Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội trang 38
Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội lớp 10
Thuyết trình về một vấn đề xã hội là nội dung bài Nói và nghe trang 38 sách giáo khoa Ngữ văn 10 Cánh Diều tập 1. Ở bài viết trước các em đã rèn luyện Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Trong bài học này các em sẽ trình bày trước người nghe các ý kiến nhận xét, đánh giá, bàn luận về các vấn đề đó. Sau đây là gợi ý soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội trang 38, mời các em cùng tham khảo.
Vấn đề 1: Suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác
1. Dàn ý suy nghĩ về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác
Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh đã là người hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường gặp phải trong cuộc sống con người. Có những sai lầm thì mới có được trái ngọt, những thành công.
Từ con người bình thường đến các nhà đạo lí đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Và lời xin lỗi luôn là một hành động chuẩn mực, cần thiết trong cuộc sống chúng ta mà ai cũng cần phải biết. Lời xin lỗi thực sự cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.
“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, đùn đẩy trách nhiệm hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
“Nhận lỗi” là hành động tự nhận khuyết điểm, tự giải quyết vấn đề và nhận ra sai lầm của mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù và khi nhận ra lỗi lầm cần được tha thứ.
Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng mắc phải sai lầm nào đó, vậy các bạn sẽ làm gì và phải làm gì trong trường hợp đó? Các bạn sẽ trân thành đối diện với sự thật và nhận lỗi hay trở thành một kẻ hèn nhát trốn tránh và đổ tội cho người khác vì không muốn mọi người chỉ trích phán xét mình? Mình nghĩ rằng tất cả các bạn ngồi đây đã có những lần tự biến mình thành kẻ hèn nhát. Mình cũng đxa từng như vậy, đã từng trở nên nhu nhược như thế.
Thay vì chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân, họ luôn đùn đẩy đổ thừa cho hoàn cảnh và những người xung quanh, không dám đứng ra nhận lỗi. Câu cửa miệng của họ mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm phạm phải là “Tại vì…”, tại thế nọ, tại thế kia. Đó chính là sự tôn trọng với bản thân cũng như thiếu sự tôn trọng đối với người khác.
Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bản thân cũng biết đó là sai nhưng lại sẵn sàng nói dối, đổ lỗi cho người khác để bao biện cho hành động của mình hay chưa? Theo mình, nguyên nhân xuất phát từ việc mỗi người không thể tìm được phương án giải quyết cho các vấn đề của bản thân mắc phải.
Chúng ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và đùn đẩy cho người khác để không phải gánh vác và xử lí vấn đề xảy ra. Ngoài ra, nó còn cho thấy ý thức kém về bản thân cũng như khả năng đối mặt với sự thật và mọi người xung quanh.
Lâu dần, chúng ta sẽ hình thành một thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác, tự tạo ra một thói quen xấu để bảo vệ cho cái “tôi” mỏng manh của chính mình. Đổ lỗi cho người khác một cách thường xuyên sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề, có cái nhìn xấu trong mắt người khác; không thể trưởng thành, học hỏi từ những vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống.
Đó là lý do vì sao chúng ta phải học hỏi, trau dồi thay đổi mỗi ngày. Khi dám thay đổi, đúng ra nhận lỗi, bạn sẽ có một tâm thế thoải mái, giải thoát bản thân khỏi những lo lắng hoặc những ánh mắt không tốt của mọi người.
Hơn nữa, bạn sẽ nhìn nhận được khả năng xử lí tình huống của bản thân đối với hoàn cảnh hiện tại và trong những tình huống sắp tới. Phát huy được những điều này, bạn sẽ dần từ bỏ được thói quen đổ lỗi cho người khác vì hành động của mình.
Mình mong rằng các bạn ngồi đây sẽ có được những nhận thức đúng đắn về hậu quả của mọi vấn đề khi đổ lỗi cho người khác. Hãy tự hoàn thiện bản thân, sửa đổi, rèn luyện mình mỗi ngày. Chỉ khi làm được điều đó, cuộc sống của chúng ta mới trở nên tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa, niềm vui và sự thương yêu trong cuộc sống!
Vấn đề 2: Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống
Dàn ý Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống
Trình bày làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống
Xin chào cô và các bạn, sau đây em xin trình bày bài nói và nghe: "Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?". Kính mong cô và các bạn lắng nghe.
Các bạn hiểu thế nào vượt lên số phận của chính mình? Với mình, vượt lên số phận là sẵn sàng đối mặt với khó khăn, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, gian nan của cuộc sống.
Con người được sinh ra trên cõi đời đã là một đặc ân nhưng không phải ai cũng may mắn có được một cơ thể khỏe mạnh, lành lặn. Có những người phải mang những khiếm khuyết hoặc di chứng bệnh tật đến suốt đời. Tuy nhiên, thay vì gục ngã trước số phận bất hạnh, họ luôn giữ một thái độ tích cực, lạc quan và tràn đầy niềm tin vào tương lai phía trước. Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng biết đến nhà bác học huyền thoại của ngành vật lý - Stephen Hawking. Ông mắc bệnh xơ cứng teo cơ khiến cơ thể bị tê liệt hoàn toàn. Thậm chí, sau cuộc phẫu thuật, ông đã mất khả năng giao tiếp. Dù bệnh tật tước đi gần hết khả năng hoạt động bình thường của cơ thể nhưng không thể bào mòn bộ óc thiên tài và ý chí, nghị lực phi thường của ông. Hay như hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, dù sinh ra trong gia đình nghèo và bị bại liệt toàn thân nhưng anh đã có những đóng góp và cống hiến không ngừng nghỉ cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin. Anh được nhà nước khen thưởng và trao tặng nhiều danh hiệu khác nhau.
Như các bạn có thể thấy, vượt lên chính mình là một hành trình dài đầy vất vả và gian nan. Để làm được điều đó, trước hết, bản thân họ phải có nhận thức đúng đắn về số phận. Đối với họ, số phận không hẳn là một điều gì đó đã được định đoạt sẵn mà nó hoàn toàn có thể thay đổi nếu ta đủ quyết tâm và cố gắng. Đúng như câu danh ngôn của Tony Robbins: "Khoảnh khắc bạn ra quyết định, số phận của bạn bắt đầu. Cuộc sống chỉ là vấn đề của sự lựa chọn". Những người vượt lên số phận họ đã chọn cho mình một thái độ sống tích cực, lạc quan thay vì nhìn vào những điều u tối vây quanh cuộc đời. Ngoài nỗ lực của bản thân, họ nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình, người thân, những người luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ với họ trên hành trình vươn lên để khẳng định bản thân.
Trong tất cả chúng ta, không ai có thể phủ nhận rằng: vượt lên số phận có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Những người vượt lên số phận sẽ giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình, thôi thúc mỗi người không ngừng học hỏi, luyện tập để trau dồi, tích lũy vốn kiến thức, kinh nghiệm của bản thân. Lắng nghe những câu chuyện, những nhân vật vượt lên chính mình, ta không khỏi cảm phục, ngưỡng mộ trước nghị lực sống phi thường. Họ chính là những tấm gương sáng, những nhà truyền cảm hứng đem đến cho ta niềm hi vọng, tin yêu vào cuộc đời.
Thế nhưng, không phải ai cũng có đủ cản đảm và tự tin để vượt lên chính mình. Xã hội vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ những người sống không có ý chí, thấy khó khăn đã vội chùn bước. Các bạn nên nhìn vào điều đó để tự rút ra cho mình những bài học và cố gắng hơn.
Mình nghĩ rằng, mỗi chúng ta hãy hình thành cho mình những suy nghĩ, lối sống đúng đắn. Chúng ta không nên trở thành gánh nặng, sống cuộc đời "tầm gửi", cậy nhờ vào người khác. Chỉ khi làm được điều đó, mỗi chúng ta sẽ tự tạo ra cơ hội của chính mình và sống một cuộc đời thật ý nghĩa!
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
12 chiến công của Hercules tóm tắt
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
Đoạn văn phân tích đặc điểm của 1 nhân vật thần thoại mà em yêu thích có sử dụng biện pháp tu từ
Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
Em hiểu thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng?
Chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại?
Top 3 bài Phân tích nhân vật Hê ra clét
- Soạn bài Hê ra clet đi tìm táo vàng lớp 10
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây Cánh Diều
- Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Cánh Diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ các tác phẩm văn học lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục bài Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn nói lên suy nghĩ tình cảm của Đỗ Phủ đối với quê hương
- Cảnh thu trong hai câu đề và câu thực của bài Thu hứng có gì đặc biệt?
- Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành đoạn văn miêu tả
- Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
- Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
- Soạn Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 lớp 10 tập 1 Cánh Diều
- Soạn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh Diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
- Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
- Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
- Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
- Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước Cánh Diều
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
- Phân tích Mùa hoa mận lớp 10
- Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 79 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
- Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 tập 2 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá Phép mầu kì diệu của văn học
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 Cánh Diều
Giải thích ý nghĩa của những điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Pro-mê-tê bị xiềng
Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
Tóm tắt tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
Lễ hội Ok Om Bok là gì?
Viết đoạn văn so sánh tính cách của Trương Phi và Quan Công qua Hồi trống Cổ thành
Phân tích Thần trụ trời hay chọn lọc (7 mẫu)