Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một, cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.

Về chuyện cô Mặt Trăng, có thuyết kể lại hơi khác. Như ta đã biết, cô Mặt Trăng nóng ghê gớm đã làm hại người cũng như muôn vật rất nhiều. Nhưng cô vẫn chủ quan, thích sà xuống nhân gian để xem dân sự làm ăn. Cô có biết đâu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân sự kinh hãi chừng nấy. Họ rủa cô không ngót, chỉ mong làm sao cô che mặt lại và đi xa ra cho họ đã khốn khổ. Bấy giờ trong nhân dân có chàng Quải, thân thể to lớn, sức khoẻ tuyệt trần. Anh ta quyết tâm trị cho cô Mặt Trăng một mẻ. Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chục tại đó.

Hôm ấy, cô Mặt Trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muốn vật. Chàng Quải chờ lúc cổ đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô. Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại. Nhân dân ở dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết. Về phần cô Mặt Trăng bất ngờ bị ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng xa ra và từ đấy cô không dám sà xuống ửa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên gần hạ giới nữa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước...

(Lược bớt đoạn cuối kể về chồng của hai nữ thần (là một con Gấu) và giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực).

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)

1. Câu chuyện được kể trong văn bản trên diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? Vì sao bạn biết?

2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần thoại?

3. Qua câu chuyện, người xưa muốn lí giải những hiện tượng thiên nhiên nào? Bạn có nhận xét gì về cách lí giải ấy?

4. Nhận xét nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua câu chuyện này, người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì?

5. Qua truyện Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn có nhận xét gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc thế giới của người Việt xưa?

6. Theo bạn, các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay không?

7. Qua các truyện thần thoại đã học và truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, bạn thấy cần chú ý gì khi tìm hiểu thể loại thần thoại?

Trả lời:

Câu 1.

Câu chuyện diễn ra ở: dưới Trái Đất, vào hàng ngày

Câu 2.

– Trước hết, bạn cần xem lại khái niệm thần thoại và đặc điểm của thần thoại qua các yếu tố cơ bản của thể loại này như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật biến đổi chiến khi những

– Tiếp theo, bạn đối khái niệm cũng như đặc điểm của thần thoại qua các yếu tố nói trên với biểu hiện của chúng trong văn bản để đưa ra kết luận.

– Khi trình bày các dấu hiệu nhận biết văn bản thần thoại, bạn cần đưa ra bằng chứng tiêu biểu lấy từ văn bản.

Câu 3.

Với yêu cầu thứ nhất, bạn cần đọc kĩ lại văn bản truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng để tìm xem người xưa muốn lí giải những hiện tượng thiên nhiên nào có liên quan. Với yêu cầu thứ hai, bạn nêu nhận xét của mình về cách lí giải ấy. Khi nếu nhận xét, bạn cần chú ý đến đặc điểm thời đại khi thần thoại ra đòi, đặt mình vào bối cảnh ấy để có những đánh giá, nhận xét khách quan, tránh lấy tư duy khoa học, lô-gíc của con người thời hiện đại để phán xét.

Câu 4.

Mặt Trời và Mặt Trăng là hai người con gái của Ngọc Hoàng luôn phiên nhau đi xem xét mọi việc. Mặt Trời đi bằng kiệu và chia thành tốp già, tốp trẻ nên thời gian về khác nhau. Mặt Trăng tính tình nóng nảy hơn nên sức nóng làm hại muôn vật. Đã vậy cô lại còn hay chỏng lỏn nên đã bị Quải trừng phạt. Sau đó, vì mặt dính cát mà đã không còn nóng như xưa và tính tình trở nên hiền lành hơn.

Câu 5.

a. Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận sau :

Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan niệm tô - tem, quan niệm vạn vật tương giao.

Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm tính, cụ thể, do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.

Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật Bởi vì tư duy nguyên thuỷ chưa phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân biệt được cái chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần...

b. Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại. Tư duy thần thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại

c. Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực hành tín ngưỡng).

Câu 6.

Các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay.

Câu 7. Chú ý vào:

Cốt truyện của thầûn thoại Việt nhìn chung còn đơn giản, ít tình tiết. Chính vì vậy mà có người cho rằng thần thoại Việt chưa mang hình thức hoàn chỉnh của câu chuyện. Một số ít tác phẩm thần thoại tương đối dài, có tính tiết thường là truyện đã bị cổ tích hóa (Chú cuội cung trăng) truyền thuyết hóa (Sơn Tinh - Thủy Tinh).

Nhân vật chính trong thần thoại là thần. Thần trong thần thoại gắn với quan niệm vạn vật có linh hồn nên nó khác với thần của tôn giáo. Thần được gọi bằng những tên khác nhau như: Ông, bà, thần, tinh, trời... các vị thần trong thần thoại khác nhau ở chức năng, việc làm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
72 130.978
0 Bình luận
Sắp xếp theo