Đọc hiểu Chốn quê (3 đề)

Đọc hiểu Chốn quê - Bài thơ Chốn quê của tác giả Nguyễn Khuyến là một bức tranh hiện thực về sự khốn khó của người nông dân nghèo dưới thời quan Tây. Bằng những lời văn hóm hỉnh tác giả đã thể hiện sự bất mãn hiện thực một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn sâu cay. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số câu hỏi đọc hiểu bài thơ Chốn quê giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nội dung cũng như phương thức biểu đạt của tác phẩm.

Chốn quê của Nguyễn Khuyến là một bài thơ mang sắc thái rất riêng khi viết về đề tài cuộc sống khốn khó của người nông dân trước cách mạng tháng. Sự khốn khó, đói nghèo của người dân được tác giả miêu tả một cách chân thực, nhẹ nhàng nhưng vẫn vô cùng sâu cay thâm thúy. Với những lời thơ giản dị quen thuộc, bài thơ đã mở ra một không khí của chốn làng quê, tuy đói nghèo nhưng vẫn không túng quẫn.

Đọc hiểu bài thơ Chốn quê - Nguyễn Khuyến

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản:

Chốn quê

Năm nay cày cấy vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Tần tiện thế mà không khá nhỉ?

Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho.

(Thơ Nôm Đường luật, NXB Giáo dục, 1997)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Năm nay cày cấy vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép đối trong hai dòng thơ in đậm.

Câu 4. Nhận xét về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến dành cho người nông dân.

Trả lời

1

Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng Thất ngôn bát cú Đường luật: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời thể thơ Đường luật: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời thể thơ Đường không cho điểm.

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời không cho điểm.

2

Hai dòng thơ diễn tả hiện thực cuộc sống của người nông dân dưới thời quan Tây: mất mùa, đói khổ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh có cách diễn dạt tương đương đạt điểm tối đa.

3

- Biện pháp tu từ đối: Phần thuế quan Tây/phần trả nợ, Nửa công đứa ở/nửa thuê bò

- Tác dụng

+ Nhấn mạnh những khó khăn, nỗi khổ cực, vất vả của người nông dân phải đối mặt như tô thuế, công nợ.

+ Giúp cho câu thơ cân xứng, tăng hiệu quả diễn đạt.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh có cách diễn dạt tương đương đạt điểm tối đa

4

Tấm lòng nhà thơ với người nông dân:

- Đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với những người dân trong xã hội cũ.

- Bất bình với xã hội gây ra cuộc sống đói nghèo, khổ cực của họ.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng mỗi ý được: 0,25 điểm

- HS trả lời các nội dung bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

Đọc hiểu văn bản Chốn quê - đề 1

Đọc hiểu văn bản Chốn quê

CHỐN QUÊ (Nguyễn Khuyến)

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

(Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Những khó khăn của người nông dân được tác giả nói đến trong văn bản?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả sử dụng trong đoạn văn bản sau mấy năm làm ruộng vẫn chân thua chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa phần thuế quan tây, phần trả nợ, nửa công đứa ở, nửa thuê bò

Câu 4. Hãy cho biết nỗi niềm của tác giả thể hiện qua văn bản?

Trả lời

Câu 1: Thể thơ: 7 chữ

Câu 2: Những khó khăn của người dân: Mất mùa, Thuế cao, Không đủ ăn

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng:

Điệp ngữ: "Phần..."; "mất"

Hiệu quả: Nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của những người dân luôn bị áp bức bởi tô thuế.

Câu 4: Qua đó cho ta thấy sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với nhữn người dân tội nghiệp đó. Đồng thời đó cũng là tiếng lòng cất lên lên án xã hôi phong kiến bất công luôn chà đạp lên quyền sống con người.

Đọc hiểu văn bản Chốn quê - đề 2

Đọc bài thơ

CHỐN QUÊ (Nguyễn Khuyến)

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

(Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Hình ảnh người nông dân hiện lên qua từ ngữ và hình ảnh nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Câu 4. Trình bày nội dung của bài thơ.

Trả lời

1, Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật.

2, Hình ảnh người nông dân được hiện lên qua từ ngữ và hình ảnh: làm ruộng, chân thua, thuế quan Tây, trả nợ, nửa công đứa ở, nửa thuê bò, sớm trưa dưa muối, chợ búa trầu chè chẳng dám mua, cần kiệm, không khá, đường lo

3,

Hai câu thơ này diễn tả những khó khăn, vất vả mà người nông dân phải đối mặt trong những năm tháng làm lụng. Dù cho có làm ruộng mà họ vẫn nghèo túng, chẳng ăn thua, lại còn phải đối mặt với mất mùa, đói kém.

4,

Nội dung của bài thơ là sự cực nhọc, vất vả, lo toan bộn bè, đói kém của người nông dân quanh năm làm lụng vất vả cũng như sự đồng cảm của tác giả đối với người dân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
52 89.327
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Huế Nguyễn
    Huế Nguyễn

    hay lắm 😁😁😁<3 *_* (:

    Thích Phản hồi 06/08/23
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm