Giải thích ý nghĩa của những điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Pro-mê-tê bị xiềng

Ý nghĩa của những điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Pro-mê-tê bị xiềng

Giải thích ý nghĩa của những điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Pro-mê-tê bị xiềng. Đây là nội dung câu hỏi số 6 trang 18 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều. Sau đây là một số gợi ý của Hoatieu giúp các em học sinh trả lời câu hỏi trên đây để hoàn thành tốt phần soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng.

Câu hỏi số 6 trang 18 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Câu hỏi: Từ đoạn trích trên, em hãy giải thích ý nghĩa của những điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Pro-mê-tê bị xiềng.

Gợi ý 1:

- Ý nghĩa của điển tích Ăng-tê và Đất Mẹ: biểu tượng cho tình cảm mẹ con thiêng liêng, cao quý

- Ý nghĩa của điển tích Pro-mê-tê bị xiềng: Thần Prô-mê-tê là một biểu tượng văn hóa của loài người. Hình ảnh thần Prô-mê-tê bị xiềng cho thấy gánh nặng, rào cản phát triển của văn minh nhân loại.

Gợi ý 2:

- Ý nghĩa của điển tích Ăng-tê và Đất Mẹ: thể hiện sự gắn kết của thiên nhiên, của vạn vật với đất - đất nuôi dưỡng vạn vật. Hay chính cũng là biểu tượng cho tình cảm mẹ con thiêng liêng, cao quý, mẹ luôn ở bên cạnh và tiếp thêm sức mạnh cho con trên những hành trình dài đầy gian nan thử thách.

- Ý nghĩa của điển tích Pro-mê-tê bị xiềng: Prômêtê bị xiềng cho ta thấy được một sức mạnh, một sự hiên ngang, một niềm tin, một ý chí chiến đấu không đầu hàng của người anh hùng Prômêtê dẫu bị xiềng xích, bị diều hâu hằng ngày đến moi gan, chịu bao nhiêu là cực hình của Dớt nhưng vẫn không chịu khuất phục. Đây cũng chính là lời khẳng định rằng cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Chỉ cần con người có ý chí niềm tin và hy vọng thì bạo tàn sẽ chỉ là sự thất bại trước sức mạnh của công lý mà thôi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 3.836
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm