Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình

Bài thơ Tự tình 2 để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) ghi lại điều đó. Đây là nội dung câu hỏi số 6 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Cánh Diều phân trả lời câu hỏi cuối bài sau khi đọc văn bản Tự tình 2 của tác giả Hồ Xuân Hương. Sau đây là một số gợi ý của Hoatieu giúp các em trả lời câu hỏi soạn bài Tự tình, mời các em cùng tham khảo.

Câu 6 trang 48 SGK Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Đoạn văn 8-10 dòng nêu cảm xúc ấn tượng của em về bài Tự tình

Nêu cảm xúc ấn tượng của em về bài thơ Tự tình - mẫu 1

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình 2” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Qua đó, ta cũng thấy được bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Nêu cảm xúc ấn tượng của em về bài thơ Tự tình - mẫu 2

Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.

Nêu cảm xúc ấn tượng của em về bài thơ Tự tình - mẫu 3

Bài thơ Tự tình (II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Điều em đặc biệt ấn tượng trong bài thơ này đó là cách sử dụng ngôn từ và những hình ảnh mang đậm dấu ấn cá nhân. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt. Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/ đâm toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương. Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi (trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy hòn,…) để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.080
0 Bình luận
Sắp xếp theo