Soạn bài Gương báu khuyên răn

Gương báu khuyên răn (Bảo kính cảnh giới) là bài thơ số 43 của tập thơ “Quốc âm thi tập” nổi tiếng của tác giả Nguyễn Trãi. Trong chương trình ngữ văn mới Gương báu khuyên răn đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 2 bộ sách Cánh Diều. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Gương báu khuyên răn giúp các em tìm hiểu trước nội dung của tác phẩm.

Thực hành đọc hiểu trang 18 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Thực hành đọc hiểu trang 18 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Đọc hiểu Gương báu khuyên răn

Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc; hương vị, âm thanh trong bài thơ.

Trả lời:

- Số chữ trong các câu: câu đầu và cuối (6 chữ), các câu còn lại (7 chữ).

- Những từ thuần Việt: mùi hương, hóng mát, lao xao, chợ cá.

- Động từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn.

- Từ chỉ màu sắc: hòe lục, thạch lựu..đỏ, hồng liên trì.

- Từ chỉ hương vị: mùi hương.

- Từ chỉ âm thanh: dắng dỏi, lao xao

Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

Trả lời:

Tiếng đàn Ngu cầm có mối liên hệ chặt chẽ, thể hiện được mong ước của Nguyễn Trãi: muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.

Trả lời câu hỏi trang 19 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

1. Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43)

Trả lời

- Nhan đề: “Gương báu khuyên răn” là gương soi, lời răn, không phải để nói với riêng mình.

- Nội dung chính: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên cũng như tâm hồn nhạy cảm yêu đời, yêu người một lòng vì quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi.

2. Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ

Trả lời

Các gam màu được sử dụng đều là những gam màu nóng (xanh của hoè, đỏ của thạch lựu, hồng của sen), kết hợp với âm thanh “lao xao” của chợ cá, “dắng dỏi” của ve đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ, tràn đầy sức sống, tươi sáng cùng nhịp sống sôi động của con người.

3. Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa cảnh và tình là mối quan hệ gắn bó, gần gũi, tác động lẫn nhau:

+ Cảnh: rộn ràng, tươi vui, ngập tràn sức sống

+ Tình: Những con người chất phác, bình dị

Tạo nên sự hài hòa, gắn bó, tha thiết

4. Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu hơn về điều đó?

Trả lời:

Tâm trạng băn khoăn, lo lắng và khát khao đem đến một cuộc sống ấm no, sung túc, đủ đầy cho dân tộc:

“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Về cuộc đời, Nguyễn Trãi đã dành cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Ngay cả khi đã rút về ở ẩn, nhà thơ vẫn dành một tình cảm sâu đậm đối với đất nước.

Một số cách trả lời khác Gương báu khuyên răn đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì

5. Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó?

Trả lời:

Điểm khác biệt: Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43) của Nguyễn Trãi kết thúc bằng một câu thơ lục ngôn (6 chữ, trong khi các câu khác 7 chữ). Cách sử dụng đó đã góp phần phá cách thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và thể hiện sự dồn nén trong cảm xúc của Nguyễn Trãi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.604
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm