Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- 1. Dàn ý phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- 2. Đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Người bạn cũ - Thạch Lam
- 3. Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của Chữ người tử tù
- 4. Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của Sang thu
- 5. Đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đi san mặt đất
- 6. Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của Con cáo và chùm nho
- 7. Viết bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Hương thầm
- 8. Viết bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cuối thu - Hàn Mặc tử
- 9. Viết bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài Thơ viết ở biển
- 10. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài Mưa xuân
Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc. Đây là nội dung câu hỏi phần thực hành viết trang 108 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2 bộ Cánh Diều bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. Sau đây là dàn ý phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học kèm theo các bài văn mẫu hay và chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.
Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã học, các em cần chú ý thêm một số điểm sau:
- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời...
- Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào.
1. Dàn ý phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học
2. Đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Người bạn cũ - Thạch Lam
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
- Tác giả:
- Tác phẩm:
- Vấn đề nghị luận: cuộc trò chuyện của nhân vật tôi và Lệ Minh=> tâm trạng nhân vật tôi-> Tư tưởng sống, hoàn cảnh sống dễ khiến con người quên đi qúa khứ, trở nên hèn nhát, nhu nhược và tàn nhẫn.
2. Thân bài:
A. Dẫn dắt (Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, tình huống truyện, tóm tắt, nhan đề) và dẫn vào chủ đề truyện)
- Hoàn cảnh, xuất xứ: rút ra từ tập truyện ngắn “ Gió đầu mùa “ ( Nxb Đời nay, Hà Nội 1937)
- Tóm tắt chuyện: Trong đêm khuya, vợ chồng “ tôi” và Khanh đang bàn chuyện. Lúc ấy có 1 người phụ nữ đến gõ cửa tìm gặp tôi. Tôi ngẩn người hóa ra người đó là Lệ Minh- người đồng chí cũ của tôi. Nhìn dáng vẻ nghèo khó của cô bây giờ tôi không khỏi kinh ngạc vì cô quá khác trước. Khi 2 người bắt đầu trò chuyện, Lệ Minh thuật lại quãng đời qua của cô cho tôi và mong nhận được sự giúp đỡ từ tôi. Tôi không biết nên làm như nào cũng chỉ đồng ý cho qua chuyện. Nói chuyện 1 hồi đến 12h Lệ Minh về. Tôi tiễn Lệ Minh xong trở vào với vợ. Cuối cùng khi vợ con đã ngủ, trong màn đêm tịch mịch ấy tôi lại suy nghĩ chuyện cũ, so sánh dáng vẻ lúc trước và bây giờ của Lệ Minh khiến tôi không dám nghĩ thêm điều gì nữa.
- Nhan đề “ Người bạn cũ “: người bạn đồng chí nhiều năm xa cách
-Tình huống chuyện: cuộc gặp gỡ, trò chuyện của nhân vật tôi và Lệ Minh sau nhiều năm gặp lại.
B. Phân tích nhân vật chính (phụ) để thấy được chủ đề của truyện
*NHÂN VẬT TÔI
a. Khi mới gặp mặt người bạn: nhớ -> ngại ngùng -> tự ghen với người bạn.
*Ngại ngùng:
- Người bạn gái:
+ Quá khứ “Tôi lại nhớ đến Lệ Minh ngày xưa, óng ả biết bao trong chiếc áo vải rồng, đi đâu cũng cổ động dùng nội hóa mà chính cô hiến cái gương diễm lệ”
+ Hiện tại: “đôi mắt tinh nhanh buổi trước bây giờ lờ đờ như bị ám sau cái màn lo nghĩ; đôi gò má hây hây nay không biết vì tuổi hay vì phiền não ở đời, đôi má kia đã thành ra hóp lại, hai gò má nổi cao, phải chăng như để tiêu biểu cho kẻ số phận vất vả long đong”
- Bản thân: Qúa khứ đầy nghĩa hiệp, hiện tại thì “Cái thân trưởng giả nửa mùa tôi nay đã nghiễm nhiên thành một người tòng sự công sở, họa chăng có lo lắng cho vợ con đủ ấm no là mãn nguyện. Cái đời nghĩa hiệp lãng mạn đã thuộc về thời quá khứ”
=> ngại ngùng vì sung sướng, no đủ hơn bạn cũ ?
* Tự ghen với nữ đồng chí
- So sánh hình ảnh người bạn gái trong qáu khứ và hiện tại: có thể tôi đã cho hiện tại bây giờ là kết quả của một đời người con gái phong trần, mạnh mẽ và đầy lòng yêu nước.
- Bản thân: hèn nhát, chỉ mong có được cuộc sống no đủ, giàu sang và bình yên
=> Đánh giá: tôi là con người nhạy cảm và hay suy nghĩ, tự vấn lương tâm.
b. khi nghe người bạn nhờ việc nhưng chưa rõ việc gì: chột dạ, gượng gạo đáp: “Tôi hơi chột dạ. Không hiểu nhà nữ đồng chí này lại muốn bày ra chuyện gì. Song cũng gượng đáp:- Việc gì, cô cứ cho biết” ->Lo lắng sợ người bạn gái đến làm phiền cuộc sống của mình, phá vỡ sự bình yên đang có. Rõ ràng, tôi là một người đã khác hẳn xưa, không còn sự xông xáo, nhiệt huyết nữa.
c. Khi nghe bạn kể về cuộc đời và nhờ giúp tìm việc làm
- Khi nghe kể về cuộc đời: “ Anh em bây giờ mỗi người một nơi, người nào lo phận người ấy. Còn em thế cô, một thân lang thang nay đây mai đó, chẳng làm được việc gì, rồi một buổi chán nản, yếu hèn, em đã đem thân gửi một nhà lái buôn....Gã lái buôn đã dối cô: gã đã có vợ cả. Cả, lẽ ghen tuông, cô vốn người học thức, không chịu được phận tôi đòi, một hôm cô ẵm con lên đường tìm phương tự lập”
-> Tôi thở phào, khi cô nói cô có chồng, như đỡ đi được gánh nặngtôi dằn lòng nghe nốt câu chuyện.
Lý do: Người phụ nữ thường khi có chồng, sẽ hết đời bay nhảy, sống yên phận. Những việc “nghĩa hiệp” từng làm trong quá khứ chắc sẽ không còn cơ hội để làm. Bản thân cô có chồng rồi cũng bớt đi cho tôi sự ghen tuông ở người vợ trẻ khi thấy cô đến chơi trong đêm như thế này.=> tôi rất thành thực trong việc chia sẻ cảm xúc, tâm trạng
- Khi được nhờ giúp tìm việc làm:
+ Khi thấy bạn bảo chỉ cần tìm được chỗ “yên thân”, tôi bất bình “ Yên thân! Bây giờ chúng tôi chỉ cầu có thế thôi ư? Tự nhiên tôi thấy khó chịu trong bộ quần áo lụa, trong căn phòng của tôi bày biện nào đỉnh đồng, tủ chè, sập gụ, những thứ đồ đạc làm nẩy vẻ thèm muốn trong con mắt những người đồng sự ở cái tỉnh nhỏ này. Tôi không giấu được cái mối thẹn thùng đưa lên làm nóng mặt. Tôi quay lại phía Lệ Minh vừa gặp lúc nàng cũng đưa mắt nhìn tôi. Hai chúng tôi nhìn nhau ngượng nghịu”.
=> Tôi tự thấy xấu hổ, thẹn thùng. Sự giàu sang ấy xưa kia bản thân và Lệ Minh coi thường thì giờ là niềm thèm muốn của cô. Vì tôi hiểu tôi đã phải phải đánh đổi thứ gì. Muốn sống no đủ giàu sang tôi phải hèn nhát, cúi đầu, thu mình lại.
=> Tôi quay lại phía Lệ Minh, cả hai ngượng ngùng. Bởi cả hai đều biết cái giá của để có cuộc sống hiện tại.
=> Cả 2 đều là những người hiểu biết, sâu sắc.
+ “ Tôi nhận lời cho qua chuyện. Song tôi cũng thừa hiểu, trước cái hoạn nạn không xứng đáng kia, một lời hứa xoàng chẳng cũng quá ư nhạt nhẽo. Không tìm được phương cứu giúp cô một cách kiến hiệu hơn, tôi tự thấy mình hèn nhát. Nhưng biết làm thế nào? Mời cô ở lại đây ư? Tôi nghĩ đến cái giận dữ của Khanh mà sợ: nàng chẳng sẽ làm tan hoang nhà cửa ra mất?”
=> Có thể suy đoán rằng sự nhận lời này của “ tôi” là khi anh không biết nên giúp như thế nào cho đúng trước cái hoạn nạn ấy, một lời hứa xoàng nhạt nhẽo chỉ để qua mắt cô. Anh “không tìm được phương cứu giúp cô một cách kiến hiệu hơn” “Không dám mời bạn gái ở lại”.=> Vì việc giúp đỡ Lệ Minh là chuyện khó khăn đối với một người đã có vợ con như anh. Anh “ không có đủ can đảm làm”. Anh tự thấy “bản thân hèn nhát”. Anh hèn nhát thật.
=> Anh đánh giá rất cao người bạn gái >< bản thân tự thấy mình là kẻ hèn nhát chỉ vì vợ nên không dám giúp đỡ, cũng chẳng cần suy nghĩ tìm cách giúp đỡ. Anh còn là người vô tình, ích kỷ.
C. Đánh giá chung về nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống. Đánh giá những thành công khi xây dựng nhân vật, khi dựng truyện, tình huống, tạo giọng điệu.
* Nội dung:
- Nhân vật : Đại diện cho kiểu người trí thức thành công, có hiểu biết, có đời sống nội tâm sâu sắc nhưng có lối sống hèn nhát, yếu đuối.
-Ý nghĩa tư tưởng chủ đề: Thông qua nhân vật tôi :
+ Đừng nên lãng quên cuộc sống trong quá khứ
+ Đừng quên đi bạn bè. Phải biết trân trọng, giúp đỡ hết lòng
* Những thành công về nghệ thuật
+ Nhân vật: được xây dựng bằng nhiều chi tiết miêu tả tâm trạng, đối thoại qua đó bộc lộ rõ nét tính cách.
+ Ngôi kể: Ngôi thứ 1 giúp người đọc nắm bắt được tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi.
+ Tình huống truyện: đêm khuya, gặp gỡ nói chuyện của hai người bạn cũ ( tôi và bạn gái) .... cũng là tình huống khá đặt biệt để nhân vật để bộc lộ được tâm trạng, nhân cách. Nhà văn bộc lộ chủ đề
+ Giọng điệu: giàu chất trữ tình, cảm xúc tự vấn của nhân vật chính.
3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận
3. Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân là nhà văn "Suốt đời đi tìm cái đẹp". Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định rằng: "Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương" trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục". Trước cách mạng tháng Tám, những tác phẩm của ông "thoát li khỏi hiện thực, tìm về một thời vang bóng" với những thú vui hết sức tao nhã: thưởng trà, uống rượu,... một trong số đó là thú chơi chữ. Thú vui này được tái hiện trong "Chữ người tử tù" in trong tập "Vang bóng một thời".
Tác phẩm ban đầu có tên là "Dòng chữ cuối cùng" và được in trên "tạp chí Tao Đàn", khi xuất bản thành sách, Nguyễn Tuân mới đổi tên truyện ngắn thành "Chữ người tử tù". Chủ đề tác phẩm được Nguyễn Tuân đề cập là "Cái đẹp có thể sinh ra từ cái xấu, cái ác nhưng không thể sống chung với cái xấu, cái ác".
"Chữ người tử tù" kể về nhân vật Huấn Cao với những phẩm chất cao đẹp và tài năng đặc biệt. Ông Huấn có tài viết chữ rất đẹp. Vì chống lại triều đình, Huấn Cao bị giam ở nhà ngục tỉnh Sơn, tại đây, ông đã có cuộc gặp gỡ éo le với viên quản ngục. Khi viên quản ngục biệt đãi với Huấn Cao, ông tỏ ra khinh thường. Nhưng sau khi thấy được tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục, ông quyết định cho chữ. Vào buổi tối trước khi Huấn Cao bị xử tử, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xuất hiện. Người tử tù mang trên mình đầy xiềng xích đang viết ra những nét phóng khoáng trên nền lụa trắng còn viên quản ngục lại khúm núm, run rẩy chờ đợi. Sau khi viết xong, Huấn Cao khuyên viên quản ngục nên tìm một nơi yên bình sống để giữ gìn tấm lòng thanh cao, yêu cái đẹp. Cảm động trước lời nói của Huấn Cao, viên quản ngục đã cúi đầu lạy tạ người tử tù với sự biết ơn, trân trọng.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật được Nguyễn Tuân sử dụng một cách tài tình. Truyện ngắn đã khắc họa nhân vật Huấn Cao nổi bật lên với ý chí anh hùng, bất khuất, tài hoa, uyên bác, lương thiện. Ông cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản đối triều đình, khi bị bắt, ông vẫn giữ tư thế hiên ngang. Trong phần trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại đầu truyện, ta cũng có thể nhận thấy được tài năng của ông Huấn "Huấn Cao! Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ nhanh và rất đẹp đó không?". Tài năng của ông được nhiều người biết đến và ca tụng. Chữ của ông chỉ trao cho những "tấm lòng trong thiên hạ", ông không vì quyền lực, vàng bạc mà ép mình viết chữ "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ". Không chỉ có tài năng, Huấn Cao còn mang trong mình tấm lòng lương thiện, sau khi nhận thấy tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ "Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Qua nhân vật Huấn Cao, ta có thể nhận thấy quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân "cái đẹp đi liền với cái tâm".
Viên quản ngục cũng được khắc họa một cách ấn tượng trong tác phẩm. Ông là người ngay thẳng, yêu cái đẹp nhưng phải sống ở nơi đầy gian dối, tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh đó, viên quản ngục vẫn cố giữ sự trong sạch cho tâm hồn, ông mong muốn có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, hành động của viên quản ngục đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn ông "Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".".
Với tình huống truyện độc đáo, cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục đã để lại dấu ấn khó phai cho người đọc. Thủ pháp đối lập cũng là một điểm nhấn. Ta có thể nhận thấy sự đối lập về địa vị xã hội và bản tính của hai nhân vật: một người là tử tù với tài năng và khí phách hiên ngang, một người là viên quản ngục đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Tác phẩm còn làm nổi bật sự đối lập giữa cái đẹp với cái dơ bẩn, giữa ánh sáng và bóng tối trong cảnh cho chữ. Không gian cho chữ là một phòng giam tối tăm, đối lập với "tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ". Sự đối lập, đảo ngược vị thế của người tử tù và viên quản ngục: Người tù thì hiên ngang phóng những nét bút thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người, còn viên quản ngục lại khúm núm chờ đợi "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng". Bằng ngôn ngữ tinh tế, nhịp điệu câu văn chậm, truyện ngắn gợi lên cho người đọc không gian cổ xưa của một thời vang bóng. Ngôi kể thứ ba được sử dụng giúp người đọc có hình dung khái quát về hoàn cảnh, tính cách mỗi nhân vật.
Xuyên suốt tác phẩm, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin về sự tỏa sáng của cái đẹp ngay cả trong không gian tồn tại của cái xấu, cái ác. Qua "Chữ người tử tù", nhà văn muốn khẳng định sự tồn tại của cái đẹp trong cuộc sống, nó có thể cứu rỗi linh hồn và giúp người với người gần gũi, hiểu nhau hơn. Truyện ngắn đã đem lại cho chúng ta những ấn tượng khó quên.
4. Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của Sang thu
Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.
Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.
Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.
Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:
Sóng được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây màu hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnh: Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.
Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.
Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.
5. Đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đi san mặt đất
Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:
"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"
Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.
Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:
"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"
Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.
Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.
"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.
6. Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của Con cáo và chùm nho
Nhắc đến những câu chuyện ngụ ngôn nước ngoài, ta không thể bỏ qua truyện Con cáo và chùm nho của nhà văn nổi tiếng Hy Lạp Aesop. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện ngụ ngôn nước ngoài hay và đặc sắc về chủ đề cùng những hình thức nghệ thuật xuất sắc.
Truyện kể về con cáo vào một hôm xuống triền núi và thấy phía trước là một vườn nho căng tròn mọng nước khiến anh ta thèm thuồng tới mức nước bọt cứ trào ra. Vì thế, cáo đã tìm mọi cách để có thể chén được no nê những chùm nho đó. Nhưng thật không may mắn, từ cây cao đến cây thấp, cáo vẫn không thể nhảy đến chùm nho. Thậm chí, chùm thấp nhất khiến Cáo tự đắc rằng không gì có thể làm khó được nó cũng thất bại. Sau một hồi cố gắng, Cáo đành thở dài và cho rằng những chùm nho vỏ xanh kia chắc là chưa chín, vừa chua vừa chát, không ăn được. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.
Đọc Con cáo và chùm nho của nhà văn Hy Lạp Aesop, ta có thể dễ dàng nhìn ra rằng giá trị của truyện trước hết thể hiện qua chủ đề và bài học cuộc sống mà nó gửi gắm. Hình ảnh con cáo đã được tác giả hình tượng hóa để đề cập đến vấn đề về sự biện hộ và tự cao của cá nhân. Điều mà câu chuyện muốn cảnh tỉnh là đừng quá đề cao bản thân, mình phải tự biết khả năng của mình đang nằm ở vị trí hay con số nào; khi sai lầm hoặc thất bại, hãy tự biết nhận lỗi, rút ra bài học cho bản thân và đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bản chất là một truyện ngụ ngôn, Con cáo và chùm nho đã mượn câu chuyện về con vật để ám chỉ về lối sống của con người. Chủ đề của truyện mang tính chất khái quát bởi không chỉ đúng trong đất nước hay con người Hy Lạp – nơi nó được sinh ra, mà đó là lời nhắn nhủ, cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi người. Chúng ta đừng như con cáo kia, đừng cho mình là nhất bởi ngoài kia còn rất nhiều người giỏi hơn và khi thất bại cũng đừng đổ lỗi cho bất kì ai, bất kì điều gì; hãy phát huy điểm mạnh bạn đang có, khắc phục điểm yếu, từ thất bại rút ra những bài học kinh nghiệm để vươn tới thành công.
Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong Con cáo và chùm nho thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.
Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Thông thường, khi muốn thể hiện lối ứng xử, tính cách của nhân vật, tác giả truyện ngụ ngôn sẽ đặt nhân vật của mình vào những tình huống nhất định. Con cáo và chùm nho cũng không ngoại lệ, Aesop đã xây dựng tình huống về cuộc gặp gỡ giữa con cáo với những chùm nho căng mọng nước trong vườn và cách xử lí của nó để có được một bữa ăn no nê. Tình huống tuy khá đơn giản nhưng qua đó người đọc thấy được cách ứng xử của con cáo khi gặp khó khăn và chủ đề mà người kể chuyện muốn nói đến ở đầu truyện càng được làm sáng rõ.
Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng trong thể loại truyện ngụ ngôn. Cáo là biểu trưng cho những người luôn cho mình là nhất, mình luôn đúng trong mọi chuyện, nếu sai thì cũng chỉ do hoàn cảnh tác động, không dám chấp nhận sự thật về sự thất bại của bản thân. Chùm nho tượng trưng cho những yếu tố ngoại cảnh. Trong truyện, con cáo không với tới chùm nho nên đã tự nhủ nho còn xanh, chua và chát để biện hộ cho việc không hái được nho của mình, tức là do tác động của ngoại cảnh chứ không phải mình vô dụng.
Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua lời thoại. Trong Con cáo và chùm nho, tác giả đã để nhân vật tự độc thoại với chính mình và tính cách sẽ được bộc lộ qua từng câu chữ, lời nói đó. Khi thấy những chùm nho khác thấp hơn, Cáo đã tự đắc không có gì làm khó được mình nhưng kết quả vẫn là sự thất bại. Sau nhiều lần cố gắng, Cáo đã buông xuôi và nói: “Làm sao mình lại cứ phải ăn mấy chùm nho như này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được”. Từ đó ta thấy được Cáo là một người luôn tự đắc và chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chính những lời độc thoại đó càng làm nổi bật nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu của nhân vật.
Những phân tích ở trên đây cho thấy Con cáo và chùm nho là một truyện ngụ ngôn tiêu biểu trong kho tàng các sáng tác truyện của Aesop. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống thắng lợi tinh thần. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, lời thoại để nhân vật bộc lộ rõ nhất tính cách của mình để qua đó các bài học nhân sinh được lột tả.
Đọc câu chuyện này, dường như em cảm thấy có đôi lúc em cũng giống như con cáo kia và bây giờ mình cần phải thay đổi để xóa bỏ tính cách không tốt đó.
7. Viết bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Hương thầm
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt vào tác gải Phan Thị Thanh Nhàn và tác phẩm Hương Thầm.
- Giới thiệu nội dung cần cảm nhận: Thông qua hệ thống ngôn ngữ, hệ thống hình ảnh già sức gợi bài thơ đã miêu tả và tái hiện thành công tâm trạng ngại ngùng, bối rối, thẹn thùng của đôi trai gái khi tràng trai sắp phải lên đường ra trận.
2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:
* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)
- Chủ đề của bài thơ: thông qua hình ảnh của loài hoa giản dị, trắng trong tinh khiết, mang trong mình mùi thơm nhẹ nhàng thanh quý mà say đắm long người. Tác giả PTTN đã ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa, đây là thứ tình cảm mới chớm nở, còn sự ngại ngùng bẽn lẽn nhưng đọng lại trong long người đọc là sự trắng trong, thánh thiện đáng ngưỡng mộ của vể vẻ đẹp của những chàng trai, cô gái thời bấy giờ.
- Mạch cảm xúc của bài thơ chậm dãi, thự nhiên, nhẹ nhàng tựa như vẻ đẹp trắng trong và hương thơm dịu nhẹ của loài hoa bưởi. Bài thơ mở ra là hình ảnh khung cửa sổ hai nhà cuối phố, không hiểu vì sao không khép bao giờ. Hình ảnh thơ hé mở những liên tưởng thú vị về mối quan hệ đặc biệt của một đôi bạn học cùng lớp. Mạch cảm xúc tiếp tục được gợi mở thông qua một tình huống đặc biệt: Chàng trai phải ra trận, người con gái không dám bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình đành phải nhờ hương thơm của hoa bưởi để nói hộ tình yêu. Giây phút cuối cùng họ vẫn chọn cách lặng im … theo bước chân của chàng trai luôn là tình cảm, sự dõi theo của người ở lại, là mùi hương bưởi đắm say không thể nào quên.
- Chính sự ngập ngừng bối rối của anh và em đã làm nên thành công của bài thơ, bởi diễn biến tâm trạng này là chuỗi diễn biến tâm lý vô cùng hợp lý: nó vừa diễn tả vẻ đẹp thuần khiết của tình yêu, vừa diễn tả được vẻ đẹp tâm hồn của Anh và em của thế hệ trẻ VN thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thể khẳng định khong có những tình cảm trong sáng, thuần khiết đó, không có những con người mang tâm hồn đẹp như Anh và Em chúng ta sẽ không bao giờ có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay.
- Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là hình ảnh chum hoa bưởi, được cô gái giấu trong chiếc khăn tay để mang sang nhà hang xóm. Hình ảnh hoa bưởi là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và tình yêu của cô gái dành cho chàng trai..
- Hình ảnh: mắt chợt nhìn nhau rồi lại quay đi: dình ảnh chân thực, độc đáo diễn tả chính xác tâm trạng yêu đương buổi đàu của bao cặp tình nhân, Ánh mắt đó thể hiện sự bẽn lẽn, ngượng ngùng của buổi đầu rung động. Dù quay đi nhưng chắc chắn trong long họ đang rung lên những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ..
- Hình ảnh hương thầm thơm mãi bước người đi.. thể hiện tình cảm thuỷ chung và sự dõi theo của Em dành cho Anh, đây chính là nguồn động lực giúp cho nhận vật Anh có thể vững bước lên đường, cầm chắc tay súng bảo vệ đất nước, bảo về những người thân yêu nơi quê nhà.
- Điểm độc đáo của bài thơ chính là điểm nhìn của nhân vật trữ tình – Tac giả , chính nhà thơ là người đã thấu hiểu và miêu tả lại những cung bậc cảm xúc trong tình cảm của đôi trẻ. Câu chuyên tình yêu trong sáng cứ thế được kể lại một cách nhẹ nhàng, dung dị. Vấn vương trong long người đọc không chỉ là mùi hương hoa bưởi thoang thoảng đâu đây mà còn là sự lặng im không nói những điều đang giấu kín trong lòng .. một giấc mơ về một ngày mai với khung cửa sổ vẫn luôn mở …
* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.
- Sự phát triển của hình tượng chính :
+ Hình tượng xuyên suốt bài thơ chính là hương bưởi, trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, cảm nhận của Em, Anh hương bưởi lúc thì ngan ngát hương đưa, hoa bưởi thơm cho long bối rối, mùi hương đầm ấm thạnh tao, bay dịu nhẹ, thấm sâu vào lồng ngực, thơm mãi bước người đi. Mùi hương bưởi giống như sợi dây cảm xúc, giống như bà mối của tự nhiên gắn kết tình yêu cho đôi bạn trẻ. Chính vì vậy dù ngồi cạnh nhau, dù ánh mắt chợt nhàn nhau rồi lại quay đi, dù lăng im không nói điều gì .. thì Hương thầm vẫn theo mãi bước người đi mãi mãi không xa rời.
+ Nếu mùi hương hoa bưởi đã nói hộ tấm lòng người thiếu nữ, thì Hương thầm có thể coi là thay lời muốn nói của cả một thế hệ đã trải qua tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình nơi chiến trường. Không một lời yêu nào được ngỏ, không một lời hứa hẹn nào được trao. Chỉ có những câu hỏi không lời đáp để lại bao xao xuyến trong lòng người nghe.
- Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:
+ Bài thơ trữ tình có kết cấu giống như một câu truyện, với kết cấu mở bài thơ cứ làm vấn vương, lưu luyến mãi trong lòng người đọc
+ Nghệ thuật Ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.. được sử dụng linh hoạt trong bài thơ không chỉ àm tăng sức gợi hình gợi cảm mà trên hết còn làm cho hình tượng thơ trở nên cụ thể và chân thực hơn trong cảm nhận của người đọc..
* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh , nhưng đơn thuần chỉ là bài thơ viết về tình yêu đầu đời vô cùng thánh thiện và vô cùng trong sáng – Viết về điều này nhà Thế Lữ từng khẳng định: Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy. Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên.
- Bài thơ với kết thúc mở, để lại bao vân vương trong lòng người ra đi và người ở lại …một hi vọng tốt đẹp được nhen lên trong mỗi bước người đi vì trong mỗi bước hành quân của anh luôn có tình em theo cùng.
- Trước Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi đã xuất hiện trong ca dao và nhiều nhất là trong thơ Nguyễn Bính. Nhiều người vẫn thuộc câu ca “Trèo lên cây bưởi hái hoa” hay những dòng tươi thắm tả cảnh mùa xuân “Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng – Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng” (Nguyễn Bính). Nhưng phải đến Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi mới trở thành nhân vật chính trong một bài thơ.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
8. Viết bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cuối thu - Hàn Mặc tử
Cuối thu
Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?
( Hàn Mặc Tử - Trích trong Mật đắng)
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
+ HMT là gương mặt xuất sắc/tiêu biểu của phong trào thơ mới và văn học VN hiện đại
+ Thơ của thi sĩ giàu hình ảnh, cảm xúc; từ ngữ giản dị nhưng mang tính biểu cảm cao
+ Tác phẩm Cuối thu được in trong tập Mật đắng.
+ Đây Là bài thơ hay nhất, tiêu biểu cho phong cách thơ của thi sĩ HMT.
2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:
2.1. Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)
- Mạch cảm xúc bài thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh. Có thể thấy, nhân vật trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, vừa có những phút giây thoát li khỏi thực tại để trắc ẩn, ưu tư. Vì thế, giọng điệu bài thơ cũng được biến chuyển liên tục để phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khi thì tha thiết, say sưa khi thì bị ngưng lại, tạo sự lắng đọng trong cảm xúc.
- Cảm xúc về thiên nhiên và con người những ngày cuối thu từ những thứ trong sáng thuần khiết nhất đến những gì quái dị , u ám và buồn nhất
- Vói lời thơ nhẹ nhàng, tình tứ nhưng cũng đầy bí ẩn, thêm chút kinh dị, bài thơ đã mang lại cho người đọc sự tò mò và những cảm xúc khác nhau khi đọc bài thơ.
- Khung cảnh mùa thu được nhà thơ miêu tả thông qua hai hình tượng chính là hình tượng bầu trời và thiên nhiên.
2.2. Phân tích đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm
a. Khổ 1: Khổ thơ thứ 1 Câu thơ mở đầu bài thơ là câu thơ rất thú vị với câu hỏi tu từ đầy tính nghệ thuật. Bầu trời cuối thu trong xanh và cao rộng, trời mịn không một gợn mây được tác giả ví như tấm lụa được ai dệt và kéo căng. Liên tiếp ba câu thơ đầu sử dụng câu hỏi tu từ đã cho thấy sự tò mò của tác giả với thiên nhiên cuối thu. Quảng Hàn tượng trưng cho cung trăng. Nếu cuối thu, đàn chim sẽ phải bay về phương Nam tránh rét nhưng đây nó lại bay về Quảng Hàn lạnh lẽo như chính cài tên của nó. Điều đó không phải ngẫu nhiên mà nó chính là dụng ý của tác giả về việc phá vỡ mọi rào cản, trái với quy luật của tự nhiên. Hình ảnh quỷ dị, ma quái đã gắn liền với nhiều câu thơ trong thơ Hàn Mặc Tử. Câu thơ “Và ai gánh máu đi trên tuyết” đã cho thấy sự kinh dị đó với hai hình ảnh đối lập tuyết vào máu. Thường khi nhắc đến tuyết, người ta sẽ nghĩ đến ngay sự trong trắng tinh khiết và máu thì ngược lại. Hình ảnh “ai” gánh máu đi trên tuyết đã cho thấy sự đau khổ cả trong tinh thần và thể xác của người đó.
b. Khổ 2: Khổ thơ thứ 2 bằng cách diễn tả mây vẽ hằng hà, Hàn Mặc Tử đưa ra một hình ảnh mơ hồ, tượng trưng cho những dấu vết của thời gian và sự xa cách. Những vệt sa số lệ của mây biểu hiện sự chia ly và cô đơn tạo nên một cảm giác tương phản và đau đớn. Tác giả đặt câu hỏi : “Sao không tô điểm nên sương khói” để tạo ra một sự trầm tư và thất vọng. Sương khói được coi là biểu tượng của sự mờ mịt, không rõ rang và thất thường. Ông cho rằng tại sao không có những điểm nhấn, những điều đẹp đẽ để phần nào xoa dịu nỗi buồn và sự chập chờn trong tâm hồn mình. Với những từ ngữ đơn giản và tinh tế Hàn Mặc Tử tạo ra một khung cảnh tâm trạng và cảm xúc sâu sắc. Khổ thơ này thể hiện sự đau đớn và nỗi lưu luyeenscungx như những khát khao tìm kiếm ý nghĩa và sự bình yên trong cuộc sống.
c. Khổ 3 Cảm giác cô đơn lạnh lẽo từ khổ thơ hai lan tỏa và bao trùm sang toàn bộ khổ thơ thứ ba. Hàng loạt các từ ngữ lạnh, hững hờ, buồn, trơ vơ, mảnh khảnh, run cầm cập, gầy, xác xơ, héo, nấc, khô… xuất hiện đã làm nổi bật lên nỗi buồn cô đơn đó. Sự lạnh lùng, hững hờ, xơ xác của thiên nhiên đã bao trùm lên tâm trạng và cảm xúc của tác giả. Điềm báo về những cành cây mảnh khảnh, run cầm cập hay xơ xác của thiên nhiên cây cối cũng như điềm báo về chính con người về cái chết cận kề.
d. Khổ 4: Thu héo được tác giả dùng để miêu tả những hình ảnh thu cuối với những tiếng khô, không chỉ là của lá mà còn là trong lòng tác giả đã khô héo. Giữa những nỗi đau ấy, tư mọc xuất hiện như một điểm sáng. Một vì sao mọc trên trời là dấu hiệu của một người vừa qua đời cũng có thể là một vị thần giáng thế theo quan niệm của Hy Lạp. Khổ thơ trước nói về cái chết, khổ thơ này cũng vậy. Cái chết có thể là sự kết thúc cho cuộc đời cũng có thể là sự mở đầu cho cuộc đời mới. Vì sao mọc có thể là sự tái sinh cho người thơ. Tuy nhiên người đó chưa thấy xuất hiện và sự trinh bạch vẫn bị giam giữ dưới đáy mồ sâu trong lòng đất.
* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
Đề tài mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân nhưng nếu mùa thu trong thơ lưu Trọng Lư là hình ảnh “con nai vàng ; lá vàng” thơ ngây, man mác buồn thì" Cuối thu" của Hàn Mặc Tử lại là những ngày cuối thu từ những thứ trong sáng, thuần khiết nhất đến những gì quái dị, u ám và buồn nhất. Cả Lưu Trọng Lư và Hàn Mặc Tử đều sử dụng hình ảnh thơ gắn liền với các hình ảnh vùng quê mùa thu. Nhưng điều làm nên dấu ấn của "Cuối thu" chính là cách sử dụng ngôn từ giàu sức gợi, khắc họa nên mùa thu ở trạng thái mùa thu tàn tạ, héo hon trong tâm hồn thi sĩ.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định rằng "Thơ khởi phát từ trong lòng người ta". Quả thực không có những cảm xúc, những tâm sự sâu kín nén chặt, chất chứa trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thơ. Qua bài thơ “Cuối" ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà thơ HMT mà còn nghe được tiếng lòng, tiếng yêu cuộc sống, tiếng yêu quê hương, dân tộc của thi nhân. HMT xứng đáng là cây bút tài hoa, tiêu biểu của nền văn học VN hiện đại.
9. Viết bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài Thơ viết ở biển
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
- Tác giả Hữu Thỉnh:
+ Sinh năm 1942, tại Tam Dương, Vĩnh Phúc trong một gia đình nhà nho nghèo
+ Thuộc thế hệ nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
+ Thơ Hữu Thỉnh tinh tế, giàu suy tư trải nghiệm, với một giọng điệu riêng đa sắc thái và năng lực sử dụng ngôn từ độc đáo
- Bài thơ "Thơ viết ở biển" in trong tập "Thư mùa đông" của Hữu Thỉnh, xuất bản năm 1994
2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:
* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)
- Chủ đề: Bài thơ trên viết về tình yêu đôi lứa ngọt ngào da diết. Đây là một chủ đề quen thuộc đối với thể loại thơ trữ tình. Và việc khai thác chủ đề này theo một cách mới lạ đã làm nổi bật tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Hữu Thỉnh
- Mạch cảm xúc: Mạch cảm xúc của bài thơ tập trung miêu tả từng diễn biến tâm trạng tinh vi của nhân vật trữ tình: nhớ thương khôn nguôi đối với người mình yêu.
- Hình ảnh: Nhà thơ Hữu Thỉnh đã lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên, những thứ xa tầm đối với con người để diễn tả một chuyện tình không thể đến được với nhau mà chỉ có thể gửi gấm nỗi niềm của mình qua những hình ảnh đó.
- Điểm nhìn: Ở đây, ta nhìn thấy rõ nhất chính là điểm nhìn bên trong.
* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.
- Sự phát triển của hình tượng chính
Như vậy, khi cắt nghĩa và lý giải toàn bộ bài thơ dưới góc độ đặc trưng văn học, ta mơ hồ nhận ra cái nghĩa tình, ý niệm mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm: Tình yêu luôn đi liền với nỗi buồn, sự nhớ nhung da diết, cảm giác cô đơn, lẻ loi khi xa nhau và khi yêu ai cũng khát khao say đắm, hướng đến sự trọn vẹn, chung thủy sắc son. Chính những khoảnh khắc xa cách, nhớ nhung ấy mới càng làm trọn vẹn cung bậc cảm xúc của những người đang yêu, khiến cho con người ta trân trọng, hết lòng hơn vì tình yêu!
- Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:
"Biển" và "Cánh buồm" là hóa thân, là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho "Anh" và "Em". "Cánh buồm" giờ đây đã hóa thành linh hồn của "Biển", "Biển" tuy dài rộng, mênh mông vô cùng nhưng sẽ trơ trọi nếu không có "Cánh buồm" ra khơi cũng như "Anh" sẽ chẳng là gì cả nếu thiếu đi "Em". Thông qua hình ảnh "Biển" và "Cánh buồm" vừa đối lập lại vừa sóng đôi cùng nhau, nhà thơ đã gợi nhắc đến sự thủy chung, khát khao được gắn bó trong tình yêu, không thể xa rời nhau dù chỉ một chút.
* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
Sau hàng loạt những hình ảnh giàu mĩ cảm được đẩy đến tận cùng của cảm giác cô đơn và nổi buồn nhớ da diết, bài thơ khép lại bằng hai câu thơ với lối kết cấu câu nhân quả rất ấn tượng, thể hiện niềm khao khát cháy bỏng trong tình yêu và hạnh phúc. Nếu như Xuân Quỳnh mượn hình tượng con sóng để bày tỏ tình yêu mãnh liệt, nồng nàn dù có khó khăn cũng sẽ vượt qua để đến với nhau:
"Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở."
Thì Hữu Thỉnh cũng sử dụng hình tượng sóng để ẩn dụ cho một điều hiển nhiên trong tình yêu:
"Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em.."
"Sóng" giờ đây chẳng phải là thực thể vô tri vô giác mà nó đã chuyển hóa thành sóng lòng, là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người con trai khi yêu. Cuộc đời của một con sóng bắt đầu khi nó gợn lên và cũng kết thúc khi nó vỗ vào bờ, cứ tuần hoàn hữu hạn như vậy. Không có con sóng nào mà không vỗ vào bờ cả, đó là điều hiển nhiên. Đặt trong tương quan tình yêu cũng vậy, "Anh" sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có "em". Người đọc có thể nhận thấy có hai thứ sóng. Một là sóng của biển và một là sóng trong lòng. Sóng biển chỉ làm anh nghiêng ngả thân mình còn sóng trong lòng làm anh chao đảo cả tâm trí.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
Bài viết tham khảo
Xưa nay có muôn vàn bài thơ viết về tình yêu và nỗi nhớ. Có biết bao cái tên nổi trội giữa thi đàn cùng với những tuyệt tác viết về tình yêu: Nhà thơ chân quê Nguyễn Bính với "Tương tư", "Người hàng xóm"; nữ sĩ Xuân Quỳnh với "Sóng", "Thuyền và biển"; "Ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu cùng "Tương tư chiều", "Yêu" hay ta bắt gặp Lưu Quang Vũ có những bài thơ như "Và anh tồn tại", "Em - tình yêu những năm đau xót và hy vọng". Ở giữa giàn đồng ca thơ tình muôn điệu ấy ta nhận ra một Hữu Thỉnh nồng nàn, đôn hậu qua bài "Thơ viết ở biển". "Thơ viết ở biển" là một trong những bài thơ hay, đặc sắc nhất, tiêu biểu cho tập thơ "Thư mùa đông" (Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1995). Có rất nhiều hướng để tiếp cận một văn bản văn học mà ta có thể kể đến như tiếp nhận văn học từ góc độ tác giả, tiếp nhận văn học dưới góc độ đặc trưng văn học hoặc góc độ văn hóa, phân tích tác phẩm văn học theo phương pháp cấu trúc.. song, ở mỗi hướng tiếp cận và nghiên cứu, phân tích ta đều thấy có cái hay riêng của nó. Tiếp nhận tác phẩm "Thơ viết ở biển" dưới góc độ đặc trưng văn học, chúng ta có được cho mình cách lý giải hay, sáng tạo và lý thú về ý tứ bài thơ. Từ đó góp phần kiến tạo nên tác phẩm, khiến cho nó trở nên gần gũi hơn với hiện thực đời sống.
"Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em.."
(Thư mùa đông, 1994)
Bao trùm toàn bộ bài thơ là cảm giác cô đơn, nỗi nhớ mỏi mòn và niềm khát khao cháy bỏng hạnh phúc đến trong tình yêu đôi lứa với chủ thể trữ tình ở đây là nhân vật "Anh" và "Em", Hữu Thỉnh đã bắt đầu dòng cảm xúc bằng mệnh đề "Anh xa em" :
"Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn."
Biểu tượng mặt trời và mặt trăng mang rất nhiều ý nghĩa. Trước hết, nó biểu đạt cho sự cân bằng âm dương, mặt trời thuộc dương và mặt trăng thuộc âm. Biểu tượng này còn có ý nghĩa là ngày và đêm khi ánh trăng và mặt trời chiếu xuống trái đất. Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng "Mặt trăng" và "Mặt trời" trong bài thơ này cũng có ý biểu thị ý niệm về thời gian ngày và đêm, đồng thời hai thực thể ấy cũng tượng trưng cho nhân vật "Anh" và "Em". Nếu như mặt trời là anh thì trăng sẽ là em. Mặt trời và trăng vốn tạo hóa sinh ra đã lẻ, mặt trời lặn thì trăng mới ló lên, đó là hiện tượng tự nhiên vô cùng bình thường nhưng khi đi vào thơ Hữu Thỉnh, nó lại trở nên bất thường vô cùng. "Đừng ví nhau là mặt trăng với mặt trời/Anh và em mãi cứ là hai nửa" (Không là mặt trăng, mặt trời) Thế nhưng, cho dù ở giữa là một khoảng cách rất lớn, thì ánh sáng của mặt trăng và mặt trời vẫn phản chiếu lên nhau. Đó không chỉ là mối tương quan giữa hai thực thể mặt trời và trăng trong vũ trụ tự nhiên mà còn khiến ta liên tưởng đến bản chất của tình yêu: Anh và em xa cách nhau thì cũng lẻ loi như mặt trời và mặt trăng nhưng chính nỗi cô đơn đó càng làm trọn vẹn, thắm thiết hơn tình yêu. Hữu Thỉnh đã diễn tả sâu sắc nỗi cô đơn, lẻ loi nếu thiếu vắng đi nửa kia của đời mình.
Hai câu thơ tiếp theo bỗng chuyển mạch cảm xúc với cách ngắt nhịp 3/4, 3/5, con chữ bắt đầu dàn trải ra với giọng điệu vô cùng khắc khoải, nghẹn ngào như một lời tự bạch, lời giãi bày:
"Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn."
Biển và cánh buồm là thi liệu khá quen thuộc trong thơ ca truyền thống: "Cánh buồm bao quản gió xiêu/Ngàn trùng biển rộng, chín chiều ruột đau" (Ca dao) hay "Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa" (Truyện Kiều) "Biển" và "Cánh buồm" ở hai câu thơ đã tạo thành không gian mênh mang của biển cả. Biển là mẹ thiên nhiên vĩnh hằng, kì vĩ; cánh buồm giữa biển thì lại nhỏ bé đơn độc, nó cũng biểu trưng cho sự mong manh của kiếp người. Tách riêng hai câu thơ ấy ra thì ta chỉ thấy đơn thuần miêu tả sự cô đơn của biển cả khi vắng đi cánh buồm, còn khi hợp nhất lại thành một chỉnh thể thì ta lại liên tưởng đến nhân vật trữ tình "Anh" và "Em". "Biển" và "Cánh buồm" là hóa thân, là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho "Anh" và "Em". "Cánh buồm" giờ đây đã hóa thành linh hồn của "Biển", "Biển" tuy dài rộng, mênh mông vô cùng nhưng sẽ trơ trọi nếu không có "Cánh buồm" ra khơi cũng như "Anh" sẽ chẳng là gì cả nếu thiếu đi "Em". Thông qua hình ảnh "Biển" và "Cánh buồm" vừa đối lập lại vừa sóng đôi cùng nhau, nhà thơ đã gợi nhắc đến sự thủy chung, khát khao được gắn bó trong tình yêu, không thể xa rời nhau dù chỉ một chút.
Đọc "Thơ viết ở biển", ta cứ tưởng như đang nghe một bản nhạc du dương, từ tốn mà da diết. Giọng điệu thơ cũng day dứt, man mác nỗi buồn, nỗi nhớ sâu thẳm:
"Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím"
Hai câu thơ trên song song tương đồng với nhau cả về ngữ âm và nghĩa. Gérard Manley Hopkins khi còn là sinh viên cũng đã khám phá ra nguyên lý: "Tất cả thủ pháp của thi ca dựa trên nguyên tắc song song" (Toute forme d'artifice se réduit au principe du parallélisme) Nhà thơ đã xây dựng nên cặp hình ảnh tương đồng giữa "Gió" và "anh", giữa "đá núi" và "Em" cùng với tổ hợp từ rất lạ tạo nên những vần thơ bất hủ "Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím". Chúng ta dừng lại để suy tư, chiêm nghiệm về câu thơ ấy, để có thể cắt nghĩa cảm xúc của chủ thể trữ tình. Màu sắc là một phương diện của cái nhìn nghệ thuật trong văn chương, làm nên thế giới nghệ thuật của một nghệ sĩ. Những nghệ sĩ có phong cách thường có kiểu sử dụng màu sắc theo một cách riêng, làm nên nét dộc đáo của tác phẩm, của tác giả. Chữ "Tím" ở đây đã khiến cho câu thơ vừa mơ hồ, vừa đa nghĩa. Có lẽ "Nhuộm anh đến tím" ở đây là tím lòng, tím cả tâm hồn. Về phương diện hội họa, màu tím là sự pha trộn và hợp thành của màu xanh và màu đỏ. Tím là màu sắc thiên về các khía cạnh của nội tâm, tìm đến những ngõ ngách riêng tư của con người, diễn đạt những khung trời nhớ nhung, xa vắng, lẫn khuất đâu đó là những hoài niệm, hoài cảm về thời gian. Màu đã xuất hiện nơi nhiều bài thơ. Đoàn Phú Tứ có câu: "Màu thời gian không xanh / Màu thời gian tím ngát" (Màu thời gian) ; còn Anh Thơ, trong Chiều xuân thì viết "Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng/ Bên chòm xoan, hoa tím rụng tơi bời." Nhà thơ Tố Hữu, với bài thơ Hoa tím viết tặng Nguyễn Tuân lại có câu: "Thủy chung tình bạn chùm hoa tím." Đối chiếu tương quan giữa các bài thơ ấy, ta thấy được "Tím" ở đây đã không còn đơn thuần là một màu sắc mà nó còn mang ý niệm ẩn dụ cho cảm xúc, cho tâm tư tình cảm của chủ thể trữ tình. "Em đâu phải là chiều mà nhuộm anh đến tím", câu thơ ấy khắc khoải bật lên nỗi nhớ nhung, nỗi buồn man mác đang thường trực trong tâm trí nhân vật "Anh".
Sau hàng loạt những hình ảnh giàu mĩ cảm được đẩy đến tận cùng của cảm giác cô đơn và nổi buồn nhớ da diết, bài thơ khép lại bằng hai câu thơ với lối kết cấu câu nhân quả rất ấn tượng, thể hiện niềm khao khát cháy bỏng trong tình yêu và hạnh phúc. Nếu như Xuân Quỳnh mượn hình tượng con sóng để bày tỏ tình yêu mãnh liệt, nồng nàn dù có khó khăn cũng sẽ vượt qua để đến với nhau:
"Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở."
Thì Hữu Thỉnh cũng sử dụng hình tượng sóng để ẩn dụ cho một điều hiển nhiên trong tình yêu:
"Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em.."
"Sóng" giờ đây chẳng phải là thực thể vô tri vô giác mà nó đã chuyển hóa thành sóng lòng, là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người con trai khi yêu. Cuộc đời của một con sóng bắt đầu khi nó gợn lên và cũng kết thúc khi nó vỗ vào bờ, cứ tuần hoàn hữu hạn như vậy. Không có con sóng nào mà không vỗ vào bờ cả, đó là điều hiển nhiên. Đặt trong tương quan tình yêu cũng vậy, "Anh" sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có "em". Người đọc có thể nhận thấy có hai thứ sóng. Một là sóng của biển và một là sóng trong lòng. Sóng biển chỉ làm anh nghiêng ngả thân mình còn sóng trong lòng làm anh chao đảo cả tâm trí.
Nhìn vào tổng thể toàn bài thơ, ta có thể thấy được "Thơ viết ở biển" là một chỉnh thể gần như hoàn hảo. Cấu trúc toàn bài thơ như hình thù một con sóng với ba thơ mở đầu chỉ vỏn vẹn ba chữ, cảm xúc như được nén lại; chuyển sang năm câu thơ ở giữa thì dung lượng chữ tăng lên, tiết tấu trầm và chậm lại để phù hợp với lời tự bạch của chủ thể trữ tình;ở ba dòng thơ cuối dung lượng lại thu hẹp dần, giọng thơ lại ngắt quãng, ngắt nhịp "Vì sóng đã làm anh/Nghiên ngả/Vì em.."
Về hình ảnh thơ, các hình ảnh cũng có mối liên hệ lẫn nhau: Mặt trời, trăng, biển, cánh buồm, sóng, gió, núi đá. Mặt trời và trăng; biển và cánh buồm;núi đá và gió đều là những thực thể sóng đôi với nhau ngoài tự nhiên, tượng trưng cho "Anh" và "Em" vậy. Tất cả đều trở nên đơn độc, lẻ loi, mất đi ý nghĩa khi anh xa em. Cả bài thơ là một không gian rộng rãi nhưng bao trùm bởi màu sắc trầm buồn, một sự cô đơn, trống vắng đến mênh mang.
Như vậy, khi cắt nghĩa và lý giải toàn bộ bài thơ dưới góc độ đặc trưng văn học, ta mơ hồ nhận ra cái nghĩa tình, ý niệm mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm: Tình yêu luôn đi liền với nỗi buồn, sự nhớ nhung da diết, cảm giác cô đơn, lẻ loi khi xa nhau và khi yêu ai cũng khát khao say đắm, hướng đến sự trọn vẹn, chung thủy sắc son. Chính những khoảnh khắc xa cách, nhớ nhung ấy mới càng làm trọn vẹn cung bậc cảm xúc của những người đang yêu, khiến cho con người ta trân trọng, hết lòng hơn vì tình yêu!
Hegel từng quan niệm về thơ như sau: "Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc." Đọc "Thơ viết ở biển" của Hữu Thỉnh để tâm hồn mình có những giây phút lắng đọng, để chiêm nghiệm về triết lý tình yêu. Đó là một bài thơ hay, tinh tế nhưng cũng không kém phần chân thành, da diết đến từ hồn thơ vô cùng đôn hậu, nồng nàn tha thiết: Hữu Thỉnh.
10. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài Mưa xuân
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu chung về bài thơ
- Xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết: nội dung và hình ảnh trong bài thơ.
2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:
* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
- Nhan đề: Nhan đề bài thơ thể hiện sự rung cảm trọn vẹn trước làn mưa mơ hồ, huyền hoặc của mùa xuân cũng như đánh dấu một kỉ niệm khó phai. Kỉ niệm về những hạt mưa đầu xuân, về những cảm xúc luyến ái đầu đời, những mơ mộng chớm hé về cuộc hẹn đầu tiên.
- Nhân vật trữ tình: Nguyễn Binh đã nhập vai một cô gái thôn quê để kể về lần lỗi hẹn đầu tiên với một chàng trai trong hội chèo làng Đặng.
- Cảm xúc chủ đạo: Bài thơ là nỗi tủi phận, tủi duyên, là nỗi lỡ làng của cô gái dưới đêm mưa.
- Mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện qua diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: Ban đầu là háo hức, mê say, là “xăm xăm băng nẻo”, là “đánh đường tìm hoa”. Phần sau là lỡ dở, buồn thương, tủi phận…
* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.
- Bài thơ thể hiện diễn biến tâm trạng của cô gái thôn Đông lần đầu tiên hẹn hò tìm nhau với chàng trai thôn Đoài trong đem hát chèo của làng. Cô đã xốn xang chờ đợi, bươn bả đến nơi hẹn, đã hồi hộp bồn chồn ngóng tìm … Nhưng cuối cùng chàng trai kia quên mất lời hẹn. Cô gái một mình trở về dưới đêm mưa trong nỗi sầu tủi.
- Tâm trạng vui, háo hức, phấn chấn:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.”
Giữa cảnh sắc thiên nhiên hoa xoan tím nồng nàn, trong làn mưa xuân “phơi phới” bay, hội chèo làng Đặng đi qua ngõ, tiếng trống chèo ở thôn Đoài đã rung lên, cô thôn nữ bâng khuâng và xao xuyến. Hương sắc ấy, âm thanh ấy là hồn quê xứ sở thanh bình. Các từ ngữ: “phơi phới bay”, “lớp lớp rụng vơi đầy” là những nét xuân rất gợi cảm trong thơ Nguyễn Bính.
Cô gái dịu dàng, bâng khuâng trong mốì tình đầu ”giăng tơ”:
“Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng tay lại giữa thoi xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.”
Tâm hồn thiếu nữ như mặt nước ao xuân phẳng lặng, trong trẻo bỗng xao động khi bóng hình yêu thương của chàng trai bên làng chợt hiện ra, và tâm hồn khẽ nhắc: ”Em nghĩ đến anh”, “Thế nào anh ấy chẳng sang xem”. “Chiếc thoi xinh” ngừng lại giữa bàn tay thon nhỏ cũng như cảm nhận được và chia sẻ với tiếng lòng thiếu nữ.
Thi sĩ đã hóa thân vào cô gái để làm sống dậy cái hân hoan khi đèn lên, đêm xuống, cả cái cách xem mưa bằng ngửa lòng bàn tay thật chân quê. Nhất là những chấm mưa chấm xuống xuống làn da đầy mẫn cảm. Những chấm lạnh ấy đâu chỉ là tín hiệu của mưa nhẹ hạt. Nó còn như lời thì thầm mời mọc của mưa xuân.
“Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chả sang xem.”
Những chấm lạnh ấy lan truyền trở thành một khát khao thầm kín hơn là một đoạn chắc đến sự cả tin. “Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh/Thế nào anh ấy chẳng sang xem”. Bởi vì cũng là cái lạnh cả thôi nhưng cảm giác lạnh chốc nữa “Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh” thì lại nhắc đến cả sự lẻ loi, buồn nhớ.
Cô gái ra đi xem hội chèo với một niềm tin yêu phấn chấn đầy hăm hở:
“Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê”
“Thôi” cũng như ”hồi” là đơn vị chỉ thời gian ngắn, cách nói của dân quê. ”Thôi đê” trong câu thơ Nguyễn Bính chỉ một đoạn đê ngắn, con đường đi tới thôn Đoài. Đến thôn Đoài để nghe hát chèo và cái chính để tìm gặp người yêu. Con đường ấy có gì xa cách, đâu phải là ”đầu sông - cuối sông”, mà chỉ có một ”thôi đê” ngắn ngủi. Nhưng cô gái đợi chờ mãi mà chàng trai không đến.
- Tâm trạng buồn tủi, sầu thương:
“Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!”
Chàng trai lỗi hẹn hay đã thay lòng đổi dạ? Phải chăng niềm thương yêu, tin cậy và chung thuỷ của thiếu nữ đã bị chàng trai bội bạc phũ phàng? Hai tiếng “chờ mãi” như một tiếng thở dài mà không thể kìm nén. “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng” là một lời than thân, nghẹn ngào, nuối tiếc. Đâu chỉ “nhỡ nhàng!” trong một đêm hội xuân. Như một dự cảm trong lòng thôn nữ về sự “nhỡ nhàng” tình duyên cả một thời son trẻ: “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!”. Tiếng thở, lời than ấy vừa ngậm ngùi xót xa, vừa thể hiện tình yêu đối với cô gái hệ trọng biết nhường nào!
Ấy vậy mà cô gái cô gái dường như đã tha thứ cho tất cả, vấn khát khao đợi chờ đến xuân sau:
“Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày !
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ,
Để mẹ em rằng: hát tối nay?”
Từ cuộc đời và khung cửi, mọi chuyện chẳng thể còn như cũ. Thế giới bình yên đã mất. Có thể năm sau xuân đến, mưa xuân có về, thì chồi xuân nay làm sao còn có lại cái háo hức tinh khôi thần tiên ấy nữa. Điệp ngữ ”bao giờ” được láy lại trong hai câu hỏi tu từ khép lại bài thơ, đã thể hiện một tâm trạng đợi chờ, phấp phỏng với ít nhiều hi vọng.
- Bài thơ đậm chất dân gian trước hết bởi thế giới ngôn từ tái hiện rõ nét khung cảnh thôn quê qua những hình ảnh, chi tiết độc đáo.
Nét đặc sắc và độc đáo của bài thơ Mưa xuân là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Năm lần Nguyễn Bính nói đến mưa xuân, nhưng mỗi lần một vẻ, mang sắc thái biểu cảm vui, buồn khác nhau theo mạch thời gian và tâm trạng:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Mưa bụi nên em không ướt áo
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Ngôn từ của tác giả Lỡ bước sang ngang thật giàu có, sáng tạo và tinh luyện, đậm đà màu sắc đồng quê: thoi xinh / thoi ngà; khung cửi/ giường cửi; thôi đê / dải đê; Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn; Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy / Hoa xoan đã nát dưới chân giày;...
- Nhiều câu thơ tác giả nhập thân vào nhân vật, nên ngôn ngữ thể hiện rõ nét những cung bậc tâm trạng cô gái, bài thơ như lời tự tình của cô gái vậy.
* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
- “Mưa Xuân” của Nguyễn Bính là một bài thơ trữ tình, kể về câu chuyện tình yêu của một cô gái dệt lụa trong làng quê. Bài thơ dùng hình ảnh mưa xuân để thể hiện tâm trạng bối rối, khấp khởi, ngại ngùng và mong đợi của cô gái khi có một người đàn ông đến làng và gây ấn tượng với cô. Bài thơ có ngôn ngữ giản dị, giàu tính tượng hình, so sánh và ẩn dụ, tạo nên một bức tranh xuân đẹp mà cũng đầy tình cảm.
- “Mùa Xuân Chính” của Hàn Mặc Tử là một bài thơ lãng mạn, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân và niềm hạnh phúc của lứa đôi. Bài thơ dùng hình ảnh nắng xuân, hoa xoan, gió và thiên lý để miêu tả sự sống và sự tươi đẹp của thiên nhiên mùa xuân. Bài thơ cũng dùng hình ảnh tà áo biếc, tiếng thơ ngây và mắt trong để miêu tả sự duyên dáng, ngọt ngào và trong sáng của người yêu. Bài thơ có ngôn ngữ kết tinh, hồn hậu, tạo nên một bài ca xuân vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha
- Cả hai bài thơ “Mưa xuân” và “Mùa xuân chín” đều là những tác phẩm xuất sắc, nhưng có những cách nhìn và cảm nhận khác nhau về mùa xuân và tình yêu. “Mưa xuân” của Nguyễn Bính mang nét đẹp giản dị, thực tế, gần gũi của làng quê Việt Nam, còn “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử mang nét đẹp lãng mạn, lý tưởng, cao siêu của tâm hồn thi sĩ. Đó là những nét độc đáo và hấp dẫn của hai bài thơ, mà bạn có thể khám phá thêm khi đọc và cảm nhận chúng.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
- Bài thơ “Mưa xuân” đã thể hiện giá trị nhân bản sâu sắc, đó là niềm hi vọng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
- Bài thơ tiêu biểu cho những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Cùng với các bài thơ khác, “Mưa xuân” đã thổi vào thơ mới cái “Hồn quê” thật ấn tượng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong chuyên mục Ngữ văn 10 Cánh Diều - Lớp 10 thuộc mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật em trong bài thơ Khoảng trời, hố bom
Soạn bài Bản sắc là hành trang
Phân tích bài thơ Đất nước Nguyễn Đình Thi
Đoạn văn Đừng để người thân bị tổn thương vì sự vô tâm của bạn
Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Hê ra clet đi tìm táo vàng lớp 10
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây Cánh Diều
- Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Cánh Diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ các tác phẩm văn học lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục bài Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn nói lên suy nghĩ tình cảm của Đỗ Phủ đối với quê hương
- Cảnh thu trong hai câu đề và câu thực của bài Thu hứng có gì đặc biệt?
- Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành đoạn văn miêu tả
- Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
- Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
- Soạn Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 lớp 10 tập 1 Cánh Diều
- Soạn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh Diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
- Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
- Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
- Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
- Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước Cánh Diều
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
- Phân tích Mùa hoa mận lớp 10
- Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 79 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
- Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 tập 2 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá Phép mầu kì diệu của văn học
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 Cánh Diều
Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội trang 38
Phân tích Gương báu khuyên răn hay nhất
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình trang 48
Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
Đoạn văn miêu tả về trận chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
Soạn bài Đất nước Cánh Diều ngắn gọn nhất