Nhan đề và nội dung chính của bài Gương báu khuyên răn

Tìm hiểu về nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn

Gương báu khuyên răn là một bài thơ nổi tiếng nằm trong tập Quốc âm thi tập của tác giả Nguyễn Trãi. Tác phẩm đã được giới thiệu đến các em học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 2 bộ sách Cánh Diều. Vậy nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn là gì? Mời các em cùng theo dõi nội dung sau đây để nắm được ý nghĩa nhan đề và nội dung chính của bài thơ Bảo kính cảnh giới.

Bảo kính cảnh giới là bài thơ thất ngôn xen lục ngôn miêu tả bức tranh thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp bình dị nơi làng quê thôn dã. Bài thơ cũng là khát vọng của tác giả về một cuộc sống no đủ, bình yên cho mọi người dân ở khắp mọi nơi.

Câu 1 trang 20 SGK Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Tìm hiểu về nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn

Ý nghĩa nhan đề bài Gương báu khuyên răn:

Mẫu 1

Gương báu khuyên răn là chiếc gương quý giá dùng để tự soi chính mình, để khuyên răn bản thân, giữ được phẩm chất trong sạch và khắc phục thiếu sót, cũng như truyền lại cho con cháu đời sau học tập.

Mẫu 2

Gương báu khuyên răn là chùm thơ chủ yếu là giáo huấn và chứa đựng nhiều trăn trở, suy tư về thế sự.

Nội dung bài Gương báu khuyên răn

Mẫu 1

Nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn thể hiện cảnh ngày hè tươi đẹp, tình yêu thiên nhiên, đất nước, khát khao mong muốn dân chúng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Qua đó rút ra bài học nhận thức cho chính mình về trách nhiệm đối với vận mệnh đất nước.

Mẫu 2

+ Ghi lại những khoảnh khắc thư nhàn khi tác giả lánh xa chốn quan trường, hòa mình vào thiên nhiên và nhịp sống bình dị, bình yên nơi thôn dã.

+ Thể hiện tư tưởng, nhân cách của một bậc lương thần chưa bao giờ nguôi nỗi lo dân, nước; phản chiếu những vẻ đẹp phong phú của một tâm hồn nghệ sĩ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 5.721
0 Bình luận
Sắp xếp theo