Đoạn văn 8 -10 dòng nêu nhận xét về nhân vật Thị Mầu

Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này. Đây là nội dung câu hỏi số 4 trang 79 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Cánh Diều. Sau đây là một số mẫu đoạn văn nhận xét về nhân vật Thị Mầu hay và chi tiết Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo và chuẩn bị soạn bài Thị Mầu lên chùa thật tốt trước khi học nhé.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Câu 4 trang 79 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều

Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào?

Câu hỏi. Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.

Nhận xét về nhân vật Thị Mầu - mẫu 1

Thị Mầu là người con gái không giống với những cô gái khác trong xã hội xưa, một người con gái cá tính. Việc làm của Thị Mầu dù đúng hay sai cũng thể hiện khao khát của bao người phụ nữ khác ở xã hội xưa hay ở bất kì thời đại nào.

Nhân vật Thị Mầu đáng thương hơn đáng trách, có khi còn quá xót xa, thông cảm cho nhân vật này. Thị Mầu dám sống, dám yêu và dám làm những việc chống lại xiềng xích của chế độ cũ, không cho phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Thị Mầu là con gái phú ông, là người có nhiều tính xấu những số phận cugx giống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát.

Nhận xét về nhân vật Thị Mầu - mẫu 2

Thị Mầu là cô gái cá tính, dám theo đuổi hạnh phúc của bản thân. Cô sẵn sàng vượt qua định kiến, quy chuẩn xã hội thời bấy giờ đặt ra với người phụ nữ để đi tìm tình yêu.

Qua đoạn trích, người đọc có thể thấy một Thị Mầu cá tính đến nhường nào. Là người phụ nữ, cô sẵn sàng vượt quy chuẩn xã hội phong kiến đặt ra. Cô khao khát hạnh phúc, đi tìm tình yêu cho bản thân. Người phụ nữ theo quan điểm xưa, không có tiếng nói thì với sự xuất hiện của Thị Mầu, là một phiên bản mới lạ. Cô không quan tâm đến tiếng xì xào của người đời, miễn là hạnh phúc của mình, cô muốn được theo đến cùng. Tuy nhiên, ngặt nỗi, người cô thương lại là người xuất gia, và đấy thực ra là Thị Kính giả trai.

Nhận xét về nhân vật Thị Mầu - mẫu 3

Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.

Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.

Đoạn văn nêu nhận xét về nhân vật Thị Mầu ngắn gọn

Qua đoạn trích Thị Mầu lên chùa, ta có thể thấy Thị Mầu là là một con người có cá tính, dám vượt qua những rào cản của lễ giáo phong kiến. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 9.339
0 Bình luận
Sắp xếp theo