Hãy thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long ngắn gọn
Thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
- Đề 3 trang 114 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
- 1. Dàn ý thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
- 2. Thuyết trình về Hoàng Thành Thăng Long ngắn gọn
- 3. Hãy thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long chọn lọc
- 4. Hãy thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - mẫu 2
- 5. Hãy thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - mẫu 3
Đề số 3 phần thực hành Nói và Nghe trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 Cánh Diều (trang 114) yêu cầu học sinh thuyết trình và thảo luận về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long – một địa chỉ văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Để hỗ trợ các em thực hiện bài thuyết trình, trong bài viết này Hoatieu.vn sẽ cung cấp những gợi ý chi tiết, giúp học sinh nắm bắt thông tin về giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc của Hoàng Thành Thăng Long. Qua đó, học sinh có thể tự tin trình bày bài thuyết trình mạch lạc, hấp dẫn, đồng thời tham gia thảo luận sâu sắc về ý nghĩa của di tích này trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.
Đề 3 trang 114 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
1. Dàn ý thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
2. Thuyết trình về Hoàng Thành Thăng Long ngắn gọn
"Từ thửa mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long"
Với bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Thăng Long xưa và Hà Nội nay vẫn luôn khẳng định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của Việt Nam. Và một trong những điểm đến vô cùng thú vị và mang nhiều giá trị lịch sử ý nghĩa khi đến với kinh thành ngàn năm văn hiến phải kể đến khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Đây không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là một địa chỉ tham quan văn hóa ý nghĩa giúp các bạn trẻ tiếp cận sâu hơn về Lịch sử Văn hóa Nước nhà cũng như hòa mình vào không gian thiêng liêng nơi đây.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Thực tế, toàn bộ cụm di tích được bao bọc bởi bốn con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu, thuộc địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Điểm dừng chân đầu tiên trong cụm di tích Hoàng Thành đó là Kỳ Đài, tên gọi khác là Cột cờ Hà Nội. Đi thêm một đoạn nữa sẽ tới Đoan Môn - cổng chính dẫn vào Hoàng Thành. Xuất hiện lần đầu vào thời Lý, nhưng kiến trúc Đoan Môn do nhà Lê xây dựng vào thế kỉ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX. Rời Đoan Môn, bạn băng qua một khoảng sân lớn gọi là Long Trì, rồi đến Điện Kính Thiên – hạt nhân chính trong tổng thể di tích Hoàng thành. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm nghi lễ dâng hương và dâng văn tưởng nhớ các vị vua, và nghe giới thiệu về Điện kính Thiên.
Có thể nói, Hoàng Thành Thăng Long mang một ý nghĩa lịch sử rất lớn. Đây là di tích đáp ứng được các tiêu chí nổi bật toàn cầu của di sản thế giới với diễn trình lâu dài, liên tục, phản ánh những đặc trưng nổi bật của nền văn hiến độc đáo có lịch sử lâu dài hàng nghìn năm của vùng đất đế đô trên cơ tầng văn hóa - văn minh bản địa.
Như vậy, qua quá trình cùng tìm hiểu và lắng nghe phần trình bày của em về Hoàng Thành Thăng Long, em tin chắc rằng cô và các bạn đã có cái nhìn bao quát về di tích lịch sử văn hoá này. Đồng thời, chúng ta có quyền được tự hào về bất kì di tích nào tồn tại trên đất nước Việt Nam, và chúng ta phải cùng chung tay gìn giữ.
3. Hãy thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long chọn lọc
Có nhiều thư tịch cổ chép về trung tâm hoàng thành Thăng Long xưa với những cung điện nguy nga, tráng lệ trên một qui mô to lớn và phát triển liên tục qua các triều đại, nhưng chưa ai có thể định hình ra được nó nằm ở đâu, được xây dựng như thế nào, kiến trúc ra sao, bởi tất cả những công trình này đã bị vùi sâu trong lòng đất hàng ngàn năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế rồi cuộc khai quật cổ học tại 18 Hoàng Diệu lần đầu tiên giúp cho giới sử học tận mắt thấy một phần lớn diện mạo kiến trúc hoàng thành Thăng Long thời Lý, thời Trần, thời Lê và nhiều di vật quan trọng khác.
