Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều trang 49

Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều - Bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của tác giả Nguyễn Khuyến đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ sách Cánh Diều theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Câu cá mùa thu lớp 10 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trang 49, 50 sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều.

Soạn bài Câu cá mùa thu ngắn nhất

Soạn bài Câu cá mùa thu ngắn nhất

1. Chuẩn bị đọc văn bản Câu cá mùa thu

- Câu cá mùa thu (Thu điếu) cùng với Vịnh mùa thu (Thu vịnh) và Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) là chùm thơ thu chữ Nôm rất nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909):

Hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại là xã Hoàng Xá (nay thuộc Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
Năm 1864, ông đỗ đầu trong kỳ thi Hương. Nhưng mấy kì thi sau lại trượt, cho đến năm 1871, ông mới đỗ đầu cả kỳ thi Hội và thi Đình. Ông được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (do đỗ đầu cả ba kỳ thi).

Tuy vậy, ông chỉ làm quan có hơn mười năm, còn lại cuộc đời đều sống thanh bạch bằng nghề dạy học tại quê nhà. Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân.
Sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với hơn 800 bài gồm nhiều thể loại: thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

Thơ ông thường viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước, bạn bè, gia đình; phản ánh cuộc sống của những con người thuần hậu, chất phác; châm biếm đả kích bọn thực dân xâm lược…
Một số tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng. Trong đó, chùm thơ về mùa thu của ông là đặc sắc nhất, bao gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

2. Đọc hiểu bài Câu cá mùa thu

Câu 1. Chú ý cách gieo vần và sử dụng từ láy, từ chỉ màu sắc và âm thanh.

Cách gieo vần: vần chân (eo - teo - vèo - teo - bèo)

Cách sử dụng từ láy giàu sức gợi hình: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng,

Từ chỉ màu sắc: trong veo, sóng biếc, làng vàng, xanh ngắt; âm thanh: vèo.

Câu 2. Những câu thơ nào diễn tả trạng thái tĩnh và động của cảnh vật?

Những câu thơ nào diễn tả trạng thái tĩnh: ao thu lạnh lẽo, khách vắng teo

Những câu thơ nào diễn tả trạng thái động: sóng biếc theo làn hơi gợn tí, lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, cá đâu đớp động dưới chân bèo.

3. Trả lời câu hỏi cuối văn bản Câu cá mùa thu

Câu 1. Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Câu cá mùa thu. Xác định bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Hoàn cảnh sáng tác

+ Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

+ Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

Câu 2. Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ.

+ Điểm nhìn của tác giả từ chiếc thuyền câu. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ không gian ao làng bên trong thu mở rộng thành không gian mùa thu…

→ Cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động

- Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

+ Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".

+ Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"

+ Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

+ Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”.

→ Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ

→ Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt

Câu 3. Em có nhận xét gì về không gian được khắc họa trong bài thơ? Không gian ấy có liến quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của một nhà nho ẩn dật như Nguyễn Khuyến?

Trả lời:

Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn:

- Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.

- Không gian ấy phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc, cô quạnh của tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Trãi.

Câu 4. Qua bài thơ Thu điếu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước.

Trả lời:

Qua bài thơ ta thấy Nguyễn Khuyến là người vô cùng yêu thiên nhiên, sống hào mình với thiên nhiên, một con người yêu nước thầm kín, tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc.

Câu 5. Tìm đọc hai bài Thu vịnh và Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, từ đó, chỉ ra một số nét chung của chùm thơ và nét riêng của mỗi bài.

Trả lời:

Điểm giống nhau

- Đều tả cảnh thu. Bút pháp của Nguyễn Khuyến đạt tới sự thống nhất cao ở cả ba bài thơ thu, đều thể hiện sự gắn bó với quê hương làng cảnh.

- Đều thể hiện tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình.

- Cách sử dụng tiếng Việt đạt tới trình độ tinh tế tài hoa.

Điểm khác nhau

- Ở điểm nhìn thu của nhân vật trữ tình.

- Thu ẩm (Uống rượu mùa thu), Thu điếu (Câu cá mùa thu). Thu vịnh (Mùa thu làm thơ)

Câu 6. Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8-10 dòng).

Trả lời:

Khung cảnh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ thật đẹp. Ao thu có chút se lạnh nước trong ao thì trong vắt. Điểm giữa ao là chiếc thuyền câu nhỏ bé. Làn sóng nước nhấp nhô từng đợt li ti, tạo cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng trôi. Những chiếc lá vàng trên cảnh thổi bị những cơn gió thu nhẹ nhàng thổi bay trên bầu trời cao rộng. Trên trời tầng mây lơ lửng, xanh ngắt, mát mẻ và dịu dàng. Không gian yên tĩnh, lặng lẽ chỉ có những âm thanh nhỏ bé như tiếng cá đớp động. Hình ảnh người thi sĩ ôm cần thả hồn mình vào không gian đó như điểm nhấn nổi bật cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.728
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm