Soạn bài Bản sắc là hành trang

Soạn bài Bản sắc là hành trang - Bản sắc là hành trang là một văn bản nghị luận của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng nêu lên vấn đề bản sắc văn hóa trong thời kì hội nhập đồng thời nêu lên thông điệp “hòa nhập chứ không hòa tan”. Sau đây là gợi ý soạn Ngữ văn 10 Cánh Diều bài Bản sắc là hành trang của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng giúp các em có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi trang 93-96 SGK.

Soạn Bản sắc là hành trang ngắn nhất

Soạn Bản sắc là hành trang ngắn nhất

Đọc hiểu Bản sắc là hành trang

Câu 1. Tỷ lệ các con số nói lên điều gì?

Tỉ lệ con số 80 triệu người với 6000 triệu người chênh lệch nhiều, cho thấy sự khó nhận biết bản sắc của cá nhân trong tập thể, từ đó đặt ra vấn đề: làm thế nào để không bị hoà lẫn về bản sắc dân tộc với thế giới.

Câu 2. Câu nào nêu cách hiểu khái quát về bản sắc dân tộc? Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng gì?

- Câu nêu cách hiểu khái quát: Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.

- Tác dụng của những câu còn lại: Bổ xung dẫn chứng cho câu chủ đề.

Câu 3. Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch - xớt và cây ô liu để nói về điều gì?

- Chiếc xe Lếch - xớt tượng trưng cho những gì hiện đại, tượng trung cho sự phát triển và toàn cầu hóa.

- Cây ô liu tượng trưng cho sự truyền thống, cho bản sắc văn hóa.

Câu 4. Hai đoạn cuối phần 2 khẳng định thêm điều gì về bản sắc văn hóa?

- Bản sắc văn hóa là một lợi thế cạnh tranh.

- Bản sắc văn hóa có thể bổ xung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ.

Câu 5. Kết bài, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Tác giả nhấn mạnh: Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động mà còn là bản năng tồn tại của mỗi chúng ta.

Câu 1 trang 93 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Em hiểu như thế nào về nhan đề Bản sắc là hành trang? Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập?

Trả lời

- Nhan đề Bản sắc là hành trang mang ý nghĩa: Bản sắc là nét riêng, nét độc đáo trong văn hóa của mỗi quốc gia hay cá nhân nào đó. Cũng chính vì vậy, bản sắc ấy sẽ là nền móng để nước ta bước ra thế giới, hội nhập và phát triển.

- Nhan đề ấy cho em biết vấn đề mà tác giả đang bàn luận chính là gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập.

- Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Khi mà những giá trị, bản sắc truyền thống đang có nguy cơ bị mai một thậm chí bị thay thế hoàn toàn.

Câu 2 trang 93 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Phần 1

Làm thế nào để hòa nhập mà không bị hòa tan.

Phần 2

Tầm quan trọng của bản sắc và việc giữ gìn bản sắc trong quá trình hội nhập.

Phần 3

Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc cũng như hành động của mỗi chúng ta.

Câu 3 trang 93 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Phân tích những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang. Em có thể bổ sung những biểu hiện nào khác của bản sắc dân tộc.

Trả lời

- Biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam

+ Tiếng Việt

+ Thành tựu văn hoá: trống đồng, tượng chùa Tây Phương, kho tàng dân ca, kho tàng văn học nghệ thuật,...

- Bổ sung

+ Di tích lịch sử

+ Truyền thống văn hoá, làng nghề

+ Phong tục tập quán

+ Kiến trúc

Câu 4 trang 93 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Phân tích mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống, cái riêng và cái chung được tác giả nêu lên qua ví dụ về chiếc xe Lếch - xớt và cây ô liu

Trả lời

- Chiếc xe Lếch - xớt đại diện cho sự hiện đại và toàn cầu hóa.

- Cây ô liu đại diện cho bản sắc và truyền thống.

→ Nếu sự toàn cầu hóa ngày càng phát triển (cái chung) thì bản sắc (cái riêng) sẽ bị giảm bớt đi. Tuy nhiên, hai điều này không nhất thiết phải xung đột và triệt tiêu nhau mà vẫn có thể tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Câu 5 trang 93 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Tác giả có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hóa? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện thái độ ấy.

Trả lời

- Thái độ của tác giả: Đánh giá khách quan, nhìn nhận bao quát.

- Một số câu văn, đoạn văn:

+ Chiếc xe Lếch - xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch - xớt.

+ Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta sẽ rất khó phát triển.

+ Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hóa Việt.

Câu 6 trang 93 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Em hiểu thế nào về câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.”? Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì với cá nhân em?

Trả lời

“Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta”. Quả đúng là như vậy! Mỗi con người được sinh ra là một cá thể độc lập, chúng ta không phải là những cỗ máy được sản xuất hàng loạt. Vì vậy, việc chứng tỏ vè thể hiện giá trị, bản sắc riêng giúp chúng ta khẳng định mình, được mọi người tôn trọng. Đó không chỉ là phương châm mà còn là bản năng vì đánh mất đi bản sắc cũng chính là đánh mất chính mình. Qua đó, tác giả nhắc nhở bạn đọc cần biết gìn giữ bản sắc cá nhân cũng như bản sắc văn hoá dân tộc, hài hoà trong mối quan hệ với tập thể, xã hội. Đối với dân tộc Việt Nam ta, bản sắc chính là cái làm nên lòng tự tôn của một dân tộc có hàng ngàn năm tuổi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong chuyên mục Ngữ văn 10 Cánh Diều - Lớp 10 thuộc mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 923
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm