Phân tích đánh giá tác phẩm Nữ thần mặt trời và mặt trăng (ngắn gọn có dàn ý)

Phân tích đánh giá tác phẩm Nữ thần mặt trời và mặt trăng - Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một trong những dạng đề thuộc bài phân tích đánh giá một tác phẩm truyện các em sẽ gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 10 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu lập dàn ý bài Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng để các em nắm được cách viết bài phân tích đánh giá văn bản Nữ thần mặt trời và mặt Trăng. Mời các em cùng tham khảo.

1. Nội dung truyện Nữ thần mặt trời và mặt trăng

Phân tích đánh giá tác phẩm Nữ thần mặt trời và mặt trăng

Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại. Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tại Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một, cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.

Về chuyện cô Mặt Trăng, có thuyết kể lại hơi khác. Như ta đã biết, cô Mặt Trăng nóng ghê gớm đã làm hại người cũng như muôn vật rất nhiều. Nhưng cô vẫn chủ quan, thích sà xuống nhân gian để xem dân sự làm ăn. Cô có biết đâu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân sự kinh hãi chừng nấy. Họ rủa cô không ngót, chỉ mong làm sao cô che mặt lại và đi xa ra cho họ đã khốn khổ. Bấy giờ trong nhân dân có chàng Quải, thân thể to lớn, sức khoẻ tuyệt trần. Anh ta quyết tâm trị cho cô Mặt Trăng một mẻ. Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chục tại đó.

Hôm ấy, cô Mặt Trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muốn vật. Chàng Quải chờ lúc cổ đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô. Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại. Nhân dân ở dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết. Về phần cô Mặt Trăng bất ngờ bị ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng xa ra và từ đấy cô không dám sà xuống cửa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước...

(Lược bớt đoạn cuối kể về chồng của hai nữ thần (là một con Gấu) và giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực).

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)

2. Lập dàn ý bài Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng

I. Giới thiệu về văn bản "Nữ thần mặt trời và mặt trăng"

- Giới thiệu nhan đề và tác giả

- Mô tả nội dung chính của văn bản

II. Cảm nhận về tính thần thoại trong văn bản

2.1. Liên hệ với đề tài thần thoại

- Mô tả các yếu tố thần thoại xuất hiện trong văn bản (nhân vật siêu phàm, sự can thiệp của các thực thể siêu nhiên, câu chuyện mang tính huyền bí...)

- Phân tích vai trò của những yếu tố này trong việc xây dựng không gian thần thoại trong văn bản

2.2. Cảm nhận về tình tiết thần thoại

- Phân tích sự mở đầu và kết thúc của câu chuyện, cách xây dựng nhịp điệu và bối cảnh thần thoại

- Nhận xét về cách tác giả xử lý sự can thiệp của các thực thể siêu nhiên vào cuộc sống của con người

2.3. Cảm nhận về nhân vật thần thoại

- Xác định các nhân vật thần thoại trong văn bản và mô tả đặc điểm của họ (nhan sắc, sức mạnh, khả năng siêu phàm...)

- Phân tích vai trò của nhân vật thần thoại trong việc thể hiện các giá trị, triết lý và quyền năng đặc trưng của thần thoại

III. Kết luận

- Tóm tắt các điểm cảm nhận và ý nghĩa của việc hiểu và cảm nhận thần thoại qua văn bản "Nữ thần mặt trời và mặt trăng"

- Từ bài viết, nhận ra vai trò và giá trị của việc tiếp tục nghiên cứu và truyền bá thần thoại trong xã hội hiện đại.

3. Dàn ý phân tích đánh giá nội dụng và nghệ thuật của tác phẩm Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần phân tích đánh giá: Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.

b. Thân bài:

- Nội dung đặc sắc của tác phẩm:

+ Kể về hai người con gái của Ngọc hoàng là Mặt Trời và Mặt Trăng

+ Mặt Trời đi xem xét thế giới bằng kiệu có 4 người khiêng chia ra thành tốp già và tốp trẻ, tốp già đi nhanh do có trách nhiệm, tốp trẻ đi chậm do ham chơi => Giải thích ngày dài và ngày ngắn

+ Mặt Trăng tính nóng nảy nên bị mẹ trát tro vào mặt để cho tính tình hiền dịu lại

+ Nhật thực và nguyệt thực do hai nữ thần có chồng là một con Gấu

=> Nội dung tác phẩm thu hút, dễ nhớ => Qua đó để khẳng định rằng mọi vật trên thế gian này đều có nguồn gốc

- Nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo:

+ Hai nữ thần có sức mạnh thần kì là chiếu sáng cho thế gian

+ Có thể điều khiển thế giới như làm cho có ngày dài ngày ngắn, có ban đêm, cho con người biết được ngày trong tháng

+ Đây là những công việc không một người bình thường nào có thể làm được

=> Biện pháp sử dụng yếu tố kì ảo đã giúp cho tác phẩm được lưu truyền rộng rãi cho tới ngày nay và thể hiện sự sáng tạo của người xưa.

c. Kết bài:

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng”.

4. Phân tích đánh giá nội dụng và nghệ thuật của tác phẩm Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng - mẫu 1

Mặt trăng và mặt trời là hai sự vật không thể nào thiếu để duy trì sự sống của con người. Đây là hai vật thể đặc biệt của vũ trụ, cả hai đều có thể chiếu sáng xuống trái đất và lúc ẩn, lúc hiện trên bầu trời. Chính vì sự đặc biệt và kì bí cũng như to lớn của mình, con người luôn không ngừng muốn khám phá về mặt trăng và mặt trời. Từ thuở xa xưa, trên thế giới có rất nhiều câu truyện do dân gian truyền lại được sáng tác để giải thích về nguồn gốc của mặt trăng và mặt trời. Trong kho tàng văn học Việt Nam cũng có một tác phẩm thần thoại nói về nguồn gốc của hai vật thể kì diệu này, đó chính là tác phẩm “Nữ thần Mặt Trời và Mặt trăng”. Tác phẩm đã đưa người đọc đến một thế giới thật kì ảo và mơ mộng, bằng cách xây dựng nội dung và sử dụng nghệ thuật đặc sắc. Vậy nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” đặc sắc ra sao?

Về nội dung, tác phẩm được xây dựng với nội dung thu hút, khiến cho người đọc tò mò và thích thú. Câu truyện “Nữ thần mặt trời và mặt trăng” kể về hai người con gái của Ngọc hoàng có tên là Mặt Trăng và Mặt Trời. Họ được giao cho công việc hằng ngày thay phiên nhau đi xem xét mọi việc trên nhân gian. Mặt Trời sẽ ngồi kiệu có bốn người khiêng đi xem xét, chia ra thành tốp già và tốp trẻ, tốp già đi nhanh do có trách nhiệm với công việc, còn tốp trẻ do ham chơi nên thường đi mất nhiều thời gian hơn. Từ đó, đã lí giải cho việc có hôm ngày dài, có hôm ngày ngắn. Còn Mặt Trăng thì do tính tình nóng nảy nên mẹ nữ thần phải trát tro vào mặt, khiến cho tính cô trở nên hiền dịu hơn. Còn có một lí giải khác cho màu sắc của Mặt Trăng là do hay xuống nhân gian làm cho mọi người sợ nên đã bị Quải vung cát vào mặt, khiến từ đó mặt cô trở nên bớt nóng và hiền dịu hơn. Trong nội dung chuyện còn chỉ ra Mặt Trăng có hình dáng khác nhau do lúc thì Trăng nhìn thẳng, khi lại quay lưng,...Ngoài ra, để giải thích cho nhật thực và nguyệt thực, chuyện còn xuất hiện một nhân vật là một con Gấu, chồng của hai nữ thần Mặt Trăng và Mặt Trời. Nội dung của tác phẩm quả thật rất thu hút và dễ nhớ đối với bất kì một người đọc nào, đọc tác phẩm, người đọc chúng ta như đang được du ngoạn trong thế giới kì ảo, mơ mộng của vũ trụ bao la ngoài xa kia. Qua đó, như để khẳng định đến với tất cả mọi người rằng, mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian này đều có nguồn gốc nhất định.

Để tạo nên thành công của tác phẩm, ngoài nội dung thu hút, mới lạ, “Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” còn có biện pháp nghệ thuật đặc sắc, đó là sử dụng những yếu tố kì ảo. Trong truyện, cả hai nữ thần đều có những sức mạnh mà người bình thường không thể có được. Cả hai đều có khả năng chiếu sáng cho thế gian và ảnh hưởng tới đời sống của con người. Mặt Trời có thể tạo ra ban ngày, rồi ngày lại có cả ngày dài, ngày ngắn. Mặt Trăng có thể tạo ra ban đêm, có thể quay các vị trí khác nhau để cho con người đếm ngày trong một tháng. Đây hoàn toàn là những công việc mà một con người không thể nào làm được, mà con người chỉ biết phụ thuộc vào nó. Nhờ những sức mạnh siêu nhiên của mình mà Nữ thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng đã cùng với những vị thần khác như Thần Trụ Trời, Thần Gió, Thần Sấm sét tạo ra thế giới này và giúp thế giới vận hành, cuộc sống con người được diễn ra. Việc chọn nghệ thuật sử dụng những chi tiết kì ảo đã giúp cho thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được lưu truyền rộng rãi cho tới ngày nay. Đây là một biện pháp nghệ thuật thú vị và mang đậm sự huyền ảo, kì bí. Qua đó đã thể hiện được tính sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của người xưa.

Nhờ xây dựng nội dung và sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Tác phẩm đã giải thích cho người đọc nguồn gốc của thế giới và các hiện tượng diễn ra xung quanh chúng ta dưới con mắt sáng tạo của người xưa. Qua đó như muốn nhắn nhủ tới chúng ta hãy luôn không ngừng khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh và phải biết yêu thiên nhiên hơn.

5. Phân tích đánh giá nội dụng và nghệ thuật của tác phẩm Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng - mẫu 2

Qua truyện Thần Trụ trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, có thể thấy rằng cách nhận thức và lí giải nguồn gốc thế giới của người Việt xưa hết sức tự nhiên và vẫn lấy gốc là con người và những sự vật quen thuộc để giải thích.

Câu chuyện lí giải về những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày liên quan đến Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua đó, khẳng định rằng mỗi sự việc xuất hiện trên Trái Đất này đều có nguồn gốc rõ ràng.

Không gian trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là không gian vũ trụ, đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể, không có chi tiết nào nhắc về địa điểm diễn ra những sự việc trên. Thời gian trong truyện diễn ra từ thời cổ sơ và ta cũng thể xác định được câu chuyện đó diễn ra vào thời gian cụ thể nào. Cốt truyện xoay quanh sự xuất hiện của thần Mặt Trăng và Mặt Trời, lí giải nguồn gốc về những hiện tượng tự nhiên của Trái Đất. Nhân vật trong truyện là Thần Mặt Trời và Thần Mặt Trăng có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới

Các truyện thần thoại như Thần Trụ trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng rất có giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay vì giúp trẻ có thể giải thích được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em hiểu hơn về các sự vật quanh mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 26.831
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo