Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Cánh Diều 10
- Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội lớp 10 Cánh Diều
- 1. Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội tác giả tác phẩm
- 2. Nội dung văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
- 3. Chuẩn bị. Đọc trước văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam, tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội” và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.
- Đọc hiểu Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
- Trả lời câu hỏi trang 97 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều
- 1. Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu như thế nào là “hằng số văn hóa”?
- 2. Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?
- 3. Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nào?
- 4. Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy?
- 5. Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết?
- 6. Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức mới nào? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được nói tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc của văn hóa vùng miền hoặc quê hương em?
Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam lớp 10 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu soạn văn 10 tập 1 Cánh Diều trang 95 giúp các em học sinh có thêm kiến thức để trả lời các câu hỏi trong văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam thuộc bài 4 Văn bản thông tin SGK ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều.
Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội lớp 10 Cánh Diều
1. Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội tác giả tác phẩm
1. Tác giả
- Trần Quốc Vượng (12 tháng 12 năm 1934 – 8 tháng 8 năm 2005) là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam.
- Ông sinh tại huyện Kinh Môn, Hải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Ông được xem là một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (tức gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại.
- Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học, khoảng trên 400 bài đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước và ngoài nước Ngoài ra, ông viết trên 40 cuốn sách xuất bản ở cả trong và ngoài nước.
2. Tác phẩm:
- Là văn bản thông tin:
- Đề tài: Viết về văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam.
- Nhan đề: Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Văn hóa Hà Nội là một “hằng số tuyệt vời” của văn hóa Việt Nam. Trong đó “Hằng số văn hóa” được hiểu là những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.
- Xuất xứ: Văn bản in trong tập Văn hóa Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2010.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội
+ Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
2. Nội dung văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
Văn bản cung cấp thông tin một cách khách quan cho người đọc về văn hóa Hà Nội ở nhiều phương diện như nguồn gốc hình thành qua các triều đại, sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình, rồi nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội. Từ đó, thể hiện cái nhìn và tình cảm trân trọng ngưỡng mộ của tác giả đối với những tinh hoa văn hóa của dân tộc.
3. Chuẩn bị. Đọc trước văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam, tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội” và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.
- Thăng Long: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nghĩa là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.
* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.
* Hà Nội: Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”.
Đọc hiểu Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
1. Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào?
Gợi ý
Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:
+ Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích, ... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn lọc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.
+ Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời
+ Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà hợp với văn hóa cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?
Gợi ý
+ Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương → thông minh, tài hoa
+ Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt → biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.
+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học → nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị - tình cảm.
→Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.
Trả lời câu hỏi trang 97 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều
1. Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu như thế nào là “hằng số văn hóa”?
Gợi ý
Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Văn hóa Hà Nội là một “hằng số tuyệt vời” của văn hóa Việt Nam.
“Hằng số văn hóa”: Là những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.
2. Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?
Gợi ý
- Đề tài của văn bản: Viết về văn hóa Việt Nam – cụ thể là văn hóa Hà Nội.
- Dấu hiệu xác định
+ Thông qua nhan đề của văn bản
+ Thông qua các chi tiết, thông tin trong văn bản
3. Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nào?
Gợi ý
Văn bản được chia làm 2 phần:
- Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội
- Phương diện nội dung:
+ Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.
+ Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.
- Phương diện hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)
- Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
- Phương diện nội dung:
+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Từ lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy giỏi; đến nảy sinh nhu cầu lựa chọn; đến hình thành mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô; rồi trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, làm ăn tài …)
+ Trích những câu thơ, câu thành ngữ. tục ngữ để bổ sung, làm rõ nội dung
- Phương diện hình thức: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải)
4. Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy?
Gợi ý
Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực như: Lịch sử, địa lí, …
Cụ thể:
- Lĩnh vực lịch sử:
+ Triều đình Lý Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng, …
+ Nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền, đấu vật, hất phết, …
+ Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ Đường) từ thế kỉ XI…
- Lĩnh vực địa lý:
+ Hà Nội, như các nhà địa lý học nhận định, là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng…
+ Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng Folklore, …
+ Các địa danh: Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán, …
- Văn hóa, xã hội
+ Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài, …
+ Hình thành một mạng lưới làng quê sản xuất…
- Văn học
+ Khéo léo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ …
+ Gắng công kén được Cốm Vòng/ Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
+ Bán mít chợ Đông/Bán hồng chợ Tây/…
+ Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây; giò Chèm, nem Vẽ, …
5. Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết?
Gợi ý
Văn bản sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức như: tự sự, nghị luận
- Phương thức tự sự: Kể về sự hình thành của văn hóa Hà Nội
- Phương thức nghị luận: Đưa ra những luận cứ để minh chứng cho nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
→ Làm cho bài viết có tính xác thực, có căn cứ rõ ràng, thuyết phục người đọc trong quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản.
6. Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức mới nào? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được nói tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc của văn hóa vùng miền hoặc quê hương em?
Gợi ý
- Văn bản đã mang đến cho em một lượng thông tin lớn về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, những thông tin mà trước đây em chưa hề được biết đến.
- Đặc điểm em thích nhất của văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài là: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (người Hà Nội “sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của anh hùng cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”…) => Điều này đã nói lên sự khác biệt, chỉ có thể bắt gặp ở con người Hà Nội mà không thể là bất kì một địa phương nào khác.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về bản án mà Huyện Trìa đưa ra
Phân tích đánh giá tác phẩm Nữ thần mặt trời và mặt trăng (ngắn gọn có dàn ý)
Đọc hiểu Chốn quê (3 đề)
Viết bài văn nghị luận về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng (6 bài)
Phân tích đánh giá bài Nữ Oa vá trời hay chọn lọc
Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Chân quê
- Soạn bài Hê ra clet đi tìm táo vàng lớp 10
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây Cánh Diều
- Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Cánh Diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ các tác phẩm văn học lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục bài Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn nói lên suy nghĩ tình cảm của Đỗ Phủ đối với quê hương
- Cảnh thu trong hai câu đề và câu thực của bài Thu hứng có gì đặc biệt?
- Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành đoạn văn miêu tả
- Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
- Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
- Soạn Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 lớp 10 tập 1 Cánh Diều
- Soạn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh Diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
- Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
- Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
- Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
- Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước Cánh Diều
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
- Phân tích Mùa hoa mận lớp 10
- Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 79 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
- Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 tập 2 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá Phép mầu kì diệu của văn học
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 Cánh Diều
Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu lớp 10
Phân tích nhân vật mẹ Lê
Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
Viết đoạn văn so sánh tính cách của Trương Phi và Quan Công qua Hồi trống Cổ thành
Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân qua văn bản Thần trụ trời
Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều