Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Chân quê

Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Chân quê - Chân quê là một trong những bài thơ gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Bính với lời thơ mộc mạc bình dị ca ngợi vẻ đẹp chân chất mộc mạc của người dân quê. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số câu hỏi đọc hiểu văn bản Chân quê giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bài thơ cũng như phương thức biểu đạt, biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong bài.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

1. Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Chân quê

Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Chân quê

- Nhân vật trữ tình: “anh” – một chàng trai thôn quê.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy; mong muốn, nhắc nhở người mình yêu gìn giữ vẻ đẹp truyền thống và cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương (trong cách ăn mặc) mà cha ông ta đã tạo nên.

2. Qua bài thơ anh chị hiểu nghĩa của từ chân quê như thế nào?

Nghĩa của từ “Chân quê”: vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, giản dị và chân chất.

Chúng ta hay nghe nói tới từ “Chân Quê” khi nhắc tới những gì vốn rất chân thật của người dân thôn quê, nó thể hiện tính thật thà, mộc mạc của con người, cũng như lối sống giản dị, chân chất. Đó là cái gì đó trong sáng, hồn nhiên và mang đậm tình người. Bởi thế mà nhà thơ Nguyễn Bính đã sáng tác tuyệt phẩm “Chân Quê” để nói lên những tâm tình này.

3. Đề đọc hiểu Chân quê

Đọc kĩ văn bản sau đây và trả lời câu hỏi nêu dưới:

Chân quê

Nguyễn Bính

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Câu a. Hãy viết 1- 3 câu giới thiệu về tác giả bài thơ?

Câu b. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở khổ thứ hai và ý nghĩa các biện pháp nghệ thuật đó?

Câu d. Chỉ ra sự đổi mới trong cách sử dụng thanh điệu so với thể lục bát truyền thống ở các câu thơ sau đây và nêu ý nghĩa của sự đổi mới đó? “ Như hôm em đi lễ chùa/ Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh”; “ Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

Câu e. Qua bài thơ, nhân vật trữ tình muốn nhắn nhủ điều gì với em?

Trả lời:

Câu a.

Giới thiệu tác giả của bài thơ:

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một trong “ba đỉnh cao” của phong trào Thơ. Ông được coi là “nhà thơ quê mùa nhất” bởi những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc, mang đậm hồn quê.

Câu b.

Chủ thể trữ tình trong bài thơ: chàng trai

Câu c.

Các biện pháp tu từ:

- Khổ 2 của bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ:

+ Liệt kê: “cái yếm lụa sồi”, “ cái dây lưng đũi”, “ cái áo tứ thân”, “ cái khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” nhằm nhấn mạnh những trang phục của thôn quê, trong sự đối lập trước sự thay đổi của người yêu ở khổ 1; thể hiện sự nuối tiếc, muốn níu kéo những nét đẹp truyền thống, sự thân thuộc, giản dị của người yêu dù không thể thay đổi được.

+ Câu hỏi tu từ cùng điệp ngữ. Khổ thơ có 4 câu là 4 câu hỏi tu từ qua cấu trúc câu hỏi “ Nào đâu” lặp lại 2 lần khiến lời thơ bộc lộ rõ sự trách móc, nuối tiếc, xót xa, đau khổ của chàng trai trước sự thay đổi của người yêu.

Câu d.

- Thông thường, trong thơ lục bát truyền thống, mô hình khái quát của thanh điệu là:

1 2 3 4 5 6 7 8

Câu lục 1: + B + T + B

Câu lục 2: + T T + + B

Câu bát 1: + B + T + B + B

Câu bát 2: + T + B + T + B

Nghĩa là:

- Các từ 2, 4, 6, 8 phải luôn đúng luật bằng trắc

- Các từ 2, 4 câu lục phải niêm với các từ 2, 4 câu bát.

- Phân tích cụ thể sự đổi mới: có sự thay đổi trong luật bằng trắc

Như hôm em đi lễ chùa

B B B

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

B T B B

Hôm qua em đi tỉnh về

B B B

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

B T B B

- Ý nghĩa sự đổi mới: Việc sử dụng nhiều thanh bằng góp phần tạo nên giọng điệu trầm lắng, diễn tả tâm trạng xót xa nuối tiếc của chàng trai trước sự thay đổi bất ngờ đầy thành thi của cô gái

Câu e.

Qua bài thơ, nhân vật chàng trai muốn nhắn nhủ với “em” điều: Hãy giữ gìn những nét đẹp truyền thống, đừng chạy theo vẻ hào nhoáng bên ngoài, đừng khoác lên mình những thứ xa lạ, phù phiếm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 24.177
0 Bình luận
Sắp xếp theo