Từ trước cho đến khi cuộc khai quật khảo cổ này được bắt đầu, trong giới khảo cổ, sử học đã có hai luồng ý kiến về vị trí của thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Một là trung tâm Thăng Long thời Lý, Trần, Lê là điện Kính Thiên vẫn còn nền móng và các thành bậc chạm rồng và sứ hoa văn thời Lê sơ. Ý kiến sau cho rằng thành Thăng Long thời Lý, Trần ở phía tây Vườn bách thảo. Vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, giới khảo cổ tổ chức khai quật một số địa điểm như Hậu Lâu, Tràng Tiền, Hàng Dầu, Đoàn Môn, Bắc Môn, Văn Miếu, Trần Phú... với mong muốn tìm kiếm các di tích kiến trúc của những cung điện Thăng Long - Hà Nội cổ, nhưng chỉ mới phát hiện được vài dấu tích kiến trúc và một số di vật khác. Chính cuộc khai quật khảo cổ tại số 18 Hoàng Diệu lần này đã mở ra cho giới khảo cổ nhiều triển vọng tìm về trung tâm hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê.
Qua bóc tách các lớp đất ở độ sâu từ 1m trở xuống và dầy 2,3–5m đã xuất hiện nhiều dấu vết các thời đại sắp chồng lên nhau. Qua các hố khai quật trên một diện tích hơn 14.000m2, các nhà khảo cổ đã làm xuất lộ được gần hết di tích nền móng của cung điện có chiều dài 62m, rộng 27m (diện tích 1.674m2 với chín gian nhà) thuộc thời Lý, Trần. Cung điện có một hệ thống 40 trụ móng cột được sử lý rất kiên cố bằng sỏi và gạch ngói. Để có thể hình dung rõ hơn về diện mạo kiến trúc cung điện này, nhóm khảo cổ đã mời 40 công nhân đứng trên 40 trục móng, lúc này họ mới hình dung được qui mô của cung điện. Tại hố khai quật A1 còn tìm thấy hệ thống móng trụ của thủy đình ven sông ... Điều đáng ngạc nhiên hơn, tại đây đã phát hiện một giếng nước thời Lý xây gạch đường kính 68cm, sâu 2,5m cùng với hai giếng nước thời Lê. Một điều cũng gây ngạc nhiên và khá lý thú không chỉ đối với khảo cổ học mà còn với những nhà xây dựng hiện nay, đấy là qua các hố khai quật có thể thấy những hệ thống cống thoát nước gần 1.000 năm vẫn còn khá nguyên vẹn.
Ở khu vực Hà Nội chưa có cuộc khai quật khảo cổ nào lại mang đến một số tượng di vật lớn và có giá trị như cuộc khai quật này. Tổng số di vật ước tính khoảng hơn 3 triệu, chủ yếu là gạch, ngói và đồ gốm trang trí kiến trúc. Có đến hàng ngàn viên gạch xây cung điện, lầu gác ở Thăng Long, trong đó đáng chú ý là các viên gạch có khắc chữ Hán “Đại Việt quốc dân thành chuyên” để nói rõ là gạch xây kiến trúc của nước Đại Việt thời Lê, gạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”, là gạch xây cung điện nhà Lý năm 1057; gạch “Vĩnh Ninh trường” xây dựng các cung điện thời Trần; gạch “Tam phụ quân, Tráng phong quân”... chỉ dùng xây dựng các kiến trúc thời quân đội thời Lê Thánh Tông. Các tượng rồng, phượng cỡ lớn cũng được tìm thấy với kích thước khá lớn, cao gần đầu người, chứng tỏ các kiến trúc thời Lý, Trần, Lê ở đây được xây dựng rất công phu và đẹp đẽ. Trong một hố khai quật khác, đã phát hiện các loại gốm sứ cao cấp với các biểu trưng chỉ dành riêng cho nhà vua như hình rồng năm móng và chữ “Quan”, do Việt Nam tự sản xuất với kỹ thuật cao, ngoài ra còn có súng thần công, một số loại vũ khí, tiền đồng và đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng kim loại đen, kim loại màu, cùng loại có ánh vàng cũng được phát hiện.
Mặc dù cuộc khai quật sẽ còn tiếp diễn với hàng ngàn mét vuông trong khu vực nhưng qua các di tích kiến trúc được tìm thấy, các nhà khảo cổ học bước đầu nhận định: toàn bộ các di tích đã phát hiện nằm trên qui hoạch mặt bằng tổng thể của một khu vực khoảng 40.000m2 ở phía tây của hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Thời kỳ tiền Thăng Long đây là trung tâm thành Đại La. Thời kỳ Lý, Trần có thể là điện Càn Nguyên (hay còn là điện Thiên An) và thời Lê đây là cung điện của một vị hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông.
Bộ Văn hóa - thông tin, Trung tâm khoa học xã hội & nhân văn quốc gia, Hội Khoa học lịch sử VN đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học để tìm giải pháp bảo vệ và phát huy các di tích vừa được phát hiện. Trong một cuộc họp mới đây do Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn quốc gia tổ chức, đại đa số các nhà khoa học đồng tình kiến nghị cần được tiếp tục khai quật mở rộng, cuộc khai quật chỉ mới được tiến hành trên một nửa diện tích, cho nên chưa có thể đánh giá được một cách đầy đủ về các di tích đã phát lộ, đặc bi.
4. Hãy thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - mẫu 2
Chào cô và các bạn, sau đây, em xin thuyết trình về Di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long. Bài thuyết trình của em sẽ cung cấp cho cô và các bạn những hiểu biết khái quát, sơ lược nhất về khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Kính mong cô và các bạn chú ý lắng nghe!
Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của kinh thành Thăng Long Hà Nội. Bên trong Hoàng Thành bao gồm rất nhiều các di tích đồ sộ. Hoàng Thành nổi bật với Đoan Môn. Đây là lối chính dẫn vào Cấm Thành, nằm ở hướng Nam của điện Kính Thiên, thẳng với Cột cờ Hà Nội. Cột cờ Hà Nội nằm trên phần đất phía Nam của Hoàng Thành, khánh thành vào năm 1812 dưới thời vua Gia Long. Điện Kính Thiên được coi là công trình trung tâm của khu di tích Hoàng Thành, chứa đựng hồn cốt của toàn bộ quần thể kinh Thành Thăng Long. Bộ thành bậc Điện Kính Thiên được công nhận là bảo vật của quốc gia bởi vẻ đẹp nghệ thuật kiến trúc tuyệt tác và giá trị lịch sử vô giá. Cùng nằm trong khu vực trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long là Hậu Lâu. Hậu Lâu được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Tiếp đến là khu vực Cửa Bắc được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805. Hiện nay, khu vực này đang thờ hai vị quan Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Đặc biệt, chúng ta không thể không kể đến khu di tích khảo cổ. Nơi đây đã phát hiện ra rất nhiều di vật và các kiến trúc có giá trị còn sót lại qua các triều đại: Lý, Trần, Lê. Ngoài ra, khu di tích còn có Nhà Cách mạng D67. Đây từng là phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Như cô và các bạn có thể thấy, di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long không chỉ là nơi lưu giữ các dấu tích của lịch sử mà nó còn góp phần tái hiện một cách sinh động quá trình lịch sử trải dài từ thời kì Bắc Thuộc đến nhà Nguyễn. Từ việc tìm hiểu khu di tích, ta càng thêm tự hào về quá khứ huy hoàng, vẻ vang của cha ông.
Thưa cô và các bạn, phần trình bày của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
5. Hãy thuyết trình về di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - mẫu 3
Hoàng Thành Thăng Long là nơi gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, một trong những di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Ngày nay, Hoàng Thành Thăng Long là một trong những điểm đến nổi tiếng của Hà Nội.
Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích được nước ta xây dựng từ thế kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê sau đó phát triển mạnh ở thời Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Hoàng Thành Thăng Long là một công trình kiến trúc đồ sợ đại diện cho một trong những công trình để bảo vệ đất nước lớn nhất nước ta. Hoàng Thành được các triều đại xây dựng qua nhiều giai đoạn mới hoàn thành thành công. Sau này, khi đất nước đã được thống nhất, Hoàng Thành trở thành một trong những di tích lịch sử lâu đời và quan trọng bậc nhất của nước ta.
Hoàng Thàng Thăng Long là địa điểm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc. Bao gồm cả những giá vị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa,... Hằng năm, nơi đây vẫn được tổ chức nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Hoàng Thành Thăng Long cũng có mở bán vé tham quan cho du khách tới đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của nơi này.
Từ đó đến nay, trải qua rất nhiều những biến cố của lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với nhiều giá trị lịch sử văn hóa khác nhau. Một số di tích tiêu biểu được khai quật và gìn giữ tới thời điểm hiện tại có thể kể đến như Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu…
Như người ta vẫn thường nói, thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Hoàng Thành Thăng Long là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đối với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống, đây là địa điểm vô cùng thú vị để chiêm nghiệm, tìm tòi những giá trị lịch sử.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về bản án mà Huyện Trìa đưa ra
Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận sách Cánh Diều
Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
Viết bài luận về bản thân thuyết phục trường đại học ở nước ngoài cấp học bổng du học
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian lớp 10
Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Soạn bài Hê ra clet đi tìm táo vàng lớp 10
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây Cánh Diều
- Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Cánh Diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ các tác phẩm văn học lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục bài Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn nói lên suy nghĩ tình cảm của Đỗ Phủ đối với quê hương
- Cảnh thu trong hai câu đề và câu thực của bài Thu hứng có gì đặc biệt?
- Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành đoạn văn miêu tả
- Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
- Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
- Soạn Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 lớp 10 tập 1 Cánh Diều
- Soạn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh Diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
- Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
- Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
- Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
- Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước Cánh Diều
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
- Phân tích Mùa hoa mận lớp 10
- Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 79 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
- Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 tập 2 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá Phép mầu kì diệu của văn học
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028