Đoạn văn cảm nhận về nhân vật em trong bài thơ Khoảng trời, hố bom

Từ hai dòng thơ: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng", hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ. Đây là nội dung câu hỏi số 10 trang 90 SGK Ngữ văn 10 tập 2 bộ Cánh Diều bài Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Sau đây là một số mẫu đoạn văn cảm nhận Gương mặt em, bạn bè tôi không biết hay và ý nghĩa, mời các bạn cùng tham khảo.

Câu 10 trang 90 SGk Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Từ hai dòng thơ " Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng", em càng thấu hiểu rõ hơn về sự hi sinh thầm lặng ấy, không chỉ là "em", mà nó còn đại diện cho cả thế hệ các cô gái anh dũng dám đứng lên, ra đi bảo vệ đất nước. Cái chết đấy thiêng liêng, nhưng cũng hết sức giản dị. "Mối người có gương mặt em riêng", em như là hình tượng lý tưởng cao cả mà mọi người noi theo. Trong cái nhìn thấm đầy cảm xúc, hình ảnh của "em" trở nên sâu thẳm thiêng liêng và sức ám ảnh. Đọc xong, ta cảm thấy cô gái ấy dường như vẫn còn mãi, và sẽ là động lực tiếp sức cho những đồng đội khác bước tiếp con đường chiến đầu đầy gian khổ đó.

Cảm nhận về nhân vật em trong bài thơ Khoảng trời, hố bom

Con người Việt Nam là những con người anh dũng , bất khuất , kiên trung. Ngay cả những cô gái thanh niên xung phong với vẻ ngoài mảnh mai, yếu ớt nhưng chí hướng của những người con gái ấy thì không hề nhỏ bé. Họ sẵn sàng đi trước mở đường, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự tự do , độc lập cho dân tộc. Người Việt Nam không bao giờ chịu bé nhỏ , chịu cúi đầu trước khó khăn , gian khổ. Càng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt , khó khăn , người dân ta càng kiên cường, thông minh và can đảm. Đó chính là một trong những phẩm chất đáng khen ngợi ở con người Việt Nam. Chính điều này đã làm nên chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân tộc và mang lại tự do , độc lập cho nước nhà.

Cảm nhận Gương mặt em, bạn bè tôi không biết

Qua hai dòng thơ “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/Nên mỗi người có gương mặt em riêng” trong bài “Khoảng trời, hố bom”, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh nhân vật “em”. Có thể hiểu rằng, tác giả khắc họa nhân vật “em” không chỉ một người con gái cụ thể, mà đại diện cho cả một thế hệ – những cô gái thanh niên xung phong. Họ là những con người nhỏ bé, vô danh nhưng lại thật dũng cảm, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. “Em” đã trở thành hình tượng lí tưởng, thiêng liêng nhưng cũng thật giản dị.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong chuyên mục Ngữ văn 10 Cánh Diều - Lớp 10 thuộc mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 599
0 Bình luận
Sắp xếp theo